Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phụ nữ Việt Nam xưa và nay: Khác nhau chuyện chăm sóc sức khỏe (Phần 2)

Vì khác biệt thời đại nên phụ nữ Việt Nam ngày nay và ngày xưa cũng khác nhau từ suy nghĩ, ứng xử, quan nhiệm vị thế trong xã hội đến chuyện chăm sóc vẻ bề ngoài, chăm sóc sức khỏe.

Bí mật ca vòng 1 căng đầy

Phụ nữ thời xưa thích có vòng 1 căng đầy, nảy nở.  Tuy nhiên thời ấy không có các thực phẩm chức năng và phương pháp nâng, bơm ngực như thời nay nên họ thường dùng các sản phẩm thiên nhiên làm cho vòng 1 to hơn.

Ph n xưa có nhiu bí quyết t nhiên để làm vòng 1 căng đầy. Ngun: Sưu tm.

Ngày xưa, họ thường ăn nhiều đu đủ và sắn dây, sử dụng nhân sâm hoặc xoa bóp ngực với các loại thuốc cao có chứa thành phần thực vật tự nhiên nhằm kích thích tuần hoàn máu, khai thông huyệt đạo giúp cho bộ ngực nảy nở căng tràn.

Bảo bối của ngày “tới tháng”

Trước khi có các loại băng vệ sinh như thời hiện đại, mỗi khi tới tháng, phụ nữ xưa thường dùng vải xô, vải màn.

Xếp hàng ch phân phi vi trong thi bao cp. Ngun: Sưu tm.

Họ lấy vải màn, vải xô cắt thành miếng to và gấp nó thành nhiều lớp, sau đó dùng kim băng ghim vào quần nhỏ hoặc làm dây nối với eo để để giải quyết chuyện tế nhị. Sau khi dùng xong, họ giặt sạch, phơi khô và tái sử dụng cho những lần sau.

Ngày nay khi băng vệ sinh đã ra đời và có nhiều chủng loại, hình dáng nên phụ nữ không còn dùng vải màn khi “tới tháng”. Băng vệ sinh mang lại sự thoải mái, dễ chịu, thân thiện với cơ thể và ngày càng được cải tiến để mang tính thẩm mỹ cao.

Kiêng cữ khi sinh nở

Theo quan niệm xưa, để bảo vệ sức khỏe, tránh gặp phải những bệnh có thể xảy ra như đau lưng, ù tai… thì phù nữ xưa phải kiêng khem rất nhiều.

Sau khi sinh con, các sản phụ phải mặc quần áo dài, đi tất, nhét bông vào tai, kiêng tắm gội, kiêng nước từ 2 tuần đến 1 tháng và không được để mắt hoạt động nhiều. Sản phụ xưa cũng không được đánh răng mà chỉ ngậm nước muối ấm để súc miệng.

Canh rau ngót là món ăn trường k vi các bà đẻ. Ngun: Sưu tm.

Ngoài ra, sản phụ xưa cũng không được ra khỏi phòng từ 1 tháng đến 3 tháng 10 ngày, chỉ được ăn cá bống kho khô, thịt kho nghệ, rau ngót và uống nước nóng…

Ngay cả chuyện tiếp xúc (gặp mặt) chồng cũng bị kiêng cữ nốt vì cho rằng sẽ đem lại những điều xui xẻo.

Trong thời hiện đại, các sản phụ đã được học hỏi các kiến thức khoa học về chăm sóc bản thân và chăm sóc em bé, được tư vấn bởi các chuyên gia nên việc kiêng cữ thái quá sau sinh không còn khắt khe.

Sn ph ngày nay không gi l kiêng tm gi c tháng như xưa. Ngun: Sưu tm.

Hầu hết các sản phụ hiện đại đều được nằm quạt, điều hòa, tắm gội sớm, được sử dụng máy tính, điện thoại… Chế độ ăn uống cũng được cân bằng, đầy đủ dưỡng chất và đa dạng món ăn hơn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, sau sinh từ 6 – 8 tuần, phụ nữ có thể “yêu” trở lại. Đây cũng là cách giảm stress cho bà mẹ, tăng cường gắn bó giữa cặp vợ chồng.

Bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong xã hội

Phụ nữ xưa thường phải chú ý việc đi đứng, giao tiếp chú, phải thể hiện nét đoan trang, nhã nhặn. Phụ nữ xưa cũng nổi tiếng với sự lo toan, chăm sóc chồng, con. Họ dậy sớm dọn dẹp, pha trà sớm, nấu ăn….

