Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngũ hành trong kiến trúc của người xưa

Vạn sự vạn vật trên thế giới, nhìn như rối ren, mỗi sự vật đều vận hành theo một cách riêng biệt nhưng kỳ thực là có sự liên quan mật thiết với nhau, có sắp xếp và có trật tự. Thuyết “Ngũ hành” là loại nhận thức chính xác về mối liên hệ và trật tự này của người cổ đại. 

Ngũ hành chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. “Ngũ hành” bao trùm lên vạn sự vạn vật trong vũ trụ này và thể hiện rõ ở kiến trúc của người xưa.

ngũ hành
(Ảnh: Getty Images)

Vì sao các kiến trúc của người xưa tuân theo Ngũ hành?

Người cổ đại hiểu biết về mối quan hệ đối ứng giữa Trời, Đất và con người (Thiên, Địa, Nhân). Về “Thiên” mà nói thì có phương hướng và các mùa, về “Nhân” thì có cơ quan nội tạng và cơ quan cảm giác. Về mối quan hệ giữa con người với bên ngoài thì có cảm tình, nhan sắc, vị giác…

Một phương diện quan trọng của thuyết Ngũ hành chính là chỉ ra sự chế ước và hỗ trợ lẫn nhau giữa “Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”. Đó chính là lý “Tương sinh tương khắc”. Con người có thể dựa vào lý “Tương sinh tương khắc” mà nhận biết được diễn biến sự sinh tồn và hủy diệt của sự vật.

Thuyết Ngũ hành chỉ ra tính thống nhất vốn có giữa Trời, Đất và con người, là không thể tách rời nhau. Vạn vật trong Trời Đất đều dựa vào trật tự mà hành. Con người không có quyền lực và năng lực vượt qua sự chế ước của “tương sinh tương khắc” và tính thống nhất giữa Trời, Đất và con người.

Cổ nhân vô cùng kính trọng Trời, Đất, hiểu rõ về mối liên hệ giữa “Thiên, Địa, Nhân”, hiểu rõ thuyết Ngũ hành cho nên những kiến trúc quan trọng thời cổ đại, đặc biệt là các kiểu trúc lớn như Hoàng cung đều được kiến tạo tuân theo thuyết Ngũ hành. Trong đó Tử Cấm Thành – Hoàng cung triều Minh Thanh là thể hiện rõ nhất về điều này.

(Hình minh họa: Qua zh.wikipedia.org)

“Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ” trong Ngũ hành là đối ứng với Ngũ sắc (năm loại màu sắc), các mùa và phương hướng. “Mộc” đối ứng với hướng đông, mùa xuân và màu xanh. Điều này tương ứng với một sự khởi đầu, vạn vật sinh sôi nảy nở, ôn hòa hướng về phía trước giống như thời điểm mặt trời bắt đầu mọc ở phương đông.

“Hỏa” đối ứng với hướng nam, đối ứng với mùa hạ và màu đỏ. Điều này tương ứng với sự nóng bức, hướng lên trên, hướng về phía trước, thịnh vượng và phát triển, giống như khi mặt trời đã nhô lên trên không trung.

“Kim” đối ứng với hướng tây, đối ứng với mùa thu và màu trắng. Điều này tương ứng với sự mát lạnh, đìu hiu và suy thoái, giống như mặt trời lặn ở phương tây.

“Thủy” đối ứng với hướng bắc, đối ứng với mùa đông và màu đen. Điều này tương ứng giá rét, lạnh lẽo và hướng xuống phía dưới, đêm khuya dài đằng đẵng, giống như mùa đông giá rét ở phương bắc.

“Thổ” đối ứng với trung tâm, chỗ giữa nhất, đối ứng với giữa mùa hè và màu vàng. Điều này tương ứng với sự dưỡng dục lâu dài và bền chắc.

Chính vì thế mà trong kiến trúc lớn như Hoàng cung, người ta chỉ lựa chọn màu xanh, màu vàng, màu đỏ để vừa biểu thị và mong muốn điều may mắn, đại cát đại lợi.

Ngũ hành trong Tử Cấm Thành

(Hình: Qua visionsoftravel.org)

Màu xanh đối ứng với sinh cơ bừng bừng, tinh thần phấn chấn mạnh mẽ hướng lên trên. Bởi vậy vào thời đầu triều nhà Minh, ở cung điện phía đông của Tử Cấm Thành người ta lợp ngói lưu ly màu xanh.

