Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

The Casino de Saigon

The Casino de Saigon ,đây chính là hình ảnh xưa Rạp Casino đầu tiên tại Sài-Gòn ở số 30 đại lộ Bonnard, sau 100 năm nó vẫn còn hiện diện tại khu vực này, tòa nhà đó chính là Kem Bạch Đằng nổi tiếng tại Sài-Gòn 1 thời, cách đây 100 năm trước doanh nhân người Pháp Léopold Bernard chính là người sáng lập rạp Casino Sài Gòn và rạp Casino Sài Gòn là một trong những rạp chiếu phim đầu tiên của thành phố.

Ông Bernard thành lập công ty nặc danh khai thác những rạp Léopold Bernard trong khoảng năm 1910 và bắt đầu xây dựng một chuỗi các rạp điện ảnh giải trí tại Sài Gòn như (Casino de Saigon), Mỹ Tho (Casino de Mỹ Tho), Cần Thơ (Casino de Cần Thơ) và Bến Tre (Casino de Bến Tre), ở mỗi khán phòng đã được trang bị gồm cả sân khấu và màn ảnh thuyết trình và cung cấp một chương trình đa dạng ” chiếu phim , nhà hát , hòa nhạc và những hoạt động hấp dẫn khác ”

Rạp Casino Sài Gòn đầu tiên ở số 30 đại lộ Bonnard (Lê Lợi), nhưng sau đó nó đã được mở rộng sang số 28, tòa nhà liền kề lớn bên góc đường Pellerin (Pasteur), tòa nhà ban đầu sau đó được tu sửa lại để trở thành nhà hàng – quán café của Casino, được biết đến sau năm 1915 là ” Brasserie des sports ” và được quản lý bởi một trong những đối tác kinh doanh của Bernard là Daniel Courreges.

Ngoài chương trình thường xuyên là chiếu phim, rạp Casino Sài Gòn được coi quảng cáo là một địa điểm dành cho các “nhà hát kịch châu Âu ” và tổ chức các buổi biểu diễn thường xuyên bằng cách mời những nhóm kịch Pháp, nó cũng trở thành một địa điểm nổi tiếng cho quyền anh nghiệp dư, sau cái chết của Bernard Léopold vào ngày 31 tháng 7 năm 1918, việc quản lý công ty nặc danh để khai thác những rạp Léopold Bernard được giao lại cho người em rể của ông là Constant René Blot.

Công ty này vẫn thuộc quyền sở hữu của gia đình cho đến khi kết thúc cuộc chiến của người Pháp tại Việt-Nam và khi quân đội Pháp rút hết hoàn toàn tại Sài-Gòn, tới thời Việt Nam Cộng Hòa sau năm 1955, rạp Casino được bàn giao lại cho chánh phủ Đệ Nhứt Cộng Hòa và được xây dựng lại bên góc ở số 59 Pasteur, kể từ sau sự ra đi của người Pháp, công ty nặc danh khai thác những rạp Léopold Bernard được mua lại bởi một doanh nhân địa phươn và trong những năm cuối thập niên 1950, một rạp chiếu phim Casino lớn hơn và hiện đại hơn được xây dựng bên góc ở số 59 Pasteur cho tới ngày trời sập.

>>> Sau năm 1975, rạp Casino tại 59 Pasteur đã được chính quyền đổi tên thành Quang Vinh và vào năm 1998 nó đã được chuyển đổi thành Sân khấu Kịch Sài Gòn và ngày nay là khách sạn Liberty Central.

10 tài liệu lịch sử châu Âu ghi nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Cách đây nhiều thế kỷ, người Phương Tây đã soạn nhiều tài liệu liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có một số bản...

Dalat – tuổi thơ – Thầy – Bạn

Tôi đi học trễ những 2 năm . Khi tôi vào lớp năm,gọi là lớp Đồng ấu (lớp 1 bây giờ) thì tôi đã 7 tuổi.Nhưng đám bạn tôi cũng...

Thằng Bù Nhìn, Thằng Phỗng

Tôi đã có dịp nói chuyện phiếm với các bạn về "thằng Cuội,thằng Bờm và thằng Mõ".Lần này xin nói tiếp đến hai nhân vật "dở ông dở thằng" là...

Để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị xã hội ở Việt Nam thời thuộc địa

Móng tay dài là hình ảnh không hiếm gặp ở Việt Nam thời thuộc địa. Trong xã hội cũ, để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị...

Ba dấu hiệu của một gia đình bắt đầu suy bại

Trong sách “Mạnh Tử” viết: “Gia tất tự hủy, nhi hậu nhân hủy chi”, tức là nhà kia tự hủy hoại mình trước, rồi sau người ngoài mới hủy hoại mình....

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Hệ thống xe lửa công cộng Tramway ở Sài Gòn thời Pháp

Trong nhiều thành phố trên thế giới nói chung và ở vùng châu Á, Thái Bình Dương nói riêng, các ga xe lửa chính của thành phố là các công...

Chuyện ít biết về người Việt giàu nhất Đông Dương thời thuộc địa

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Sài Gòn nổi lên tứ đại hào phú lẫy lừng: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. Bốn đại gia...

Từ nguyên của “tiệc” trong thết tiệc

Trên Năng lượng mới số 324, tôi đã được đọc bài “Thiết đãi hay thết đãi?”. Nhưng để cho “cùng kỳ lý”, tôi xin hỏi thêm: Trong cụm từ “thết...

8 công trình đầu tiên của Sài Gòn xưa

Khách sạn Continental, nhà hát Thành phố, Bệnh viện Chợ Quán, Bưu điện trung tâm... là những công trình đầu tiên được xây tại vùng đất Sài Gòn Gia Định...

Viện Dục Anh ở Sài Gòn

Theo số liệu còn giữ được thì trong thập niên 1930 ở Nam Kỳ có khoảng gần 4000 trẻ mồ côi trên tổng số dân chưa đầy 4 triệu. Thế...

Ca trù – Bộ môn nghệ thuật độc đáo của nền âm nhạc Việt Nam

Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với...

Exit mobile version