Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thiệp cưới xưa và nay

Thiệp cưới xưa và nay có nhiều sự khác biệt lớn. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ sự phát triển công nghệ sản xuất và công nghệ thông tin của thời nay. Mặc dù rất bình dị và đơn giản, nhưng thiệp cưới xưa vẫn chứa đựng những nét sâu lắng, nhẹ nhàng và ấm cúng của một thời đã qua.

Khác nhau về cách mời dự lễ cưới, tiệc cưới

Thiệp cưới thời xưa, mời đám cưới bằng miệng

Thời của ông bà chúng ta, mời cưới chủ yếu là mời miệng. Nhà nào cẩn thận chọn báo hỷ bằng mảnh giấy ghi chú địa điểm, ngày giờ. Chiếc thiệp cưới chỉ được sử dụng cho những gia đình khá giả. Khi tổ chức lễ cưới, tiệc cưới, chỉ có những gia đình khá giả, làm chức lớn người ta mới sử dụng tấm thiệp cưới để mời khách dự tiệc cưới.

Những gia đình bình thường hay gia đình nghèo thì họ chỉ thông báo thời gian, địa điểm tổ chức tiệc cưới cho bà con, họ hàng đến dự mà không dùng thiệp mời. Lý do chính là không đủ tiền hoặc để tiết kiệm tiền.

Thời xưa chỉ những gia đình giàu có mới dùng thiệp cưới

Phong trào dùng thiệp mời để mời đám cưới chỉ phổ biến và rộng rải vào thập niên 90. Khi đó, những chiếc thiệp cưới với những kiểu dáng đơn giản, chất liệu không quá tốt được mọi người trao nhau để mời dự tiệc cưới.

Thiêp cưới xưa thập niên 90

Mời đám cưới ngày nay không thể thiếu thiệp cưới 

Thời đại ngày nay, nếu bạn mời khách dự lễ cưới bằng miệng, mọi người sẽ cho rằng bạn không tôn trọng họ. Tệ hại hơn nữa là họ sẽ không thèm đến tham dự lễ cưới hay tiệc cưới của bạn nữa.

Chiếc thiệp cưới ngày này gần như được xem là một vật phải có khi mời khách. Nó không những đại diện cho lòng tôn trọng, tôn kính của người mời đối với khách mà nó còn là vật giúp nhắc nhỡ khách mời ngày tháng bạn sẽ tổ chức hôn lễ, nhắc nhỡ họ phải dành thời gian đến dự. Những lời mời không bằng thiệp thì rất có thể họ sẽ quên mất và bỏ lỡ hôn lễ cũng như tiệc cưới của bạn.

Khác nhau về công nghệ làm thiệp cưới

Cách làm thiệp cưới ngày xưa

Thời xưa, thế hệ ông bà chúng ta, những tấm thiệp cưới vẫn còn là điều gì đó rất xa lạ. Ông bà kể rằng, việc mời cưới chỉ đơn thuần là mời miệng, đến từng nhà của anh em họ hàng để mời cưới. Nếu cẩn thận hơn, gia đình có thể báo hỷ bằng việc ghi những mảnh giấy đơn giản, bên trong chỉ ghi ngày giờ và địa điểm cụ thể.

Thiệp mời đám cưới thời xa xưa

Đến tận thập niên 90 của thế kỷ XX thì thiệp cưới bắt đầu phổ biến. Lúc đó mới xuất hiện với những mẫu thiệp cưới với kiểu dáng khá đơn giản, được làm bằng chất liệu giấy thông thường. Thiệp cưới của thời đó gần như chỉ có 1 kiểu duy nhất, không có bất kỳ sự chọn lựa nào hết. Vì thế, nếu nhận được thiệp mời đám cưới thì 10 đám cũng có chung 1 kiểu thiệp mà thôi.

Thiệp đám cưới ngày xưa

Ngày xưa, công nghệ thông tin và công nghệ sản xuất thiệp cưới không hiện đại như ngày nay. Máy móc cũng không có nên thiệp cưới ngày xưa rất đơn sơ và giản dị. Những chiếc thiệp cưới được làm từ những loại giấy mỏng dùng cắt thành kích thước của tấm thiệp. Một số được viết tay, cũng có một số đánh máy bằng máy đánh chữ. Điều này có nghĩa là tất cả thiệp đều chỉ có 1 font chữ thiệp cưới khá đơn điệu. Một số thiệp hiện đại hơn thì được in bằng cách kéo lụa.

Thiệp cưới ngày xưa tất cả đều được làm thủ công bằng tay, chứ không có sự trợ giúp của bất kỳ loại máy móc nào. Nó vô cùng bình dị và chân chất.

Cách sản xuất hiệp cưới thời nay

Với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ và công nghệ thông tin ngày nay, thiệp cưới được sản xuất khá đa dạng về kiểu dáng và chất liệu. Những chiếc thiệp cưới ngày nay được thiết kế bằng các phần mềm đồ họa trên máy vi tính. Sau đó, họ chọn chất liệu giấy và tiến hành in offset với nhiều màu sắc hoặc kéo lụa. Tiếp theo là phần tạo hoa văn cho thiệp, họ sử dụng công nghệ cắt lazer để cắt hoa văn hoặc có thể sử dụng thêm công nghệ ép kim, bế nổi, bế chìm để hoàn thành chiếc thiệp cưới độc đáo.

