Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lịch sử tên “Sài Gòn”

Cái tên ‘Sài Gòn’ đã có trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (Chợ Sài Gòn) có đông người Hoa sinh sống trong thế kỷ thứ 18. Địa bàn đó là khu Chợ Lớn ngày nay.

Lý giải về lần đầu tên ‘Sài Gòn’ xuất hiện thì theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ “Lũy Sài Gòn” (theo Hán Nho là “Sài Côn”).  Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán “Côn” được dùng thế cho “Gòn”.

Sau đó danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong lũy Lão Cầm (năm 1700), lũy Hoa Phong (năm 1731) và lũy Bán Bích (năm 1772), chỉ với diện tích 5 km².

Năm 1861, sau khi chiếm được thành Gia Định, Phó Đô đốc Léonard Charner đã xác định lại địa giới thành phố Sài Gòn (tiếng Pháp: Ville de Saigon) bao gồm cả vùng Sài Gòn và Bến Nghé.

Đến năm 1865, quyền thống đốc Nam Kỳ, chuẩn đô đốc Pierre Roze đã ký nghị định quy định diện tích của thành phố Sài Gòn chỉ còn 3 km2 tại khu Bến Nghé cũ. Chuẩn đô đốc Pierre Roze cũng quy định thành phố Chợ Lớn tại khu vực Sài Gòn cũ.

Từ đó tên gọi Sài Gòn chính thức dùng để chỉ vùng đất Bến Nghé, và tên Chợ Lớn để chỉ vùng Sài Gòn cũ. Sau năm 1956, địa danh Sài Gòn được dùng chung để chỉ cả 2 vùng đất này.

Sau Hiệp định Genève (1954 – 1975), Sài Gòn được chính quyền Việt Nam Cộng hòa chọn làm thủ đô.

Trong đó, năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã đổi tên Khu Sài Gòn-Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1956, sau khi trở thành Tổng thống, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh đổi “Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn” thành “Đô thành Sài Gòn”.

Năm 1959, Tổng thống Ngô Đình Diệm lại ra sắc lệnh bổ nhiệm Đô trưởng và các quận trưởng trong đô thành. Sau đó lại có thêm nghị định chia lại các quận. Theo đó Đô thành Sài Gòn được chia lại thành 8 quận, được đánh số từ 1 đến 8:

Quận 1: địa giới quận I cũ.

Quận 2: địa giới quận II cũ.

Quận 3: địa giới quận III cũ.

Quận 4: địa giới thuộc quận VI cũ.

Quận 5: phần địa giới thuộc quận IV cũ, phía bắc Kênh Tàu hủ.

Quận 6: một phần địa giới của quận V cũ.

Quận 7: một phần địa giới của quận V cũ.

Quận 8: phần địa giới thuộc quận IV cũ, phía nam Kênh Tàu hủ.

Dưới quận là phường, dưới phường là khóm.

Cuối năm 1966, quận 1 sát nhập thêm hai phường là An Khánh và Thủ Thiêm (tách ra từ quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định). Đầu năm 1967, hai phường mới của quận I lại tách ra, lập thành Quận 9 của Đô thành Sài Gòn.

Năm 1969, Đô thành Sài Gòn thành lập Quận 10, Quận 11 (tách một phần Quận 3, Quận 5 và Quận 6). Lúc này Đô thành Sài Gòn có diện tích 67,53 km² với dân số khoảng 2 triệu người, gồm 11 quận và 60 phường.

Vào những năm 1950 – 1960 dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, với sự viện trợ của Mỹ, Sài Gòn được đầu tư xây dựng hạ tầng, cùng với chiến dịch tuyên truyền “Hòn ngọc Viễn Đông”. Tuy nhiên, do chiến cuộc leo thang từ giữa cuối thập niên 1960, chính quyền Sài Gòn cùng người Mỹ đã cho xây dựng ồ ạt các công trình phục vụ chiến tranh.

Chúa Tiên với cuộc Nam tiến

Mùa đông năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, sự kiện này tạo tiền đề cho công cuộc mở đất phương nam thời chúa...

Ảnh thú vị về Việt Nam những năm 1990 của Michel Troncy

Cuốc xích lô ở Hà Nội, nữ sinh áo dài Sài Gòn, thuyền mành ở vịnh Hạ Long… là những lát cắt cuộc sống ở Việt Nam thập niên 1990...

Con khô miệt Lục Tỉnh ăn chơi ngon hơn ăn thiệt

Con khô là đặc sản của người Lục Tỉnh. Khô là thực phẩm hình thành trên bước đường khai hoang của tổ tiên. Thuở đó gọi “miệt Lục Tỉnh” là...

Lái Thiêu Với Người Sài Gòn Xưa

1. Lái Thiêu với người Sài Gòn xưa Đêm rằm mười sáu trăng treo Anh đóng giường lèo, cưới vợ Lái Thiêu (Ca dao) Năm xưa, có bao chàng trai người...

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa mê mẩn

Dù đã bị cấm nhiều năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở về...

Phi vụ tự sát ngày 11 tháng 9

Trung úy phi công Heather Penney chưa rõ chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới là vô tình hay cố ý. Nhưng khi chiếc...

Tại sao lại gọi miền Nam Bộ Việt Nam là Cochinchine?

Thật ra, địa danh Cochinchine ban đầu được dùng để chỉ đất Bắc nghĩa là Đàng Ngoài, sau mới chỉ Đàng Trong và cuối cùng mới chỉ Nam Bộ Việt...

Nguồn gốc lịch sử tên gọi Phù Tang của đất nước Nhật Bản

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta...

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử – Phần 1

PHẦN I : NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THỜI CỔ ĐẠI Trận hải chiến Salamis Thời gian trận đánh: khoảng tháng 9 năm 480 BC Địa điểm: Eo biển Salamis...

Chửi thề, văng tục !

Ngày nay hầu như nước nào cũng biết tổ chức lễ tuyên thệ. Giơ tay, mở miệng thề. Tổng thống thề lèo lái con thuyền quốc gia tới bến vinh...

Ngày tết nghĩ về ngũ thường trong tâm thức Việt

Một mùa xuân lại về trên đất nước ta. Chào Xuân Ất Mùi 2015. Như vậy là bốn mươi cái tết đã đến kể từ sau khi đất nước thống...

Thần cước không đối thủ ở Nam bộ xưa

Đánh bại nhiều võ sĩ của Pháp, Ấn Độ, Thái Lan… ông Sáu Cường với thân thủ phi phàm được mệnh danh “Thần cước không đối thủ” ở Nam bộ...

Exit mobile version