Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Biệt điện của vua Bảo Đại ở Đồ Sơn

Biệt điện của vua Bảo Đại là dinh thự có vị trí đắc địa nhất khu nghỉ mát Đồ Sơn. Từ nơi đây có thể bao quát toàn cảnh bán đảo.

Nằm trên đồi Vung ở quận Đồ Sơn, địa danh nghỉ mát nổi tiếng của TP Hải Phòng, Biệt điện Bảo Đại vừa là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa là một di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời vị vua cuối cùng của Việt Nam.

Dinh thự được Toàn quyền Đông Dương Pafquiere cho xây dựng từ năm 1928. Sau đó ít lâu, ông Toàn quyền nhượng lại cơ ngơi này cho vua Bảo Đại.

Kể từ đó, mỗi lần ra kinh lý miền Bắc, Bảo Đại đều đến Đồ Sơn và nghỉ tại biệt thự này cùng Nam Phương Hoàng hậu.

Biệt thự có diện tích nền rộng gần 1.000m2, nằm trong khuôn viên rộng 3.700m2 ở độ cao 36m so với mặt nước biển. Là dinh thự có vị trí đắc địa nhất khu nghỉ mát Đồ Sơn, từ nơi đây có thể bao quát toàn cảnh bán đảo Đồ Sơn.

Sau năm 1945, biệt thự bị lãng quên và dần dần xuống cấp theo năm tháng. Đến năm 1984, công trình bắt đầu được phục chế để phục vụ ngành du lịch ở Đồ Sơn. Ảnh: Phòng khách trong tầng 1 của biệt thự.

Từ giữa năm 1999, du khách có thể nghỉ qua đêm tại biệt thự trong các căn phòng mà vua Bảo Đại cùng phu nhân và các hoàng tử, công chúa từng sử dụng. Ảnh: Các phòng ngủ của Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu ở tầng 1.

Phòng ăn lớn ở tầng 1 của biệt thự.

Dãy hành lang tầng 2, nơi có các căn phòng dành cho công chúa và hoàng tử nhà Nguyễn.

Các căn phòng đều đã được cải tạo để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách.

Khung cảnh Đồ Sơn nhìn từ một cửa sổ ở tầng 2.

Biệt thự còn có một cầu thang dẫn xuống tầng hầm, là nơi đặt nhà bếp, tích trữ rượu, đồng thời cũng là lối thoát hiểm.

Kỷ niệm thời đi học , ký ức sữa Foremost

Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó...

Hai di tích Chàm ở Thừa Thiên Huế

Bóng tà dừng ngựa đứng, Man mác nổi hưng vong. Ngô Thế Lân Ai về Việt Nam đi xe hơi từ Nam ra Bắc chắc thế nào trên đường cũng...

Tìm lại biên giới cổ của nước Việt: bằng cổ sử, triết học, di tích và hệ thống ADN

Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt...

Bao la và yên ắng của Đà Nẵng năm 1991 – 1992 – Phần 1

Xe khách chạy bằng củi, làm pháo từ sách cũ, sửa xe đạp trên đường tàu… là những hình lạ về Đà Nẵng năm 1991 – 1992 của nhiếp ảnh...

Học nói chỉ vài năm nhưng phải học cả đời để ngừng nói

Cổ nhân xưa vẫn có câu dạy chúng ta rằng “Nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Quả thật, ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công...

Nguồn gốc du nhập cây cà phê vào Việt Nam

Cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857, từ các đồn điền nhất nhì Đông Dương này, cây cà phê đã có những...

Nghĩ về nghệ thuật của Thái Thanh

“… Nàng là một người đàn bà hát như một người đàn bà. Nàng mang trong giọng hát những ngày vui tươi và những ngày sầu khổ của đời nàng,...

Vũng Tàu năm 1967-1968 của Terry Maher

Xem những hình ảnh đời thường cực kỳ sinh động về Vũng Tàu năm 1967-1968 do cựu nhân viên quân sự Mỹ Terry Maher thực hiện.  Từ bến cá Bãi...

Áo dài của người Việt

Đã rất lâu, bên cạnh chiếc áo dài ngũ thân trang trọng của phụ nữ thì đã tồn tại một thứ áo dài cho đàn ông để cân xứng. Chiếc...

Hình ảnh về Đông Dương trước năm 1944

Phố cổ Nam Định, “thác Niagra của Đông Dương”, hoa khôi người dân tộc Lô Lô… là những hình ảnh độc đáo trong ấn phẩm “Cư dân Đông Dương thuộc...

60 tấm ảnh màu thể hiện sự phồn hoa của Sài Gòn thập niên 1960-1970

Sài Gòn có một thời là chốn phồn hoa đô hội, sôi động bậc nhất của khu vực. Những hình ảnh về Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông của...

Chân dung người Việt xưa trên những tấm bưu thiếp trăm tuổi

Thư sinh Hà Nội, ông quan Bắc Kỳ, em bé và quả mít…. là những chân dung sống động của người Việt Nam được in trên bưu thiếp cuối thế...

Exit mobile version