Sau khi hoàn tất, một số thiệp cưới còn được gắn thêm những phụ kiện như nơ, ruban, hạt cườm trang trí … để tạo sự sang trọng cho thiệp. Với những công nghệ như thế, các nhà cung cấp thiệp cưới sáng tạo ra hàng ngàn những kiểu thiệp khác nhau. Người đặt thiệp có thể chọn ngồi hàng giờ để chọn ra mẫu thiệp mình ưa thích.

Cùng với sự phát triển của máy móc là sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo ra loại thiệp mới hoàn toàn không có trong quá khứ. Loại thiệp này chính là thiệp cưới điện tử hay còn gọi là thiệp kỹ thuật số. Thiệp cưới điện tử là loại thiệp cưới không được in ra mà nó được tạo ra bằng những phần mềm thiết kế đồ họa hoặc là những website hay ứng dụng chuyên tạo thiệp cưới. Nó được gửi cho khách mời bằng email hoặc qua các ứng dụng gửi tin nhắn trên điện thoại thông minh

Khác nhau về chất liệu giấy

Giấy làm thiệp của thiệp cưới xưa

Thời xưa không có nhiều loại giấy để lựa chọn. Chất liệu giấy làm thiệp cưới ngày xưa chỉ là những loại giấy mỏng, màu trắng được in thêm họa tiết đơn giản tượng trưng cho đám cưới để phân biệt với những sự kiện khác. Họa tiết được in trên thiệp cưới ngày xưa là những hoa hồng, cặp bồ câu, chữ Song Hỷ vuông hoặc hình vẽ cô dâu, chú rể với áo dài khăn đóng.

Giấy làm thiệp cưới xưa rất mỏng

Sau này, người ta nhuộm màu giấy để làm ra loại thiệp màu hồng và màu đỏ. Sau đó những màu này trở thành màu chủ đạo trong thiệp cưới của người xưa. Người xưa có quan niệm rằng màu hồng và màu đỏ là màu thể hiện cho tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Vì thế thiệp cưới người ta hay gọi là thiệp hồng.

Giấy làm thiệp cưới ngày nay

Khác với thời xưa, thời nay rất nhiều loại giấy được đưa vào sử dụng để sản xuất thiệp cưới. Thậm chí, chung 1 tấm thiệp, có thể người ta còn sử dụng nhiều loại giấy khác nhau nữa. Ngoài các loại giấy phổ thông, người ta còn nhập khẩu các loại giấy cao cấp khác từ nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Châu Âu để sản xuất thiệp. Các loại giấy này không những dày, đẹp mà còn có vân và hương thơm nữa

Một số loại giấy phổ biến làm thiệp cưới hiện nay là giấy Ford, giấy Couche, giấy Bristol, giấy mỹ thuật.

Khác nhau về nội dung thiệp cưới

Nội dung thiệp cưới xưa

Thiệp cưới xưa có nội dung rất giản đơn và ít thông tin nhưng gần gũi. Nó không rườm rà như thiệp cưới thời nay. Dưới đây là một vài kiểu nội dung thiệp cưới thời xưa.

Nội dung thiệp cưới kiểu lá thư

Về nội dung thiệp cưới, thiệp cưới xưa trông giống như một bức thư hơn. Nội dung có thể như sau:

“ Vợ chồng chúng tôi dự định là vào ngày 20 tháng 8 âm lịch (nhằm ngày 12 tháng 9 năm 1957 dương lịch) sẽ làm lễ Vu Quy cho con gái chúng tôi là Nguyễn Thị A sánh duyên cùng Trần Văn B con của bà Phạm Thị C ở ấp giữa, xã Tân Phú.
Kính mời anh Tư, chị Tư ngày 20-8 âm lịch (13-9-57) vui lòng dời gót đến nhà. Trước dùng ly rượu lấy thảo cùng với vợ chồng chúng tôi. Sau chúc mừng đôi trẻ được Long Phụng hòa mình, sắc cầm hảo hiệp.

