Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ảnh tư liệu quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh tư liệu hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam Kỳ (La Cochinchine Scolaire), xuất bản ở Hà Nội năm 1931.

Toàn cảnh trường THPT Petrus Ký ở Sài Gòn nhìn từ máy bay, nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Sân trung tâm của trường THPT Petrus Ký.

Hành lang có mái che kết nối các tòa nhà của trường nội trú Petrus Ký.

Giờ giáo dục thể chất ở trường Nữ trung học Bản xứ ở Sài Gòn, nay là trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.

Bữa trưa tại nhà ăn của trường Nữ trung học Bản xứ.

Các nữ sinh mặc áo dài lụa tím xếp hàng đi dạo trên sân trường Nữ trung học Bản xứ.

Giờ giáo dục thể chất trên sân trường trường Sư phạm Sài Gòn, nay là hai trường THCS Võ Trường Toản và THPT Trưng Vương.

Bốn khóa học sinh, gồm 14 lớp, quy tụ tại giảng đường lớn của trường Sư phạm Sài Gòn.

Xưởng thực hành nghề mộc của trường Sư phạm Sài Gòn.

Cổng chính trên đường Mac-Mahon của Trường THPT Nữ sinh Pháp ở Sài Gòn, nay là Trường THPT Marie Curie, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Sân chính của trường trung học Chasseloup-Laubat, Sài Gòn, nay là trường PTTH Lê Quý Đôn.

Sân thể thao của trường trung học Chasseloup-Laubat.

Phòng mỹ thuật của trường trung học Chasseloup-Laubat.

Sân chính của trường Lasan Taberd, Sài Gòn, nay là trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.

Một lớp học của trường mẫu giáo Sài Gòn, nay là Đại học Kinh tế TPHCM, đường Nguyễn Đình Chiểu.

Phòng rửa mặt ở trường mẫu giáo Sài Gòn.

Phòng ngủ trưa của trường mẫu giáo Sài Gòn.

Học viên khối 2 và 3 trong giờ lý thuyết ở trường Cơ khí Á Châu, Sài Gòn, nay là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng.

Giờ học may vá của các nữ sinh ở Phú Lâm, Chợ Lớn.

Trường Nam sinh Thành phố (École municipale des garcons) ở Chợ Lớn, nay là trường THPT Hùng Vương ở 124 Hồng Bàng, quận 5 TP HCM.

Nhà ăn của một trường học ở quận Gò Đen, tỉnh Chợ Lớn cũ.

Các học sinh đến trường ở Gò Công.

Lớp học trong một ngôi đình ở Mỹ Tho.

Trong một lớp tiểu học ở Thủ Thừa, Tân An.

Giờ giáo dục thể chất trên sân trường ở Long Xuyên.

Tiêm chủng cho học sinh ở Châu Đốc. Một số trẻ em Pháp cũng đến tiêm ở đây.

Học sinh tiểu học mặc đồng phục tại trường tư thục ở Vĩnh Long.

Các nữ sinh thuộc hai lớp của một ngôi trường ở Thốt Nốt, Long Xuyên.

Trường học kiểu nhà sàn ở Châu Đốc.

Lớp học trong một ngôi chùa ở Rạch Giá.

Trường của người Chăm Hồi giáo ở Châu Đốc.

Lớp học trong ngôi chùa ở Sóc Trăng.

Trong một lớp học ở Trà Vinh.

Các nữ sinh thực hành giặt giũ trong giờ giáo dục gia đình tại Châu Đốc.

Các học sinh tại một ngôi chùa cổ của người Khmer ở Trà Vinh, giáo viên là các nhà sư.

Ngôi mộ cổ bề thế trên sân trường ở Vĩnh Long.

Học sinh ngồi trên giường tập thể ở ký túc xá của trường nội trú ở Hớn Quản, Thủ Dầu Một.

Toàn cảnh một trường học ở Mỹ Tho.

Nhà ăn của một trường học ở Trà Vinh.

Giờ giáo dục thế chất tại trường học ở Gò Công.

Giờ giáo dục thể chất ở trường nữ sinh Sóc Trăng.

Học sinh vây quanh những người bán kẹo kéo tại cổng trường ở Sóc Trăng.

Sân trường ở Rạch Giá trong giờ giáo dục thể chất.

