Vẻ đẹp đó là những nét sinh hoạt thường ngày, sự bình dị khi hoạt động mua bán, khi khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của từng dân tộc, hay hoạt động tín ngưỡng, hoặc những ánh mắt trẻ thơ không kém phần sâu lắng của các thiếu nữ…
Hình ảnh trích từ sách “Ký ức Đông Dương: Việt Nam – Campuchia – Lào” do NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM chính thức ấn hành vào đầu tháng 7/2020.
Đồ cúng tế. Phụ nữ quây quần xung quanh mâm đồ cúng trong nghi lễ dựng tượng đồng trước chùa Sét. Chùa thờ các vị sư tổ, ở làng Thịnh Liệt, cách Hà Nội vài cây số, (1954, L. Malleret).
Một chị hàng quà (Hà Nội, 1955, khuyết danh).
Ảnh trái: một chị hàng cá. Ảnh phải: những người bán gà, (Hà Nội, 1955, khuyết danh).
Thợ thủ công nữ đang làm mành tre, (khuyết niên đại, khuyết danh). Thường được gọi chung là “khu 36 phố phường” dành cho nhiều phường hội nghề nghiệp nhưng khu phố cổ Hà Nội, nằm ở phía Bắc bờ hồ, chỉ trải dài trên diện tích không quá một trăm héc ta bao gồm các phố có tên gọi theo hoạt động nghề nghiệp ngày xưa (Hàng Dầu, Hàng Bông, Hàng Vải, Hàng Buồm, Hàng Muối, Hàng Than, Hàng Thiếc, Hàng Mành…).
Phụ nữ và trẻ em ở Tà Lèng, (Lai Châu, 1952, khuyết danh).
Thiếu nữ người H’Mông trắng,(Cao Bằng, 1951, khuyết danh).
Thiếu nữ Dao đỏ, Hòa Bình, (khuyết niên đại, khuyết danh).
Người Tày ở Cao Bằng (Bắc bộ), (khuyết niên đại, khuyết danh).
Phụ nữ Mán Lan Tiền, tỉnh Lào Cai, (khuyết niên đại, Olov Janse).