Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vài nét kiến trúc Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20

Hà Nội hôm nay đã thay đổi diện mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng từng có một Hà Nội rất khác trong ký ức của chúng ta. Sau đây xin gửi tới độc giả vài bức ảnh tư liệu về nét kiến trúc của Hà Nội nửa đầu thế kỷ trước.

Cửa hàng bách hóa của người Pháp.

Cửa hàng bách hóa này người Hà Nội khi đó quen gọi là Nhà Godard, nay là Tràng Tiền Plaza. Hơn 100 năm qua, sau nhiều lần thay tên đổi chủ, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, Tràng Tiền Plaza vẫn được xem là biểu tượng của thương mại Hà Nội.

Bến xe khách.

Bến xe khách này nay là Trạm trung chuyển xe buýt gần cầu Long Biên. Năm 1930 cả Bắc Kỳ có gần 5.000 xe các loại trong đó có 405 xe buýt, tập trung chủ yếu ở Hà Nội.

Cầu Thê Húc.

Ảnh cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Hồ Gươm này được chụp từ 1901, trong cuốn sách “Pháp địa” được viết bởi Brossard. Cầu Thê Húc hồi đó được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ. Năm 1952, thị trưởng Hà Nội lúc đó là Thẩm Hoàng Tín đã cho phá bỏ cầu cũ, xây cầu mới sau vụ cầu sập, sử dụng thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm. Cầu được thiết kế vẫn với dáng cầu vòng nhưng độ cong lớn hơn cầu cũ, vẫn giữ nguyên 16 hàng cọc; các dầm ngang và dọc đúc bằng bê tông.

Nhà Chung.

Nhà Chung do người Pháp điều hành ở Hà Nội, là nơi quản lý những tài sản của nhà thờ như ruộng đất, nhà cửa… Đây là xuất xứ tên gọi phố Nhà Chung ngày nay.

Cổng vào khu nghĩa địa.

Cổng vào khu nghĩa địa Tây phía nam thành phố gần nhà thương quân đội, nay là khu tập thể Nguyễn Công Trứ.

Đài phun nước bờ hồ.

Đài phun nước Bờ Hồ, nay là Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Trải qua bao năm tháng, hình ảnh này hiện vẫn rất quen thuộc với người dân Hà Nội.

Trường đua ngựa đầu tiên của Hà Nội.

Hình ảnh trường đua ngựa đầu tiên của Hà Nội đầu thế kỉ 20. Ngày nay, nó đã trở thành Cung thể thao Quần Ngựa ở phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội.

Phố Jules Ferry.

Thời Pháp thuộc đây là phố Giuynpheri (Rue Jules Ferry) nhưng dân chúng vẫn quen gọi là phố Hàng Trống và tên gọi này không đổi cho đến nay. Hàng Trống xưa là một con phố buôn bán sầm uất, nổi tiếng với nhiều nghề thủ công như tranh dân gian, nghề làm trống hội, hàng thêu, cờ phướn, võng lọng… Nghề làm trống vốn có ở làng Liêu Thượng, huyện Yên Mỹ, (tỉnh Hải Dương hay Hưng Yên) sau dân làng đem nghề về Kẻ Chợ – Thăng Long và cư trú tại phố Hàng Trống để làm trống với đủ loại: trống cái, trống con, trống bản, trống chầu, trống cơm…

Nhà thờ cửa Bắc.

Nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng từ 1925 – 1930 trên khoảnh đất trải dài theo phố Phan Đình Phùng và góc phố Nguyễn Biểu. Đây là một nhà thờ Công giáo ở Hà Nội. Công trình kiến trúc này có nhiều nét độc đáo, mang đậm phong cách kiến trúc Pháp.

Nguồn ảnh: Flickr Manhhai

Phượng Cầu Hoàng trong Bích Câu Kỳ Ngộ

Hồi học Đệ lục (lớp Bảy bây giờ), trong phần Cổ văn, tôi phải đọc Bích Câu Kỳ Ngộ. Đây là truyện thơ lục bát dài cả mấy trăm câu,...

Xuân Tiên và Dân tộc tính trong âm nhạc

Cuối tháng Giêng năm 2021, cộng đồng người Việt tại Úc nói riêng và giới yêu âm nhạc Việt Nam trên thế giới đã mừng Xuân Tiên – Cây đại...

Học giả Đào Duy Anh và việc biên soạn Hán Việt từ điển

Học giả Đào Duy Anh sinh ngày 25.4.1904 tại Thanh Hóa và mất ngày 1.4.1988 tại Hà Nội. Quê gốc của ông ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai,...

8 điển tích nổi tiếng trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa được đánh giá là tác phẩm nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc. Khi được học về tác phẩm này chúng ta thường hình dung...

Nhớ về rạp xi-nê Rex, rạp tối tân nhất Đông Nam Á trước 1975

Chúng ta phải nói đến một rạp của người Việt mà quy mô về mọi mặt của nó có thể nói đứng đầu cả Đông Nam Á, đó là rạp...

Lễ hội Phủ Giày ở Nam Định thập niên 1920

Lễ hội Phủ Dày là một lễ hội lớn, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm ở xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam...

Saigon Xưa và những tên đường

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Thế gian một vợ, một chồng, chẳng như nhà Táo, hai ông một bà

Nhà Táo một bà hai ông: Đạo nghĩa vợ chồng dưới góc nhìn Kinh Dịch huyền bí. Thế gian một vợ, một chồng, Chẳng như vua bếp, hai ông một bà...

10 bản nhạc cổ điển nổi tiếng trong lịch sử

Các tác phẩm được chọn lọc dưới đây đến từ các nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất, sống trong thế kỉ 17 – 19. Bạn có thể thấy nhiều tác...

Nghề xe kéo

Xe kéo xuất hiện lần đầu tại Hà Nội năm 1883, do ông Toàn Quyền Đệ Nhất Bonnal cho phép đem từ bên Nhật qua. Gần 15 năm sau, Sài...

Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu giang

Chương XI: Đào Vĩnh Tế Hà Để cho con kinh được ngay thẳng, người ta đợi lúc ban đêm, rẽ sậy rạch hoang, dốt đuốc trên đầu những cây sào...

Sài Gòn Và Tuổi Thơ Tôi

Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần...

Exit mobile version