Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tổng đốc Phương ở Sài Gòn

Giữa bối cảnh cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong khi tầng lớp thượng lưu Hoa – Việt ở Nam kỳ đều chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, thì ông Đỗ Hữu Phương là người đặc biệt chuộng văn hóa Pháp hơn cả.

Dinh thự của ông Đỗ Hữu Phương dọc kinh Xếp, Chợ Lớn
ẢNH: TƯ LIỆU

Đỗ Hữu Phương sinh ở Chợ Đũi, Sài Gòn năm 1840, mất ngày 5.5.1915. Ông là gốc người Minh Hương. Ông Phương là một trong tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa (nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định).

Năm 1861, Pháp sau khi chiếm thành Sài Gòn đã tuyên bố Sài Gòn là cảng tự do mở cửa buôn bán với thế giới bên ngoài. Đỗ Hữu Phương thấy được cơ hội mới, ông đã tiếp xúc và làm việc với người Pháp, lúc này còn chân ướt chân ráo cố gắng tuyển dụng người thiết lập một nền hành chính còn rất sơ khai ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Ông được phong ngay làm chức Trưởng khu Chợ Lớn (chef de quartier Cholon), sau thành huyện Chợ Lớn. Năm 1872, ông được phong là Đốc phủ tỉnh Chợ Lớn và huân chương Bắc đẩu bội tinh. Ông về hưu năm 1897.

Đỗ Hữu Phương đã đi qua Pháp 4 lần, viếng các thủ đô ở Âu châu và đi chuyến vòng quanh thế giới vào năm 1884. Trong danh sách các hành khách đi tàu Anadyr từ Sài Gòn đến Marseille ngày 29.4.1889, có tên ông cùng với hai người con. Như vậy có thể đoán rằng ông đi chu du nước Pháp trong dịp Hội chợ thế giới 1889 kỷ niệm 100 năm cách mạng Pháp.

Lối sống xa hoa

Ông Phương là người có tiếng hiếu khách, tiếp đãi người nước ngoài đến thăm tư gia của ông. Ông Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, khi có dịp vào Sài Gòn cũng thường đến tư gia của ông Đỗ Hữu Phương.

Đỗ Hữu Phương giao thiệp rộng rãi và biết rất nhiều các quan chức Pháp ở Sài Gòn. Theo Hứa Hoành (trong Các giai thoại Nam kỳ Lục tỉnh), ông thường đến nhà hàng khách sạn Continental ở Sài Gòn và Café de la Paix, nơi gặp gỡ của các bạn bè Pháp – Việt thượng lưu trí thức.

Khách tới nhà chơi đều được ông Phương đãi rượu sâm banh, ăn bánh petits beurres de Nantes và uống cà phê De la Paix. Café de la Paix là quán cà phê nổi tiếng ở Paris nơi ông Phương đã tới khi đến thăm Paris.

Theo Hứa Hoành thì hồi đó có một bài ca dao rất phổ biến nói về Đỗ Hữu Phương hay đến nhà hàng cà phê de la Paix, bài ca dao này được Trương Minh Ký dịch ra Pháp văn, đại khái như sau:

“Các quan lại Pháp thường hay đến “Cà phê de la Paix”
… để gặp quan tổng đốc Đỗ Hữu Phương và quan Bonnet đang ngồi tán dóc ở đó Bạn sẽ gặp ngài Paul Blanchy (Chủ tịch Hội đồng quản hạt), cùng với ngài Morin ở đó nữa…”.

Cách sống xa hoa và sự hiếu khách của Ðỗ Hữu Phương với người Pháp đã được bá tước Pierre Barthélemy kể lại sau khi ông và các bạn của mình đến viếng tư gia của Ðỗ Hữu Phương như sau:

“Nhà ông là một sự pha trộn lạ kỳ giữa Âu và Á. Sân trong thiết kế theo kiểu Trung Hoa, chung quanh sân là các phòng kiểu An Nam mà một phòng salon ở tận trong rất đáng chú ý. Đối diện với salon này là một biệt thự kiểu Âu. Bàn thờ trong phòng salon An Nam này là một công trình tuyệt diệu nổi tiếng, bàn thờ được cẩn xà cừ. Những cột nhà làm bằng gỗ teck rất quý, trụ mái nhà của phòng salon này trông rất thanh tao và trên một bàn làm bằng gỗ quý là những chai rượu absinthe, amer Picon và những sản phẩm của Pháp khác. Ông phủ thích đãi khách các đồ ăn đặc biệt, và ông ta cũng biết thưởng thức các loại rượu của chúng ta. Nếu phải diễn tả hết tất cả sự giàu sang của nội thất An Nam này, thì phải viết rất nhiều trang giấy…”.

