Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chương trình “Lính hát lính nghe”

Mấy lúc gần đây, trên mạng xã hội (facebook) đã có vài bài viết nhắc lại các câu chuyện về Văn nghệ – truớc 1975 như các sinh hoạt của các phòng trà, của các đài phát thanh Sàigòn và Quân đội v.v.

Nhận thấy đề tài Văn nghệ rất được nhiều người theo dõi, cho nên hôm nay, tôi xin viết lại một chương trình Văn nghệ trên đài phát thanh Quân Đội rất ăn khách và được nhiều người Lính khắp 4 vùng chiến thuật ưa thích đó là chương trình “Lính hát lính nghe“ hay còn được gọi là chương trình “Quân nhân vui sống“ do nữ ca sĩ Tâm Đan phụ trách .

Nữ ca sĩ Tâm Đan đã xuất hiện trong làng Tân nhạc VN từ đầu thập niên 60 cùng thời với cố danh ca Tâm Vấn ,Yến Vĩ, Thùy Hương, Tuyết Mai, Thùy Nhiên, Tuyết Nhung, Thanh Thúy, Lệ Thanh,Thái Thanh v.v tức là lớp ca sĩ đàn chị của các nữ ca sĩ Phương Dung, Thanh Tuyền, Phương hồng Quế , Mai Hương v.v…

Sở trường của nữ ca sĩ Tâm Đan trình bầy tại các Khiêu vũ trường và phòng trà là loại nhạc Tiền Chiến – như Chiến sĩ của lòng em, Tình nghệ sĩ, Thu Vàng, Chuyển Bến v.v.. Hằng đêm chị thường xuyên hát tại các phòng trà và vũ trường “Bồng Lai, Hoà Bình, Quốc Tế, Macabane cuối cùng là Mỹ Phụng .

Giữa năm 1964 , sau khi chương trình Binh vận “Dạ Lan“ thành công, ông Quản đốc của đài phát thanh Quân đội đã mời nữ ca sĩ Tâm Đan (bạn thân của ông quản đốc nhà văn Kỳ văn Nguyên ) cộng tác với Đài qua chương trình “Lính hát lính nghe“ (Quân nhân tài tử ) tức là dành toàn bộ chương trình ca nhạc để cho các quân nhân khắp bốn vùng chiến thuật có thể Tự Hát cùng với ban nhạc sống của Đài Phát Thanh Quân đội gồm có cố nhạc sĩ Canh Thân, cố nhạc sĩ Đào Duy ,cố nhạc sĩ Trần Trịnh , nhạc sĩ Văn Đức, Lê Đô, Văn Ích (trống ) cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh v.v .

Chương trình “Lính hát lính nghe” được thu thanh hàng tuần vào mỗi sáng thứ năm tại phòng A của đài Quân đội lúc 10 giờ sáng, nhưng mới 9 giờ sáng trong phòng đã chật cứng những quân nhân khắp nơi tụ tập để ghi tên và chọn lựa bài hát .

Mỗi lần chương trình bắt đầu thu thanh, nữ ca sĩ Tâm Đan người điều khiển chương trình đã hát tặng mọi người trong phòng thu 1 bản nhạc về Lính theo yêu cầu của những người có mặt trong phòng thu, tiếp theo là phần hát của các quân nhân đã ghi danh từ đầu theo thứ tự, chương trình thu thanh khoảng một tiếng đồng hồ, các quân nhân tham dự hát rất tự nhiên không gò bó, nên không khí trong phòng Thu rất là vui nhộn, xen lẫn tiếng vỗ tay khi một quân nhân hát xong 1 bài.

Để tăng cường cho chương trình hấp dẫn mới lạ – nữ ca sĩ Tâm Đan thỉnh thoảng đã mời một vài nam nữ ca sĩ có tiếng tham gia chương trình như nữ ca sĩ Phương Dung, Thanh Tuyền , Như Thủy , nam ca sĩ Elvis Phương, Nhật Trường, Phượng Bằng v.v…. Cũng nhờ có chương trình Lính hát lính nghe mà làng văn nghệ có thêm tay đánh trống rất hay Mạnh Tuấn, anh là con trai của nhạc sĩ Văn Ích (trống ) lúc đó hãy còn nhỏ, được bố dẫn vào Đài để tập dợt đánh trống cho chương trình “Lính hát lính nghe”

Ngoài chương trình ca nhạc “Lính hát Lính nghe” (Quân nhân tài tử), nữ ca sĩ Tâm Đan còn phụ trách chương trình “Hội những Người Bạn của Thương bệnh binh“ đi thăm các chiến sĩ đang nằm điều trị tại Tổng Y viện Cộng Hoà vào dịp cuối tuần – Ngày thứ bẩy cuối tuần, 2 chiếc GMC đã đến các trường nữ Trung học Gia Long Hay Trưng Vương hay Lê văn Duyệt để đón các nữ sinh đi uỷ lạo. Trong những lần thăm viếng ủy lạo các chiến sĩ đang nằm điều trị bệnh tại đây, các nữ sinh đôi khi cũng trình diễn chương trình văn nghệ bỏ túi để hát tặng các chiến sĩ. Nhân dịp cuối năm, các nữ sinh còn tặng quà bằng các khăn mù xoa có thêu rất đẹp .