Thời xưa cũng có quan niệm, người vợ luôn phải chu tất mâm cơm gia đình và được nghĩ đến vai trò là người quản lý trong nhà, có phần lép vế hơn so với đàn ông.

Ph n xưa thường được gán vi vai trò “ni tướng”. 

Ngày xưa thường lấy quan niệm “tam tòng, tứ đức” để đánh giá phẩm chất của phụ nữ.

Thời nay, phụ nữ đã dần dần chiếm được vị trí quan trọng trong xã hội. Sự hiểu biết và quyền bình đẳng đã phần nào giải phóng phụ nữ khỏi những bất công, áp bức cũng như tạo điều kiện cho họ mở mang tri thức, tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động xã hội và chính trị.

Ph n thi nay ci m, t tin hơn, nhiu người có s nghip riêng và đảm nhim nhng v trí quan trng trong xã hi. Ngun: Sưu tm.

Những công việc chăm sóc chồng con vẫn được phụ nữ hiện đại chu toàn, nhưng không còn quá khắt khe như trước. Những bữa cơm gia đình với các món ăn cầu kỳ, mất nhiều thời gian chế biến có thể được thay thế bằng những buổi đi ăn ngoài hoặc được hỗ trợ bởi thức ăn chế biến sẵn, thức ăn công nghiệp, miễn là gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Họa tiết chim phụng của người An Nam

Hình trên cho một ý tưởng về các phẩm chất của một chim phụng, bức hình này được thể hiện ít nhiều hoàn hảo trên tấm bình phong của các...

Các món ăn ngon ở Đakao

Nói về văn hóa mà không nói đến các món ăn thì có phần thiếu sót, vì ăn uống cũng là một phần khá quan trọng trong đời sống văn...

Tía là gì?

Tía là gì? Tía là ai? Ở miền Tây Nam Bộ, người ta thường gọi là cha. Từ này, cũng như “cha”, “ba” hay “bố” đều là những từ Việt...

Việc mất Tiền Giang (1859-1862) đã như thế nào?

Đồng bằng sông Cửu Long mà ta đã gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trước đây gồm sáu tỉnh. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường là miền Tiền...

Hoài niệm về cái Tết Trung Thu xưa

Tết Trung Thu có từ bao giờ, do ai là người đưa Tết này từ Trung Quốc vào nước ta vào khoảng thời gian nào thì chưa có tài liệu...

Nghĩa của từ Cà chớn là gì

Bàn về nghĩa của từ cà chớn là gì? Hai từ "Cà Chớn" rất phổ biến ở miền nam trước 75 . Mặc dầu bắt đầu bằng chữ "Cà" nhưng...

Người Việt có thể nhịn cơm, nhưng không thể nhịn… hóng biến

Chúng ta đang tranh nhau mỗi ngày những “món ăn” mang tên “phốt to, biến lớn, scandal” dù biết thừa rằng nó vô bổ, chẳng có tí “dinh dưỡng” nào....

Sân bay Phù Cát thời chiến tranh Việt Nam ra sao?

Cảng hàng không Phù Cát (trước 1975 gọi là Sân bay Gò Quánh) được Không quân Mỹ xây dựng vào năm 1967. Với đường cất hạ cánh dài 3.048m rộng...

Việt Nam 1931 trong bộ ảnh L’Indochine

Thiếu nữ Huế, tiệm tạp hóa của người Hoa ở Chợ Lớn… là những bức ảnh khó quên về Việt Nam năm 1931 được in trong sách ảnh “L’Indochine” của...

Cuộc sống ở nước Nga năm 1992 qua ảnh của Martin Parr

Sự xuất hiện của các siêu thị, cửa hàng đồ ăn nhanh, hàng hóa phương Tây… là thay đổi dễ nhận ra ở nước Nga năm 1992, khi Liên Xô...

Ảnh độc về nội thất Dinh Độc Lập đầu thế kỷ 20

Khám phá nội thất tráng lệ của Dinh Độc Lập thập niên 1920 qua loạt ảnh tư liệu của người Pháp. Dinh Toàn quyền hay Dinh Norodom tại Sài Gòn...

Ảnh lễ cưới của Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu

Bộ ảnh tư liệu dưới đây chụp đám cưới vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu được tổ chức tại Huế ngày 24.3.1934. Trong số báo ngày 31 tháng...

Exit mobile version