Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên năm 1992 – Phần 2

Khám phá thủy điện Hòa Bình, xem phim “cấm” ở Sơn La, tìm hiểu cuộc sống ở Điện Biên… là những trải nghiệm khó quên ở vùng đất Tây Bắc năm 1992 của nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe.Đường phía trước Điện Biên

Trên đường đến Điện Biên Phủ: Thị xã Hoà Bình

“Du lịch từ Hà Nội đến các vùng núi phía Bắc vào năm 1991/92 vẫn còn nhiều trở ngại. Bạn cần thêm các giấy phép. Năm 1992, là một trong những khách du lịch đầu tiên (ít nhất là tôi được cho biết như vậy), tôi được được phép lái xe qua Sơn La, Điện Biên Phủ và Lai Châu để đến Sa Pa. Do điều kiện đường xá tồi tàn, chuyến đi này chỉ có thể thực hiện với một chiếc xe địa hình (của Nga) do Công ty Du lịch Việt Nam cung cấp và các lái xe thuê từ cảnh sát.

Điểm dừng chân đầu tiên là Hòa Bình. Năm 1991, tôi thăm viếng hồ chứa của nhà máy thủy điện (công suất 1920 megawatt) được xây dựng năm 1988 với sự hỗ trợ của Liên Xô. Việc chụp ảnh đập ngăn và khu vực xung quanh bị nghiêm cấm, nhưng hướng dẫn viên của tôi nói với mọi người rằng tôi là một kỹ sư Nga, vì vậy tôi có thể chụp ảnh. Điều này khá thú vị vì đập nước xả ra một lượng nước khổng lồ và tích lũy một lượng lớn gỗ bên dưới chân đập, nơi mà người dân địa phương nhộn nhịp thu gom” – Hans-Peter Grumpe.

Con đập lớn ngăn sông Đà.

Người dân thu gom gỗ dưới chân đập.

Gỗ được thu gom và vận chuyển bằng nhiều phương tiện, từ xe đạp đến xe tải.

Khu vực chợ Hòa Bình.

Hoạt động kinh doanh ở chợ.

Bản Mường ở Hòa Bình.

“Người Mường sống chủ yếu ở khu vực quanh Hòa Bình. Năm 1999, có 1.138.000 người thuộc nhóm dân tộc này. Họ được xem là con cháu trực tiếp của người Việt cổ và là nhóm người định cư lâu đời của đất nước. Họ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa” – Hans-Peter Grumpe.

Những ngôi nhà sàn trong bản của người Mường.

Chuồng nuôi lợn.

Trẻ em Mường.

Phế tích chiến tranh từ thời kháng chiến chống Pháp.

Nhìn từ cửa sổ nhà nghỉ: Người dân bản Mường đã bận rộn trên đồng ruộng từ 5 giờ sáng.

Từ Hòa Bình đến Sơn La

“Chúng tôi đã mất khoảng 11 giờ cho quãng đường 320 km. Điều kiện đường xá rất tồi tệ, và toàn bộ xương cốt tôi của đau nhức vì bị rung bật bật trong suốt hành trình. Khu vực này có nhiều dân tộc thiểu số khác nhau như Mường, H’Mông, Thái Đen và Trắng.

Có một điều đặc biệt ở thủ phủ nhỏ bé của Sơn La, như các hướng dẫn tôi đã nghiên cứu ở Hà Nội. Tại đây bạn sẽ được xem những bộ phim thực sự bị cấm ở Việt Nam. Ở Sơn La, chúng tôi yêu cầu được xem chúng và đã được chỉ dẫn đến nơi cần phải đến. Trong bóng tối, chúng tôi khởi hành. Nơi này nằm ở rìa thị xã, một ngôi nhà nằm giữa cánh đồng và vườn cây. Khi đến gần hơn, chúng tôi nghe thấy tiếng rên rỉ và la hét, và giữa các âm thanh, tôi nghe thấy tiếng Đức! Một phụ nữ mở cửa cho chúng tôi. Bốn hoặc năm hàng ghế được dựng trong một căn phòng, và một nhóm đàn ông đang hau háu nhìn vào một chiếc tivi: Những thước phim khiêu dâm của Đức đã lặn lội đến tận Sơn La!” – Hans-Peter Grumpe.

Vùng trồng chè ở Sơn La.

Người Thái Đen.

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông

Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do...

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột được xây dựng tại phố Ngọc Thanh, Hà Nội, trước đó thuộc đất làng Thanh Bảo, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Tên gọi ban đầu của...

Bờ vai của cha là điểm tựa vững chãi cho con

Tình yêu của mẹ là cái ôm ngọt ngào, còn cha yêu con bằng bờ vai vững chãi. Dù cha không hoàn hảo, nhưng tấm lòng của cha thì vô...

Tướng cướp Bạch Hải Đường (Kỳ 4): Vụ “thách đấu” chấn động đất Long Xuyên

Nhiều người ở miền Nam trước ngày 30/4/1975 ắt còn nhớ một dạo các tờ báo Sài Gòn đã đồng loạt đưa tin, giật tít sốt dẻo về sự kiện...

Vì sao ham muốn sắc dục là cửa tử của đời người?

Miên man giữa hồng trần, khó có thể tránh khỏi lòng ham mê sắc dục. Nhiều người cho rằng chỉ có sắc tâm mà chưa hành động thì không tính...

Mấy cuộc quần chúng vận động ở xứ ta

Gần nay, trên hầu hết các báo, người ta đã dùng sai nghĩa chữ “quần chúng”. Quần chúng vốn nghĩa là một đám đông người, có trước mắt chúng ta,...

Hình ảnh khó quên về Vũng Tàu năm 1967-1968

Xem những hình ảnh đời thường cực kỳ sinh động về Vũng Tàu năm 1967-1968 do cựu nhân viên quân sự Mỹ Terry Maher thực hiện. Từ bến cá Bãi...

Đạo thầy trò

Quan hệ thầy trò nói riêng về mặt phong tục cũng cần có một tập sách rêng. Để trả lời cho những câu hỏi về đạo thầy trò, chúng tôi...

Nghĩa của từ Lạc xoong?

Lạc xoong được hiểu là đồ đã cũ, đã xài qua và được bán theo giá có trừ tỉ lệ hao mòn do đã qua sử dụng. Đồ lạc xoong không hẳn...

Chiến trận trâu – khỉ trong “Tây du ký”

Ngưu Ma Vương là một nhân vật phản diện trong bộ truyện kinh điển Tây Du Ký có bản thể là ngưu. Trong chữ Hán, ngưu chỉ chung cả trâu...

Thuyền nan hay thuyền lan mới đúng đây?

Trong quá trình nhập văn bản các nhân viên đánh máy đã tự ý sửa hai chữ “thuyền lan” trong sách gốc thành “thuyền nan”, vì cho rằng sách in...

Cháo Tây, cháo Tàu, cháo ta

Có một lần cũng lâu rồi, có một cô bạn dịch bài về ẩm thực Việt Nam cho một tờ báo tiếng Anh hỏi tôi từ “cháo” dịch sang tiếng...

Exit mobile version