Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ký ức xe lôi thời trước

Thời Việt Nam Cộng Hòa, người ngoại quốc mỗi khi qua miền Nam du lịch thì hứng thú nhất là ngồi trên 2 loại xe: xe xích lô và xe lôi, dù là chạy bằng người hay bằng máy. Ngày nay cảm giác thú vị khi ngồi chồm hỗm trên xe lôi đã không còn…

Cách đây 60 năm trước, xe lôi máy là phương tiện lưu thông hữu ích của người dân miền Tây. Nó là phương tiện thông dụng từ thành thị đến nông thôn, từ người giàu đến người nghèo, từ già đến trẻ, ai ai cũng thích nghi và dễ dàng đi được với loại hình giao thông hết sức dân dã này.

Ngoài việc chở người, loại xe này còn là phương tiện chở tất tần tật bất cứ những vật dụng gì có thể như tivi, tủ lạnh, tủ quần áo… đến các mặt hàng nông thủy sản. Thậm chí nó còn là phương tiện cứu thương “bất đắc dĩ” chở người bịnh, người bị tai nạn giao thông đến nhà thương cấp cứu vô cùng nhanh chóng và tiện lợi.

(Ảnh: Hinhanhvietnam.com)

Xe lôi là đặc sản riêng độc đáo, từ những chiếc xe lôi bộ vốn đã lùi vào quá khứ, phát triển thành xe lôi đạp, rồi cải tiến lên xe máy. Xe lôi máy được thiết kế đơn giản, gồm 2 bộ phận chính: thùng xe và đầu xe. Thùng xe có 2 bánh thường được đóng bằng nhôm hoặc inox, có thể có mái che mưa, nắng. Phía trước đầu thùng có rơ móc để móc vào đuôi xe, sau đó được gài chốt khóa. Thùng xe có loại to loại nhỏ, sức chứa khác nhau. Thời đó, 1 người chạy xe có thể nuôi cả gia đình.

Bây giờ thì xe lôi máy đã chẳng còn do nghị định cấm xe ba gác, xe tự chế cách đây hơn chục năm. Nhiều người tha hương khi về đến Sài Gòn cũng hụt hẫng vì không còn thấy hình ảnh xe bon bon trên đường như trước năm 1975 nữa.

Châu Đốc, An Giang. (Ảnh: Nld.com.vn)

Tuy vậy người ta vẫn có thể bắt gặp xe lôi tại Châu Đốc, An Giang. Với diện tích nội thị chưa tới 10 km², thành phố Châu Đốc có ngót nghét 1.000 phu xe lôi, chủ yếu là loại xe đạp. Nó đã trở thành một nét đẹp riêng có của Châu Đốc, một sản phẩm du lịch cho những ai muốn thử cảm giác ngồi chồm hỗm khám phá thành phố thanh bình.

Tại sao lại gọi miền Nam Bộ Việt Nam là Cochinchine?

Thật ra, địa danh Cochinchine ban đầu được dùng để chỉ đất Bắc nghĩa là Đàng Ngoài, sau mới chỉ Đàng Trong và cuối cùng mới chỉ Nam Bộ Việt...

Ảnh để đời về cuộc sống ở thủ đô Hà Nội năm 1995

Loạt ảnh Hà Nội năm 1995 do phóng viên ảnh Hoàng Đình Nam thực hiện sẽ làm sống lại ký ức của nhiều người về một khoảng thời gian đời...

Kỳ thi tốt nghiệp thời Pháp diễn ra như thế nào

Cuối mỗi cấp học đều có những kỳ thi được tổ chức quy củ, tốt nghiệp học sinh có thể mang bằng đi xin việc tùy theo trình độ. Cuối...

Ba Tôi Và Đường Xưa Lối Cũ

Đường xưa lối cũ, Có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo Đường xưa lối cũ, Có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi Đường xưa lối cũ, Có tiếng...

Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?

Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Thực ra, trong nhiều gia đình, người cha quyết định mọi...

Những cổ vật khảm xà cừ đẹp hoàn hảo của Việt Nam

Cùng khám phá nghề khảm xà cừ – một nghề thủ công truyền thống độc đáo của người Việt – qua loạt cổ vật khảm xà cừ đẹp mê mẩn...

Tìm lại tác giả phù điêu chợ Bến Thành

Nằm ở trung tâm Sài Gòn, chợ Bến Thành đã trở nên quá quen thuộc với mỗi người dân Sài Gòn, cũng như đối với du khách trong và ngoài...

Bảng đối chiếu tên đường phố Sài Gòn thời Pháp thuộc, VNCH và hiện tại

Sau năm 1975, khoảng gần 1/3 tên đường của Sài Gòn cũ đã được thay đổi… Stt Thời thuộc Pháp  Thời VNCH Hiện tại 1. Boulevard Bonard Lê Lợi Lê...

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và sự nghiệp Nam tiến

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, công cuộc mở đất về phương Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua đó, lãnh thổ được mở rộng, đất nước...

Bàn thêm về cáo dụ cần vương của vua Hàm Nghi

THÔNG BÁO CHO THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG (CÁO DỤ CẦN VƯƠNG), LỆNH DỤ THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG & CỤM TỪ "TỜ CHIẾU CẦN VƯƠNG CỦA VUA HÀM NGHI" - Phần...

Sài Gòn – Chợ Lớn thế kỷ 19 qua ống kính Emile Gsell

Dinh toàn quyền khi vừa xây xong, chân dung các nghệ sĩ tuồng, trò chơi của trẻ em bốc vác… là những hình ảnh qúy giá về Sài Gòn những...

Vẫn chưa dứt chuyện những con vật cầm tinh

Về tên của từng chi trong thập nhị chi, trong bài “Mão là thỏ hay mèo?”, đăng trên Đương thời số 29 (3-2011), chúng tôi đã viết: “Gần đây đã...

Exit mobile version