Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những cây cầu ma ở Sài Gòn

Được đầu tư hàng tỷ đồng với mái che tản nhiệt nhưng hàng loạt cây cầu bộ hành ở Sài Gòn lại không có người sử dụng, ngày càng xuống cấp trầm trọng, trở thành nơi chứa rác, xú uế không khác gì những cây cầu “ma”.

Tuyến đường Phạm Văn Đồng nối liền quận Thủ Đức –Bình Thạnh – Gò Vấp, TPHCM là tuyến đầu tiên được áp dụng xây cầu bộ hành ngay sau khi hoàn thành đường để phục vụ người dân xung quanh.

Tổng cộng có 5 cây cầu vượt bộ hành được xây dựng kiên cố, có mái che tản nhiệt, hai bên trồng hoa với khung cảnh đẹp, sát các khu dân cư, nhà cao tầng… nhưng hầu như không có người sử dụng.

Không chỉ vắng người đi, hàng loạt cầu bộ hành trên đường Phạm Văn Đồng còn trở thành nơi chứa rác khi nhiều loại rác thải án ngữ trên cầu thang, mặt cầu, thậm chí tấp thành đống nhưng không có người dọn.

 

Những cây cầu bộ hành này dường như bị “bỏ rơi” khiến nhiều nơi bị nước mưa ứ đọng mọc rêu xanh án ngữ lối đi, mùi xú uế bốc lên nồng nặc.

 

Nhiều cây cầu lâu ngày đã xuống cấp nặng nhưng không được sửa chữa, phần trần trang trí bằng các thanh sắt đã bị sập sệ có thể rơi xuống đầu người dân, nhiều đoạn “biến mất” từ khi nào không hay.

Những dải hoa hai bên thành cầu lâu ngày không được chăm sóc cũng chết dần.

Bên dưới, gầm cầu thang trở thành nơi chứa rác, vật liệu xây dựng của người dân ở gần đó…

Dù hai bên đường Phạm Văn Đồng đoạn qua quận Bình Thạnh, Gò Vấp, nhà dân mọc san sát nhau, một số trạm xe buýt cũng được bố trí gần cầu bộ hành nhưng hầu như không có người sử dụng cầu.

Theo các chuyên gia giao thông, việc những cây cầu bộ hành không phát huy được tác dụng là do việc xây dựng không đúng vị trí, những nơi cần thì chưa có còn nơi có thì không có người dùng.

Ngoài ra, nhiều cây cầu bộ hành có độ dốc rất cao, không phù hợp cho người cao tuổi, người bệnh, người khuyết tật cũng không thể sử dụng.

Huình Tịnh Của hay Huỳnh Tịnh Của mới đúng?

Huình Tịnh Của hiệu Tịnh Trai, người làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy; nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thuở bé, sang Mã Lai, học...

Thầy Lang Phách

Ở lối bên Đan Phượng, có thầy thuốc Nam tên là Phách. Thầy nổi tiếng chẩn đoán bệnh chính xác, ra thuốc chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Ở Hà...

Xôi kinh nấu sử và sanh sôi nảy nở

Việt Nam tự điển của ông Lê Văn Đức, quyển hạ, phần II, ghi “Xôi kinh nấu sử”. Xin cho biết “xôi” đúng hay “sôi” mới đúng. Chữ “sôi” (hoặc...

Cần kiệm thành đại sự

Trong cuốn Chu Tử Gia Huấn thời Minh nói rằng: “Dù là ăn một bát cơm hay một bát cháo, hãy nghĩ tới việc có được nó không dễ; Dù...

Quan tài con

Tại chùa Tô Châu(1) có một nhà sư tên gọi là Viên Thủ Trung tu hành đắc đạo. Nhà sư thường hay bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một...

Vua Duy Tân – Nước bẩn thì lấy máu mà rửa

Hoàng thái tử Vĩnh San là con thứ tám của Vua Thành Thái, lên ngôi năm 7 tuổi, lấy niên hiệu Duy Tân – có ý nghĩa là “Bạn của...

Vì sao lại nói là “ngàn thu”?

Từ “ngàn thu” ở đây vốn bắt nguồn từ “thiên thu” trong tiếng Hán (“thiên” (千) nghĩa là “một ngàn”). Ở đây, mùa thu được dùng để tượng trưng cho...

Lịch sử vương quốc Champa

Lịch sử vương quốc Champa, với tư cách là một tổng thể hầu như chưa có một nghiên cứu phê phán nào kể từ cuốn sách của Georges Maspéro xuất...

Huế năm 1962 – 1963 qua ống kính của Ned Scheer

Chùa Thiên Mụ nhìn từ trực thăng, khách sạn của Lính Mỹ, một góc Tử Cấm Thành… là loạt ảnh sinh động về Huế 1962-1963 do cựu binh Mỹ Ned...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 18

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Tam giới trong Phật giáo là gì?

Tam giới (ba cõi – tiếng Phạn: Triloka) nói về những cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi. Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng...

Phất Phơ Hai Dải Yếm Đào

Trước khi dùng xú-chiêng như người phụ nữ Tây Phương, người phụ nữ Việt Nam đã biết dùng cái yếm để che kín bộ nhũ hoa. Nói như thế không...

Exit mobile version