Nhà hát trong dinh thự riêng

Ông Đỗ Hữu Phương được biết vốn rộng rãi trong giới thượng lưu và nghệ sĩ ở Paris. Bạn ông, Charles Lemire, có giao thiệp rộng trong giới nghệ sĩ, nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật sân khấu, kịch và opera ở Paris.

Trong dinh thự ông còn có nhà hát, thỉnh thoảng dùng để diễn các tuồng hát bội. Nhà ông trước đây, ngày nay là đường Châu Văn Liêm (trước đó là đường Tổng Đốc Phương) không còn dấu vết gì để lại. Nhưng qua những hình ảnh còn lại ta có thể thấy sự bề thế của dinh thự ông. Một kiến trúc kiểu Tây nhìn từ phía ngoài nhưng bên trong là phong cách Á Đông.

Đường mang tên con trai Tổng đốc Phương ở Casablanca

Ông Phương gửi 4 người con trai qua Pháp học, trong đó có ông Đỗ Hữu Chẩn và Đỗ Hữu Vị học ở Trường võ bị Saint Cyr.
Sau khi ông Đỗ Hữu Phương mất không lâu, con trai thứ hai của ông, Đỗ Hữu Vị, phục vụ trong quân đội Pháp cũng đã hy sinh vào tháng 7.1916 trên chiến trường ở thung lũng sông Somme trong Thế chiến thứ nhất. Đỗ Hữu Vị cũng là một phi công có tiếng, ông là người đầu tiên bay ở Ma Rốc, Bắc Phi. Hiện nay, ở thành phố Casablanca (Ma Rốc) vẫn còn con đường mang tên Đỗ Hữu Vị.

Tuổi Sửu là tuổi con gì?

Trong 12 con giáp (Thập nhị chi) thì Sửu là con giáp đứng thứ hai, sau Tý trước Dần. Ở Việt Nam, người tuổi Sửu thường tự nhận là tuổi...

Bão lụt năm con Rồng 1904 ─ 1952

Xem ra thì miền Nam là miền có phước nhứt trong ba miền của nước ta, về mặt thiên tai.  Có những người miền Nam suốt đời chẳng thấy bão lần...

Ngắm Sài Gòn năm 1972 qua bộ ảnh độc đáo

Trong sách ảnh L’adieu a Sài Gòn (Tạm biệt Sài Gòn) của phóng viên ảnh Pháp Raymond Depardon, nhiều hình ảnh đặc sắc, lạ lùng về Sài Gòn năm 1972...

Chốn cũ đường xưa

Hồi trước, ở Sài gòn, cánh đây lâu lắm, tròm trèm nửa thế kỷ lận nhen. Tất cả cái loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo”...

Giai thoại về ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn”

Hằng năm cứ mỗi dịp gần Noel, vào độ cuối đông tiết trời se lạnh, dường như đã trở thành thông lệ, chúng ta lại nghe thấy giai điệu quen...

Vài hình ảnh hiếm của đường Catinat thời Pháp thuộc

Bức ảnh được chụp cuối thế kỷ 19 này ghi lại đoạn đầu đường Catinat. Vị trí ngôi nhà bên trái có người đàn ông đứng tựa cửa, cũng là...

Câu chuyện bản thể Tết Việt

Bài viết này không cổ vũ việc bỏ Tết âm lịch, mà ủng hộ việc tìm hiểu cội nguồn, giữ được hoặc khôi khục được bản thể đã mất của...

Nỗi đau của tranh lụa Việt Nam

Tranh sơn dầu, sơn mài đã và đang áp đảo tranh lụa trên thị trường tranh Việt Nam trong suốt nhiều năm. Thực tế đó khiến nhiều người đặt câu...

Chợ Phan Thiết xưa qua những ảnh màu rực rỡ

Có lịch sử hình hành vào năm 1697, chợ Phan Thiết là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc có từ lâu đời của mảnh đất Bình Thuận....

Nét thú vị trong “ca dao Hán Việt”

Trong kho tàng ca dao Việt Nam có một số ca dao nửa Việt, nửa Hán đọc lên rất lý thú và dường như ít được nhắc đến trong chương...

Bán cái giếng, Không bán nước

Ở làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu một cái giếng nhưng anh ta không dùng gì đến nó nên quyết định bán cho bác nông...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Pháp thuộc

Tôi xin hỏi: phải chăng ngày xưa, ông bá hộ là ông nhà giàu cung cấp cho nhà nước được một trăm người lính hay là chỉ có mười người?...

Exit mobile version