Nay kính
Lê Thị D
Nguyễn Văn E

Nội dung thiệp cưới xưa kiểu như viết thư

Nội dung thiệp cưới kiểu lá đơn nhập học

Sau này tiến bộ hơn, người ta in ra thiệp cưới để điền thông tin vào như là một lá đơn xin nhập học của học sinh tiểu học vậy. Nội dung có thể như sau:

Thiệp mời
Được sự đồng ý của …………………………, chúng tôi định đến ngày …… tháng ……năm 19…… (tức ngày …. Tháng …. Âm lịch) sẽ làm lễ thành hôn cho ………….chúng tôi là …………………………đẹp duyên cùng chị …………………… con gái ông bà ……………………………..
Xin trân trọng kính mời ………………………tới dự cho thêm phần vui vẻ.
Địa điểm hôn lễ………………………… hồi ……………giờ………………
Ông …………………….
Bà ………………………

Nội dung thiệp cưới xưa như điền đơn xin nhập học
Thiệp đám cưới thời một ngàn chín trăm hồi đó

Nội dung thiệp cưới thời nay

Thiệp cưới thời nay hầu như phải có đầy đủ những thông tin về cô dâu chú rể và gia đình hai họ in trên thiệp cưới như là:

      – Họ tên cha mẹ hoặc người đại diện chủ hôn của nhà trai và nhà gái. Địa chỉ nhà ở đâu?
– Họ tên của cô dâu và chú rể, là con thấy mấy trong gia đình
– Đám cưới này là lễ Vu Quy, Thành Hôn hay Tân Hôn
– Hôn lễ cử hành ở đâu?
– Vào ngày nào? Lúc mấy giờ? Nhằm ngày bao nhiêu âm lịch.

Thông tin của tiệc cưới:
– Tiệc cưới được tổ chức ở đâu? Nhà hàng nào? Địa chỉ ở đâu?
– Ngày giờ tổ chức tiệc cưới. Nhằm ngày bao nhiêu âm lịch.

Tất cả những thông tin trên đều được in trên thiệp chỉ trừ phần tên khách mời bỏ trống để người mời ghi tên khách mời vào.

Người thời nay cho rằng khi thiệp mời có đầy đủ những thông tin như vậy thì mới được xem là một thiệp mời trang trọng và hoàn hảo. Nếu thiếu những thông tin này thì nhiều người khó tính sẽ bắt lỗi.

Nhận xét và kết luận về thiệp cưới xưa và nay

Nhìn chung, thiệp cưới ngày xưa không được tinh tế và đẹp như những loại thiệp cưới thời nay. Nguyên nhân chính của việc này là vì thời xưa kinh tế khó khăn và không có những loại máy móc, công nghệ để hỗ trợ sản xuất. Mặc dù chỉ được sản xuất bằng thủ công, nhưng thiệp cưới thời xưa đều mang nét sâu lắng, nhẹ nhàng đặc trưng của một thời đã qua

8 loại tiểu nhân nên cẩn trọng

Gặp gỡ nhìn nhận được quý nhân đã khó, nhận diện được kẻ tiểu nhân lại càng khó hơn. Cổ nhân đã đúc rút 8 loại tiểu nhân nên cẩn...

Chuyện tình buồn của “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”

Tên tuổi soạn giả Kiên Giang – Hà Huy Hà (1929-2014) gắn bó với nhiều vở cải lương nổi tiếng như “Áo cưới trước cổng chùa”, “Sơn nữ Phà Ca”,...

Phân biệt tục ngữ, thành ngữ và ca dao

Tục ngữ, thành ngữ, ca dao… là những yếu tố rất quan trọng của nền văn học dân gian Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác...

Vài tấm ảnh thân thương ngày trước

Thi thoảng khi có thời gian rảnh tôi vẫn lấy mấy tấm ảnh cũ ra xem lại. Dưới tấm kính của chiếc bàn gỗ, từng cái ảnh của ngày xưa...

Chuyện kể về bà Hoàng Hậu đầu triều Nguyễn

Gia Long (1802-1820) là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, trong thời gian trị vì ông đã phong Hoàng hậu cho hai bà phi của ông. Bà đầu tiên...

Một cái nhìn về nghệ thuật thư pháp Việt thời hiện đại

Trong những năm gần đây, ở nhiều nơi trên khắp đất nước, “thư pháp chữ Việt” “thư pháp Quốc ngữ” (chữ Latinh) đã bắt đầu khởi sắc và trở thành...

Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ & ông Nguyễn Văn Vĩnh

Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20. Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp;...

Độc đáo nghi lễ rước nước và trò chơi dân gian trong lễ hội Tiên Lục

Tiên Lục xưa kia thuộc tổng Đào Quận, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang nay là xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi cây...

Chuyện chàng Lang Liêu và giá trị văn hóa cổ truyền

1. Đặt vấn đề Phú Thọ là vùng đất cổ, đất phát tích của dân tộc Việt Nam, nơi có bề dày truyền thống lịch sử và hàng nghìn năm...

Mơ xa lại nghĩ gần, đời mấy kẻ tri âm

Làm thơ, đọc thơ tôi thường "hơi bị" chủ quan về đức tin lẫn đức tính thơ của mình. Càng đáng được ăn gậy của Tổ bởi tôi chưa thấm...

Về nguồn gốc địa danh Đà Lạt

Khi tìm hiểu về nguồn gốc địa danh Đà Lạt, có ý kiến cho rằng tên thành phố này xuất phát từ việc lấy những chữ cái của câu tiếng...

Death by China – Đọc và chêt lặng

“Chết vì tay Trung Quốc. Đây là một nguy cơ hết sức thật mà tất cả chúng ta giờ đây đều phải đối mặt, khi mà quốc gia đông dân...

Exit mobile version