Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngai vàng của các vua nhà Nguyễn

Suốt hàng trăm năm, ngai vàng trong điện Thái Hòa đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn của nhà Nguyễn và cả dân tộc. Điều kỳ lạ là sau những biến cố đó, vị trí ngai vàng vẫn không bị lay chuyển.

Là công trình quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đăng quang và trị vì đất nước của các vị vua nhà Nguyễn trong hơn 100 năm.

Ngày nay, cung điện đặc biệt này vẫn còn lưu giữ ngai vàng, biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua Nguyễn.

Ngai vàng của các vua nhà Nguyễn được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, chạm khắc rất tinh xảo. Ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm.

Phía trên ngai vàng có bửu tán gồm ba lớp, lằm bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy.

Bên dưới ngai là ba tầng bệ cũng làm bằng gỗ sơn son thếp vàng.

Cả ngai, bửu tán và bệ đều được chạm khắc hình tượng rồng, biểu trưng cho quyền lực của hoàng đế.

Người làm ngai là những những nghệ nhân xuất sắc nhất của đội thợ chuyên chế tác đồ dùng cho hoàng gia và triều đình.

Ngai vàng nhà Nguyễn đã có một sự thay đổi vào thời vua Khải Định. Khi trùng tu lại điện Thái Hòa, vua cho làm lại bửu tán, chuyển từ chất liệu gấm lụa sang gỗ.

Theo nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An, vào những dịp lễ đăng quang, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần hay các buổi đại triều, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng đặt giữa điện Thái Hòa.

Chỉ có các quan tứ trụ và những hoàng thân quốc thích mới được diện kiến nhà vua bên trong điện. Các quan khác đứng sắp hàng ngang theo thứ tự ghi trên các phẩm sơn bằng đá nhỏ ở sân trước điện, theo nguyên tắc quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải.

Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, ngai vàng trong điện Thái Hòa đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn của nhà Nguyễn và cả dân tộc.

Có giai đoạn, ngai vàng đẫm máu trong những cuộc tranh giành ngôi vua, đó là bốn tháng thay ba vua (từ 19/7 đến 2/12/1883, ngai đã được chuyển qua các đời vua Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa Kiến Phúc).

Ngày năm 5/7/1885, khi Kinh đô Huế thất thủ, quân Pháp đã tràn vào Hoàng thành và đốt phá nhiều cung điện. Trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam, Hoàng thành Huế cũng chịu nhiều tổn hại trong chiến sự Mậu Thân 1968.

Điều kỳ lạ là sau những biến cố lịch sử đó, vị trí của ngai vàng vẫn không bị lay chuyển.

Điều này có thể là do ngai không khảm vàng ngọc quý, nhưng cũng có thể sự tôn nghiêm, thiêng liêng của ngai khiến cho không ai dám đụng vào.

Với những giá trị to lớn về lịch sử cũng như mỹ thuật, ngai vàng của các vua nhà Nguyễn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2016.

 

Đời người có 8 loại ân huệ cần ghi nhớ và báo đáp

Con người sống nơi thế gian ngắn ngủi mấy chục năm phải hiểu được biết ơn, không có gì là điều đương nhiên, cũng không có ai là phải vì mình mà trả giá, cho dù...

Tế Công điên điên khùng khùng thực ra chính là Chân Phật hạ thế

Bên trong Đại Hùng Bảo Điện ở rừng Đàn Hương, núi Cửu Hoa có một bức tượng rất đặc biệt, đó là tượng “hoà thượng điên” Tế Công trong dáng...

Phanxicô Hải Linh và hoàn cảnh sáng tác ca khúc Giáng Sinh “Hang Bêlem”

Một mùa Giáng Sinh nữa lại đến, nhiều người – đặc biệt là giáo dân – đều quen thuộc với nhạc phẩm Hang Bêlem của nhạc sĩ Hải Linh. Tuy...

Tìm lại biên giới cổ của nước Việt: bằng cổ sử, triết học, di tích và hệ thống ADN

Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt...

Thời Việt Nam Cộng Hòa Chính sách nông thôn

(Bài này là tư liệu của tác giả dùng để giảng dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975) Năm 1971, chúng tôi cùng với các...

Xóm Rền có thể là ngôi mộ của một vị vua Hùng

Văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa đầu tiên của người Việt tại miền Bắc Việt Nam, khi văn minh sông Dương Tử sụp đổ. Trong văn hóa này, thì...

Chuẩn mực làm đẹp của phụ nữ Việt Nam thời xưa

Nhuộm răng đen, gội đầu bằng bồ kết, dùng phấn nụ… là các chuẩn mực làm đẹp thời xưa của phụ nữ Việt Nam. Từ xưa tới nay, chuẩn mực...

Chương trình Đố vui để học xưa

Giữa thập niên 1960, trên Đài truyền hình Sài Gòn có chương trình Đố vui để học được học sinh đô thị xem nhiều và rất say mê, đến giờ,...

Ấn chương và truyền quốc ngọc tỉ

Ấn chương ( 印章) mà ta vẫn thường gọi là con dấu, hay ấn tín;tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé, nhưng lại mang tính thực dụng và nghệ thuật...

Tổng đốc Phương ở Sài Gòn

Giữa bối cảnh cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong khi tầng lớp thượng lưu Hoa – Việt ở Nam kỳ đều chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp,...

Bốn chữ “lạnh” trong đối nhân xử thế

Trong bộ sách xử thế “Thái Căn Đàm” thời nhà Minh có câu: “Lạnh mắt nhìn người, lạnh tai nghe tiếng, lạnh tình cảm thụ, lạnh tâm suy ngẫm”. Bốn...

Tổng quan về các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng

Dàn nhạc cổ điển là sự kết hợp giữa nhiều loại nhạc cụ để tạo ra một tổ hợp âm thanh. Các loại nhạc cụ trong dàn nhạc cổ điển được chia thành 4...

Exit mobile version