Trung học phổ thông Cần Thơ, từ năm 1945 là trường Trung học Phan Thanh Giản, từ 1985 là Trung học phổ thông Châu Văn Liêm.

Trung học phổ thông Mỹ Tho, từ năm 1953 đến nay là trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu.

Ba thế hệ hiệu trưởng của một ngôi trường ở Sóc Trăng.

Giờ thực hành ký họa người mẫu tại trường Mỹ nghệ Gia Định, nay là Đại học Mỹ thuật TP HCM.

Các học viên trường Mỹ nghệ Gia Định thực hành vẽ ngoài trời bên một gốc cây cổ thụ.

Giờ học kỹ nghệ sơn mài ở trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một, nay là trường Trung cấp Mỹ thuật Bình Dương.

Học viên trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một trong lớp học điêu khắc gỗ.

Bên trong xưởng chế tác đồ đồng của trường Mỹ nghệ Biên Hòa, nay là trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai.

Thực hành trang trí đồ gốm trong xưởng gốm của trường Mỹ nghệ Biên Hòa.

Một học viên trường Mỹ nghệ Biên Hòa trang trí chiếc bình lớn theo phong cách cổ điển Trung Hoa.

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh được nhiều người ngưỡng mộ với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình”. Đặc biệt, hai...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 3/5 – Từ Trường Sư phạm đến Trung học Chasseloup – Laubat

Bức ảnh gần như duy nhất về chùa Khải Tường còn lưu lại đến nay do nhiếp ảnh gia Émile Gsell (1838 - 1879) chụp nửa đầu thập niên 1870....

Chùm ảnh: Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính Léon Ropion

Loạt ảnh quý hiếm về Sài Gòn thập niên 1920 do ông Léon Ropion, một quan chức Pháp phụ trách việc xây dựng các công trình công cộng ở Đông...

Hàng Nghìn Năm Qua, Người Ta Đã Hoàn Toàn Hiểu Sai 2 Chữ “Kỹ Nữ”

Ngày nay nói đến từ kỹ nữ thì già trẻ trai gái đều nghĩ ngay đến những người làm nghề bán thân, sống bằng nghề bán dâm. Về nguồn gốc...

Hoàng Oanh kể về kỷ niệm với bài hát ‘Chuyến Tàu Hoàng Hôn’

Bài viết này được chính ca sĩ Hoàng Oanh viết, kể về câu chuyện nhỏ thú vị xung quanh bài hát bất hủ: Chuyến Tàu Hoàng Hôn. Ca sĩ Hoàng...

“Đôi Mắt Người Xưa” là tác phẩm của NS Trúc Phương hay NS Ngân Giang

“Chuyện tình của tôi tan vỡ từ lâu rồi…” là câu hát đầu tiên trong bài nhạc mà chúng ta quen gọi với tên “Đôi Mắt Người Xưa” tác giả...

Cuộc đời không màng danh vọng của Alexandre Yersin

Vào năm 1892, khi rời tàu của Hãng Vận tải đường biển, Alexandre Emile John Yersin gia nhập Sở Y tế thuộc địa theo lời khuyên của Calmette - người...

Tư dinh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn

Tâm điểm của tư dinh Tổng thống Thiệu là khu vườn nhỏ được bài trí tinh tế với hồ cá và hòn giả sơn, nằm trong không gian tràn ngập...

Ông quan thanh bạch

Làm quan như ông Dương Chấn đối với người đã đề bạt không cần ơn, đối với dân mình cai trị không ăn lễ, lúc đêm khuya, tấm lòng cũng...

Phố phường Nha Trang thập niên 1960

Trong thời gian đóng quân tại thị xã Nha Trang vào thập niên 1960, các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Truyền tin số 459 Mỹ đã ghi lại nhiều hình...

Nghĩa của từ “phố” trong câu “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có trả lời câu hỏi “gác mái lúc nào?” và khẳng định rằng trong thực tế chẳng làm gì có chuyện “gác...

Tại sao lại gọi là “Lơ” xe Đò

Thường mỗi chiếc xe đò có 1 phụ xế lo soát vé và bốc vác hành lý lên xe xuống xe cho hành khách . Chữ “Lơ” xe đò là chữ...

Exit mobile version