Ngoài chương trình Lính hát lính nghe, đài phát thanh Quân đội còn có các tiết mục rất hay như “Binh Méo Cai Tròn“ với 2 cố nghệ sĩ Phi Thoàn & Khả Năng , chương trình Gia Binh dành cho các bà vợ của các chiến sĩ Quân lực VNCH với Ngọc Dung, chương trình Bình Định và xây dựng Nông Thôn với Mai Trang, chương trình “Tình yêu và Tổ quốc để Chiệu Hồi VC với Mai Hương & Thu Hoài, Chương trình Mai Lan nói bằng Anh Ngữ để vận động Binh sĩ Đồng Minh do Ngọc Hoán & Mai Lan phụ trách

Nữ ca sĩ Tâm Đan, trước khi phụ trách chương trình “Lính hát lính nghe“, chị là một nữ tài tử Ciné góp mặt trong các chuyện phim bằng hình đăng trên các tuần báo do đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện, ngoài ra chị cũng góp mặt trong 7 phim nói về 7 điều giáo lệnh của Quân đội Việt nam Cộng Hoà .

Sau biến cố 75 , nữ ca sĩ Tâm Đan còn kẹt lại Quê Nhà, mãi đến năm 1979 , chị mới đi vượt biên cùng 2 người con, để rồi định cư ở Nam Cali năm 1980, chị không tiếp tục đi hát, mà đi học về nghề Thẩm Mỹ rồi mở trường Thẩm Mỹ hầu đào tạo một số mầm non tương lai, phục vụ Cộng đồng Người Việt. Sau vài năm chị nghỉ hưu, nữ ca sĩ Tâm Đan quay ra nghề chụp hình Nghệ Thuật cùng với một số bạn bè thân quen.

Có thể nói chương trình “Lính hát lính nghe“ là tiền thân của chương trình “Hát cho nhau nghe“ bây giờ lan tràn khắp nơi, nhất ở Sydney & Melbourne vào dịp cuối tuần ở các Club

Diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn – Gia Định xưa

Mang kiến trúc độc đáo, thành Bát Quái là một công trình phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một thời...

Người Nam hay nói rút gọn

1. Người Nam hay nói rút gọn. Trong giao tiếp hằng ngày, thay vì nói “chút xíu” người ta thường nói “xíu”: – Xong chưa? – Xíu nữa. – Đau...

Lê Thánh Tông – vị Hoàng đế mở cõi

Cái mà chúng ta có thể học từ sự nghiệp lẫy lừng trong cuộc mở nước của Hoàng Đế Lê Thánh Tông chính là trong bối cảnh còn nhiều nguy...

Trong tiệm nước người Hoa

Mỗi lần anh tôi lên Sài Gòn đều rủ tôi đi ăn sáng tại tiệm Tân Sinh Hoạt. Có món gì ngon ở đó? Anh chỉ thích ngồi nhớ lại...

Xe Velo Solex ngày xưa

Sài Gòn trong ký ức: Xe Velo Solex ngày xưa… Một bài viết của nhà thơ Linh Phương (tác giả lời thơ Kỷ Vật Cho Em), nhắc lại kỷ niệm...

Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?

Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao...

Hủ tiếu hay hủ tíu?

“Mỹ Tho” mang nghĩa “nàng thiếu nữ da trắng”, có phải vậy không? Thời bấy giờ chúng ta vẫn dùng văn tự là chữ Hán, chữ Nôm (chưa có chữ Quốc ngữ),...

Cửu tuyền là gì? Vì sao gọi âm phủ là nơi chín suối?

Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 4

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Nhớ lại ngã 6 đường Phù Đổng Thiên Vương

Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc n trong buổi bình...

Đi tù vì “nhạc vàng”

Năm tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi đi xuất khẩu lao động từ Cộng hòa Dân chủ Đức về.Trong hành trang của bà, có một túi vải to khá nặng,...

Báo Sáng Tạo 60 năm trước

1- Cầm trên tay tờ tạp chí đã cầm đã đọc 60 năm trước, trong tôi một ngày đầu năm dương lịch 2017, có lác đác vài giọt mưa thưa...

Exit mobile version