Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ảnh cực hiếm về bệnh viện Chợ Rẫy 100 năm trước

Năm 1900, Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng với tên là Hôpital Municipal de ChoLon. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang năm 1895.

Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất diện tích trên 50.000m2 với các tòa nhà kiểu Pháp cao 2 tầng. Vốn trước đây vùng này là chợ mua bán của người Hoa nên có tên là Chợ Rẫy. Từ đó, người dân quen gọi là Bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.

Đến nay, Chợ Rẫy đã có tuổi đời hơn 120 năm, là một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất tại Việt Nam. Hãy cùng xem những hình ảnh hiếm có về bệch viện này cách đây hơn một thế kỷ.

Bên ngoài cổng chính của bệnh viện, đầu thế kỷ 20. Từ khi hình thành, Bệnh viện Chợ Rẫy đã nhiều lần đối tên. Năm 1919 bệnh viện đổi tên thành Hôpital Indigene de Cochinchine (bịnh viện bản xứ Nam Kỳ). Năm 1938 là Hôpital Lalung Bonnaire (tên của ông giám đốc người Pháp). Ảnh của Mike Huddleston.

Bác sĩ và nhân viên Bệnh viện thị xã Chợ Lớn (Hôpital Municipal de Cholon) năm 1909, tiền thân của Bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay. Thành lập vào năm 1900, đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp được thành lập sớm nhất ở Việt Nam.

Hình ảnh Bệnh viện thị xã Chợ Lớn trên một bưu thiếp thời thuộc địa. Bệnh viện được xây dựng trên nền đất vốn trước đây là một khu chợ của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Do vậy, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy.

Một khu nhà trong Bệnh viện Chợ Rẫy xưa. Năm 1945, bệnh viện đổi tên thành Hôpital 415, sau đó tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và phòng khám Nam Việt. Năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy. Đây đánh dấu thời điểm bệnh viện mang tên Chợ Rẫy.

Một góc khuôn viên bệnh viện, thập niên 1920. Năm 1971, Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại để xây dựng lại bệnh viện Chợ Rẫy. Cuộc tái thiết khiến Chợ Rẫy trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Cổng bệnh viện, thập niên 1920. Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng của 37 tỉnh, thành phố phía Nam trực thuộc Bộ Y tế.

Một khu nhà trong bệnh viện, thập niên 1920.

Hình ảnh cổng bệnh viện Chợ Rẫy năm 1920 và năm 1996.

Một khu nhà trong bệnh viện, thập niên 1940.

Trong khuôn viên bênh viện Chợ Rẫy trước năm 1975.

 

Bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay.

 

Choáng ngợp khu mộ cổ của bá hộ giàu bậc nhất Sài Gòn xưa

Nằm tọa lạc trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú (TP.HCM) là cổ mộ rộng khoảng 100 m2 và được xây từ 110 năm trước của vợ chồng...

Hương xuân ngày cũ, Sài Gòn trước năm 1975

Gần đây cư dân mạng truyền nhau những tấm hình, những video clip phim xưa có ghi lại những hình ảnh quê hương Việt Nam ngày cũ, đã làm sống...

Chợ Bến Thành mở đường nối Sài Gòn – Chợ Lớn làm một

Ngay khi chợ Bến Thành khai trương năm 1914, một đại lộ đã được khởi công nối Sài Gòn – Chợ Lớn đến nay vẫn thênh thang: Galliéni, hiện nay...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 4

PHẦN IV: KHẢO CỨU VỀ HOA VĂN, KỸ THUẬT DỆT VÀ MAY TRANG PHỤC I. Hoạ tiết trang trí trên trang phục và khăn: 1. Các loại hoa văn trang...

Tìm hiểu ý nghĩa bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt

Bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt luôn được xếp trong top những bức tranh đẹp và nổi tiếng nhất thế giới. Cùng tìm hiểu ý nghĩa thú...

Đâu rồi xích lô Sài Gòn xưa

Xích lô là một phượng tiện giao thông rất đỗi quen thuộc của người Sài Gòn những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Thời ấy, người ta có thể...

Kênh Vĩnh Tế – Kênh đào lớn nhất lịch sử phong kiến Việt Nam

Ý nghĩa lịch sử của kênh Vĩnh Tế là không thể phủ nhận. Đến bây giờ, kênh vẫn còn giá trị lớn về trị thủy, giao thông, thương mại, biên...

Chuyện về nghề thầy bói ở Sài Gòn trước 1975

Trước năm 1975 đội ngũ thầy bói hành nghề ở Sài Gòn rất đông đảo. Từ thầy bói gốc me, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa, khách sạn… cho tới...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 4 – Mua sắm máy bay

Thấm thoát đã tới ngày trọn đại. Bà con ở xa miệt Giá Rai, Cà Mau tới trước một ngày. Người nào thân thích ở trong các dãy nhà ngang...

Tuổi thơ vùng Tân Định – Đám lau nhau xóm Mayer

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Siêu thị đầu tiên ở Việt Nam!

Tự hào với siêu thị đầu tiên của Việt Nam ở Sài Gòn ! Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói...

Người đặt tên cho đường phố Saigon trước 1975

Từ lâu, tôi đã khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Saigon và vẫn đinh ninh rằng đó là một công trình có sự đóng góp trí tuệ...

Exit mobile version