Đến năm Gia Tĩnh, vì để biểu thị ý nghĩa kéo dài sự tôn quý của Hoàng triều nên người ta thay toàn bộ ngói lưu ly màu xanh thành ngói lưu ly màu vàng.

Màu xanh đối ứng với “Mộc” và mùa xuân nên phù hợp với sự lớn lên, hướng về phía trước của thanh thiếu niên. Vì thế cung điện của Thái tử được gọi là Đông Cung và mái được lợp bằng ngói lưu ly màu xanh.

Màu đỏ đối ứng với “Hỏa”, sự náo nhiệt, rực rỡ, hợp với ý tứ “quang minh chính đại”. Bởi vậy mà cung tường và điện trụ ở Tử Cấm Thành đều có màu đỏ.

Văn Uyên Các là thư phòng, nơi lưu trữ sách, hồ sơ quan trọng nên mái được lợp ngói màu đen và bức tường cũng không có màu đỏ mà là màu đen. Đó là bởi vì màu đen đại biểu cho “thủy”, “thủy” lại đại biểu cho mùa đông, mang ý cất giấu, sưu tầm, bảo tồn. Ngoài ra còn mang ý nghĩa màu đen là thuộc “thủy”, “thủy” khắc “hỏa” nên là nơi lưu trữ sách an toàn.

Màu vàng thuộc “thổ”, đại biểu cho sự trung tâm, mang ý nghĩa “chí tôn chí đại” (tôn quý nhất, to lớn nhất), có uy lực điều khiển, khống chế tứ phương. Vì vậy mà các vật dụng hàng ngày, đồ trang sức, cung điện của Hoàng cung đều có màu vàng. Trong các công trình kiến trúc lớn của người xưa hầu hết đều có màu vàng và bố trí màu sắc theo ngũ hành.

An Hòa (biên dịch)

Nguyên nhân gọi Cố Cung là Tử Cấm Thành

Cố Cung có cách gọi cũ là Tử Cấm Thành, được Hoàng đế Minh Thành Tổ bắt đầu xây dựng từ năm Vĩnh Lạc thứ 4 đến năm Vĩnh Lạc...

Rượu đế trong dân gian Tây Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa

Khó có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, song nói về rượu, về tác dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thì tất cả...

Khám phá các đường biên giới độc đáo giữa các nước

Bất cứ khi nào chúng ta nghe về "biên giới quốc gia" chúng ta thường liên tưởng đến những lính gác vũ trang, chó quân đội được huấn luyện, dây...

8 thói xấu khó bỏ của người Việt Nam

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc...

Hai Chữ Anh Hùng

Bài Thơ Dịch Thủy Tống Biệt Bắt đầu từ bài thơ tiễn đưa Kinh Kha qua sông Dịch đi hành thích Tần Thủy Hoàng: "Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn,...

Vì sao kênh đào Suez từng là tuyến đường quan trọng của thế giới?

Kênh đào Suez của Ai Cập - nơi một con tàu chở hàng lớn nhất thế giới đang bị mắc kẹt - có lịch sử từ 150 năm trước. Kênh...

Xem “năm sinh”, xem “hướng nhà”, xem “số đo cửa”, là bởi vì đâu?

1/ Khởi nguồn từ một quyển sách Bói (*) Kinh Dịch – một sách dùng để Bói toán, nguồn gốc của nó có thể từ cuối đời Ân, 1.200 năm...

Khi nước Việt bị ốm

Chúng ta nói nhiều về một Việt Nam cường tráng. Đó là Việt Nam anh dũng, tài hoa, nhân văn, với địa linh nhân kiệt… Nhưng thực tế, bên cạnh...

Cái chạn bát trong miền ký ức (Garde De Manger)

Cái chạn là vật đi vào tiềm thức tuổi thơ của nhiều người. Chỉ là nơi để úp bát, cất thức ăn thôi mà sao thân thuộc đến thế. Giờ...

Nga Sơn miền quê cổ tích

Ca dao xưa có câu: Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông Ngay mở đẩu ta đã nghe tới Nga Sơn, vậy đây...

Một thời tiệm may Sài Gòn

Sài Gòn từng có một thời các tiệm may ăn nên làm ra. Không biết thuở hoàng kim của nghề thợ may khởi phát từ lúc nào nhưng vào thời...

Ký ức vàng son của trường đua ngựa tại Sài Gòn

Trường đua ngựa “triệu đô” tại Bình Dương chính thức vào hoạt động gợi lại cho nhiều người yêu thích trò thể thao giải trí này ký ức vàng son...

Exit mobile version