Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

14 năm đi tìm nguyên nhân cái chết của nữ giáo sư xinh đẹp

Cái chết của nữ giáo sư Lee Hae Ryeong đến nay vẫn tồn tại như một bí ẩn của ngành hình sự Hàn Quốc khi cảnh sát chưa tìm ra kẻ thủ ác bất chấp nỗ lực điều tra suốt 14 năm ròng rã.

Ngày 16/6/2005, một nhân viên phát tờ rơi đến trước cửa một căn hộ ở khu Donam, quận Seongbuk, Seoul, thì nghe thấy mùi hôi khó ngửi. Anh dùng tay đẩy thử cửa nhà thì phát hiện cửa không khóa. Khi bước vào để tìm hiểu nguyên nhân mùi hôi, người này mới nhìn thấy thi thể 1 người phụ nữ với gương mặt bị biến dạng còn quần áo nửa thân trên bị cởi trần.

Vụ án nữ giáo sư xinh đẹp, tài giỏi bị giết trong căn nhà trống 14 năm về trước với manh mối quan trọng là chiếc cúc áo nam - Ảnh 1.

Sau khi vào cuộc điều tra, cảnh sát xác định nạn nhân là Lee Hae Ryeong, 30 tuổi. Trong quá khứ, người này từng tốt nghiệp đại học ở Busan rồi chuyển sang học cao học ở đại học Hàn Quốc tại Seoul vào năm 2001. Vào ngày 9/6, tức 1 tuần trước khi Lee qua đời, cảnh sát nhận được tin báo cô mất tích. Dựa trên khám nghiệm tử thi ban đầu, nhân viên điều tra xác định Lee bị giết vào hôm mất tích.

Tuy nhiên, quá trình điều tra ngay từ khi bắt đầu đã gặp phải rất nhiều khó khăn bởi hàng loạt câu hỏi không lời giải đáp. Thời điểm đó, cảnh sát không hiểu vì sao Lee lại có mặt tại khu căn hộ chưa có chủ, là do cô tự động tìm đến hay bị ai bắt ép? Do tài sản trên người Lee vẫn còn nguyên vẹn nên cảnh sát loại trừ khả năng giết người cướp của. Cơ thể của Lee bị phân hủy nặng khiến cơ quan chức năng khó phân biệt được dấu vết của vụ tấn công tình dục hay cô chỉ đơn giản bị trói, nguyên nhân cái chết từ đó mà cũng vô cùng mập mờ.

Tại hiện trường, cảnh sát tìm thấy tóc tai của Lee vương vãi khắp nơi, gần thi thể cô còn có một chiếc cúc áo nam được xác định là thuộc về nhãn hiệu thời trang nổi tiếng của Nhật Bản. Tuy nhiên, thi thể của Lee lại không có tinh dịch nên cảnh sát tin rằng Lee và hung thủ đã xảy ra giằng co khi tên này có ý định xâm hại cô.

Do căn hộ khi ấy vẫn đang trong quá trình rao bán nên mật khẩu đi vào cũng được cài đặt vô cùng đơn giản. Cảnh sát cho rằng kẻ thủ ác đã biết được điều này nên đã lên kế hoạch dụ Lee đến đây rồi âm thầm giết chết cô mà không để ai hay biết. Nồng độ cồn trong máu của Lee được xác định là 0.15% cho thấy cô đã uống rượu trước khi qua đời. Theo lời người quen thì Lee không phải là người hay uống rượu, càng không có chuyện cô uống một mình. Vậy nên người đã dụ Lee đến hiện trường nhiều khả năng là người quen của cô.

Nghi phạm đầu tiên được xác định là Lee Mu Hak, giáo sư tại trường đại học nơi Lee công tác. Trưa ngày hôm Lee mất tích, cả hai có gặp nhau ăn trưa tại phòng làm việc và Lee Mu Hak được cho là nhân chứng cuối cùng nhìn thấy nữ giáo sư. Nhiều tin đồn cho rằng mối quan hệ giữa họ không đơn thuần là đồng nghiệp. Bằng chứng là việc cả hai thường xuyên cùng nhau đi xem bất động sản.

Khi bị cảnh sát tra hỏi, Lee Mu Hak nhất quyết không thừa nhận bản thân có liên quan đến cái chết của Lee. Ông xác nhận ngày hôm đó cả hai cùng ăn trưa với nhau nhưng sau đó thì ai về nhà nấy, không hề liên lạc với nhau. Cảnh sát triệu tập Lee Mu Hak 5 lần và lấy ADN của ông đem đi xét nghiệm nhưng nhận về kết quả không trùng khớp với vết ADN tìm thấy trên ngực nạn nhân. Chính vì vậy nên Lee Mu Hak được loại khỏi danh sách bị tình nghi.

