Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bát quái trong phong thủy: Hiểu sao cho đúng?

Bát quái là nền móng cơ bản hình thành nên 64 quẻ của Kinh Dịch. Mỗi quái thế hiện các dạng chuyển động và biến dịch; được sừ dụng rộng rãi trong các lĩnh vực và trong phong thủy.

Hiểu bát quái, bạn sẽ có được những hiếu biết sâu sắc hơn về các dạng biến dịch vốn có trong tự nhiên và con người.

Bát là Tám. Quái là Quẻ. Bát Quái hiểu đơn giản là tám quẻ, bao gồm:

Khảm: nghĩa là nước

Cấn: là núi

Chấn: là sấm chớp

Tốn: là gió

Ly: là lửa

Khôn: là đất

Đoài: là đầm, vùng trũng

Càn: là trời

Đây là tám quẻ tương ứng với tám hướng, lần lượt là:

Khảm: Bắc

Cấn: Đông Bắc

Chấn: Đông

Tốn: Đông Nam

Ly: Nam

Khôn: Tây Nam

Đoài: Tây

Càn: Tây Bắc

Mỗi quẻ lại ứng với một hành trong ngũ hành:

Khảm: hành Thủy

Cấn: hành Thổ

Chấn: hành Mộc

Tốn: hành Mộc

Ly: hành Hỏa

Khôn: hành Thổ

Đoài: hành Kim

Càn: hành Kim

Nguồn gốc của bát quái

Kinh dịch truyền rằng do vua Phục Hy làm ra. Vua Phục Hy quan sát muôn vật đã nhận thấy rằng tạo hóa đâu đâu cũng có 2 thứ đối nhau, mà hễ hợp lại là gây ra biến đổi; 2 thứ đó là âm với dương.

Để tượng hình 2 vật ở hai thái cực đó, ông vạch một vạch ngang liền là dương, vạch một vạch ngang đứt là âm Từ đó ngài định ra Bát quái đồ. Thái cực khởi đầu sinh ra lưỡng nghi tức là âm và dương, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng tức là bốn hình có 2 vạch ngang, rồi tứ tượng sinh ra bát quái, tức là tám quẻ có 3 vạch.

Phục Hy sáng tạo hình tiên thiên bát quái. Ý nghĩa là những vật đối nhau như Càn – Khôn, Cấn – Đoài, Tốn – Khảm,…

Phân loại Bát Quái

Tiên thiên Bát Quái – Hậu thiên Bát Quái

Tiên Thiên Bát Quái: được Phục Hy Thánh Đế sáng lập, nó bao gồm các cặp quẻ đối nhau như:

Càn đối với Khôn (Trời đối với đất)

Khảm đối với Ly (Nước đối với lửa)

Chấn đối với Tốn (Sấm đối với gió)

Cấn đối với Đoài (Núi đồi đối với đầm lầy)

Hậu Thiên Bát Quái: Hậu Thiên do Văn Vương đời nhà Chu sáng lập. Nó sắp xếp trật tự quẻ theo thứ tự:

Khảm

Cấn

Chấn

Tốn

Ly

Khôn

Đoài

Càn

Ứng dụng của Bát Quái

Tương truyền nếu gia đình biết sắp xếp, hướng nhà thuận lợi thì sẽ gặp được nhiều may mắn, sung túc. Bát Quái được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực của nền cổ học phương Đông, không chỉ dừng lại trong Phong Thủy.

Ứng dụng Bát Quái vào Bát Trạch Minh Cảnh

Bát Trạch Minh Cảnh sử dụng Hậu Thiên Bát Quái làm cơ sở, phân nhà ở ra 8 cung tốt xấu khác nhau, bao gồm 4 cung tốt và 4 cung xấu. Đồng thời cũng phân gia chủ (chủ nhà) vào.

Tám cung tốt xấu trong phong thủy nhà ở

Ứng dụng Bát Quái trong chế tạo gương chấn giải

Chúng ta thường nghe nói đến khái niệm “Gương Bát Quái”. Đây là loại gương dùng để chấn giải các điềm hung, hóa giải hướng xấu, hoặc thu hút sinh khí tốt lành. Bao gồm hai loại:

Gương Tiên Thiên Bát Quái

Gương Hậu Thiên Bát Quái

Trong các khoa đoán mệnh như Bát Tự Hà Lạc, Mai Hoa Dịch Số

Đây là các khoa đoán giải số mệnh dựa trên 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép lại được tạo thành từ hai quẻ đơn. Mỗi quẻ đơn lại thuộc một trong tám quẻ nói trên.

Kiến thức của Bát quái luôn tồn tại xung quanh chúng ta và ứng dụng trong mọi vấn đề của cuộc sống. Vận dụng kiến thức phong thủy một cách hợp lý sẽ mang may mắn cho bản thân mỗi người.

Những chiếc muôi đồng của người Việt cổ

Với người Việt ta ngày nay, muôi là vật dụng để múc canh, phổ biến đến mức chẳng nhà nào thiếu. Chỉ có điều kiểu dáng của muôi giờ đây...

Cuba nghèo vì Fidel Castro hay vì Mỹ?

Để đánh giá một cách khách quan di sản của Castro, sự phát triển của Cuba và những cải cách ngày nay, chúng ta không thể vờ như sự phong...

Góc nhìn về Hà Nội năm 1996

Những hình ảnh đời thường đặc sắc về Hà Nội năm 1996 của nhiếp ảnh gia Yvan Cohen sẽ khiến nhiều người cảm thấy bồi hồi… Đến năm 1996, các...

Xà bông Cô Ba đánh bay hàng ngoại

Ngày nay, nhìn hộp xà bông Cô Ba trơ trọi trong vài siêu thị giữa bối cảnh thị trường chất tẩy rửa bị doanh nghiệp nước ngoài thôn tính gần...

Lê Lợi – Lê Thái Tổ – Vị anh hùng và cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng...

Lai rai cùng người Nam Bộ

Địa hình Nam Bộ nhìn chung bằng phẳng, thiên nhiên không nhiều bất trắc, sông ngòi chằng chịt thảy đều có đường ra biển rất gần, phù sa màu mỡ...

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử – Phần 1

PHẦN I : NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THỜI CỔ ĐẠI Trận hải chiến Salamis Thời gian trận đánh: khoảng tháng 9 năm 480 BC Địa điểm: Eo biển Salamis...

Toàn cảnh Hà Nội một thế kỷ trước nhìn từ máy bay

Những hình ảnh này được thực hiện ở Hà Nội trong khoảng năm 1926 – 1951 từ máy bay quan trắc của Pháp. Cầu Long Biên năm 1951. Phố Paul...

Loạt ảnh Sài Gòn năm 1972

Loạt ảnh Sài Gòn năm 1972 do ông Raymond Collett – thành viên của Hiệp hội giáo viên địa lý New South Wales (Australia) thực hiện trong chuyến công tác...

Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức.

Quốc Triều Hình Luật thời Lê (hay còn được gọi là Bộ Luật Hồng Đức) là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá...

Có hay không Vòng luân hồi?

Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với toàn thể nhân loại... Từ hàng nghìn năm nay,...

Nghệ thuật thư pháp – Từ phương Tây sang phương Đông

Thư Pháp – Calligraphy, xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại gồm κάλλος – kallos nghĩa là “vẻ đẹp” và γραφή graphẽ “văn bản”. Nói cách khác, Calligraphy là...

Exit mobile version