Sau đó, cảnh sát chuyển hướng sang điều tra chồng của Lee là A. Cặp đôi kết hôn vào năm 2004 và trong quá trình chung sống không hề xảy ra bất cứ mâu thuẫn gì. Tuy nhiên, Lee có vẻ không mấy hạnh phúc bởi sự khác biệt về hoàn cảnh gia đình khiến cả hai nảy sinh nhiều bất đồng trong cuộc sống. Cảnh sát cũng không tìm thấy bằng chứng hay bất kỳ động cơ gì để A ra tay giết vợ nên anh được rời khỏi vòng nghi vấn.

Theo nhận xét của mọi người xung quanh, Lee là người hiền lành, tốt bụng và có quan hệ xã hội rất tốt. Nhiều tin đồn cho rằng Lee qua lại với giáo sư Lee Mu Hak nhưng những người thân cận lại không nghĩ rằng cô có thể ngoại tình với người khác. Vụ án cứ thế đi vào vòng luẩn quẩn, cảnh sát cũng không thể tìm ra bất kỳ manh mối nào khác.

Năm 2017, chương trình Unanswered Question lên sóng với chủ đề xoay quanh cái chết của nữ giáo sư xinh đẹp họ Lee thu hút sự quan tâm của dư luận. Giảng viên Park Ji Sun của đại học Sookmyung tin rằng chiếc cúc áo kia chính là manh mối quan trọng nhất của vụ án mạng song cảnh sát lại không thể điều tra làm rõ hơn từ bằng chứng này. Cư dân mạng cũng để lại bình luận hối thúc cảnh sát mau chóng tìm ra kẻ thủ ác nhưng cho đến nay, danh tính của hắn vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đáp.

(Nguồn: Tổng hợp)

Một trời Thái Thanh

25  tháng Ba năm 2020 tang lễ Thái Thanh. California đang mùa đại dịch Covid-19. Không thể ra khỏi nhà. Tôi ngồi lặng lẽ cầu nguyện và nhớ chị. Từ...

Dòm sang nước láng giềng : Một thời kỳ khó khăn của chánh phủ Trùng Khánh

Từ hồi chánh phủ Tưởng Giới Thạch dời lên Trùng Khánh đến giờ, coi bộ chưa có hồi nào gặp cái tình thế khó khăn cho bằng hồi này hết,...

8 thói xấu khó bỏ của người Việt Nam

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc...

Tảo tần có nghĩa là gì?

Thực ra, câu thành ngữ chính xác phải là "buôn tảo bán tần" (Hoặc "buôn tần bán tảo").  Ca dao xưa có câu: "Cô Hai buôn tảo bán tần Cô...

Người Việt xưa dạy phụ nữ đọc sách và có trách nhiệm quốc dân

Nữ huấn tam tự thư 女訓三字書 (AB.22), hiện lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Sách chữ Hán, khắc in chân phương rõ nét, chỉ có chính văn chữ Hán,...

Phụ nữ Việt Nam xưa và nay: Khác nhau cách chăm chút vẻ ngoài (Phần 1)

Vì khác biệt thời đại nên phụ nữ Việt Nam ngày nay và ngày xưa cũng khác nhau từ suy nghĩ, ứng xử, quan nhiệm vị thế trong xã hội...

Cuộc sống ở Hà Nội 2002 qua ảnh

Chừng ấy năm là khoảng thời gian tương ứng với sự chuyển giao một thế hệ. Loạt ảnh Hà Nội năm 2002 do nhiếp ảnh gia người Australia Peter Charlesworth...

Loạt ảnh Ninh Bình 1991

Khám phá rừng Cúc phương, danh thắng Tam Cốc – Bích Động và Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình năm 1991 qua loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Đức...

Vì sao nói Chim sa cá lặn?

Khi nói về đàn bà đẹp, người Việt dùng thành ngữ “chim sa cá lặn”. Phải chăng xuất phát từ một thành ngữ Trung Hoa? (Hoàng Thị Lan, Liên Chiểu,...

Chợ Lớn bây giờ ở đâu?

Có lẽ với bất cứ ai đã từng cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh đều nghe qua danh xưng Chợ Lớn, hay một cụm từ thông dụng hơn...

Ký ức về những bài học thuộc lòng thời Tiểu Học

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc Tiểu Học cách đây hơn...

Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh – Hoàng đế dẹp loạn 12 sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng...

Exit mobile version