Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những vụ vượt ngục nổi tiếng trên thế giới

Vượt ngục thành công là một kỳ tích hiếm thấy, nhưng có những người không những vượt ngục thành công mà còn vượt ngục với phong cách

1. Maze Prison

Mê cung nhà tù (Maze Prison) là nơi xảy ra vụ vượt ngục lớn nhất lịch sử nước Anh. Vào ngày 25/9/1983, 38 tù nhân đã hoàn toàn phá hủy nhà tù an ninh cấp cao này, được xem là một trong những nhà tù khắt khe nhất châu Âu.

Xung quanh nhà tù là hàng rào 5 mét, bức tường bê tông dày 6 mét cùng với hàng rào thép gai bao quanh, và những cánh cửa thép kiên cố ngăn chặn tất cả các lối thoát ra khỏi khu nhà tù.

Các tù nhân đã lên kế hoạch cho vụ đào tẩu này suốt vài tháng. Bobby Storey và Gerry Kelly bắt đầu làm việc miệt mai để xác định điểm yếu của hệ thống, sáu khẩu súng lục đã được nhập lậu vào nhà tù bằng cách khai thác những điểm yếu này. Vào ngày 25/9/1983, chỉ sau 2h30 chiều, các tù nhân đã chiếm được quyền kiểm soát, bắt giữ các sĩ quan làm con tin, và cướp một chiếc xe tải giao đồ ăn.

Những sĩ quan làm việc văn phòng ở đó cũng bị bắt làm con tin, và sau vài lần thử, cổng chính đã mở toang ra. Chiếc xe tải chở đồ ăn bị bỏ lại, hai chiếc xe ngay bên ngoài nhà tù được dùng làm xe chạy thoát, và thế là mọi thứ đã trót lọt. Nhà tù quay lại hoạt động bình thường vào lúc 4h18, mất đi 38 tù nhân, 20 sĩ quan nhà tù bị trọng thương, một người qua đời vì đột quỵ.

2. Từ biệt Alcatraz

Vào tháng Sáu năm 1962, ba tù nhân của Đảo Alcatraz khét tiếng đã trốn thoát và mất tích một cách đầy bí ẩn. Frank Morris, hai anh em John Anglin và Clarence Anglin đã dành ra hai năm để đào một đường hầm thông qua các bức tường và dựng một cái bè tự làm để chèo đến tự do.

Hình nộm được đặt trong giường của họ để đánh lừa cai ngục, phải mãi đến sáng hôm sau khi nhóm tù nhân trốn thoát thì cai ngục mới nhận ra họ đã bị lừa.

Một số bộ phận của chiếc bè cùng với đồ dùng cá nhân của nhóm tù nhân đã được tìm thấy trong vịnh, các nhà điều tra kết luận rằng họ đã chết đuối trên đường đào tẩu.

FBI chính thức khép lại vụ án này vào ngày 31/12/1979 với kết luận rằng không có bằng chứng xác thực nào cho thấy những người đàn ông vẫn còn sống. Tuy nhiên, vào năm 2013, một bức thư đã được gửi đến chính phủ. Theo thông tin từ tờ Telegraph, bức thư do John Anglin viết, cầu xin được chữa trị căn bệnh ung thư với điều kiện ngồi tù một năm.

3. Cuộc đào tẩu của hoàng hậu

Vào mùa thu năm 1142, Hoàng hậu Matilda đang bị bao vây trong lâu đài Oxford bởi những người lính do anh họ của bà, Stephen, gửi đến. Trận chiến sau này được đặt tên là The Anarchy lúc đó đang hoành hành khắp nước Anh để giành lấy chiếc vương miện.

Stephen là cháu trai của William Đại đế và anh em họ của Matilda đã giành chiến thắng trong cuộc nội chiến này và sử dụng quyền lực để tiếp tục vây thêm một thành trì khác. Cuộc bao vây tại lâu đài Oxford kéo dài suốt ba tháng.

Cuộc đào tẩu sử thi của Matilda xảy ra vào một đêm tuyết trắng cóng người tháng Mười Hai, bà quấn mình trong một chiếc áo choàng trắng và chạy đi trong đôi giày trượt băng tự làm, chạy đến lâu đài Wallingford. Một thỏa thuận sau đó đã được ký kết, Matilda đồng ý với việc Stephen có thể giữ ngai vàng, với điều kiện con trai của bà, Henry sẽ là người thừa kế.

Nhưng trong một diễn biến không ngờ, Stephen đã băng hà không lâu sau khi đồng ý với thỏa thuận này, dẫn đến việc Henry đệ Nhị được lên ngôi vua. Không ai biết được liệu Matilda có liên can gì đến việc này hay không.

4. John Gerrard

John Gerrard là người duy nhất từng trốn thoát khỏi Tháp London khét tiếng. Là một linh mục, Gerrard bị cầm tù vì tiếp tục rao giảng niềm tin Công giáo của mình khi Thiên Chúa giáo đang bị đàn áp nặng nề.

Trong thời gian bị giam cầm, ông đã chịu đựng nhiều cuộc tra tấn để lấy thông tin. Ông chưa bao giờ chịu khuất phục, nhưng cuối cùng đã bị kết án tử hình vì những “tội ác” của mình. Trong lúc tuyệt vọng tìm cách trốn thoát, Gerrard đã liên lạc với những người bạn của mình còn đang được tự do thông qua những tờ giấy ghi chú viết bằng mực tàng hình làm từ nước cam.

Những người đồng minh này chèo thuyền vào tòa tháp và Gerrard đã có thể trốn thoát bằng cách dùng một sợi dây được ném lên từ dưới thuyền. Kế hoạch này đã mém không thành công vì những cuộc tra tấn đã làm cho tay Gerrard bị tê nhức liên tục, nhưng ông đã có thể trèo xuống chiếc thyền, trốn ra khỏi Anh và sống phần đời còn lại của mình ở Rome.

5. Alfred George Hinds

Alfred George Hinds là một tên tội phạm người Anh đã vượt ngục ba lần thành công từ những nhà tù an ninh cao trong vòng 12 năm. Lần đầu tiên của hắn là từ một nhà tù ở Nottingham vào năm 1958, tại đó hắn đã vượt qua được những cánh cửa bị khóa và bức tường nhà tù cao hơn 6 mét để đến với tự do. Chiến công này đã mang lại cho hắn cái tên Houdini Hinds với giới truyền thông.

Hinds đi khắp châu Âu trong thời gian chạy trốn, làm thợ sơn trang trí nhưng vẫn bị bắt lại, 248 ngày sau khi vượt ngục thành công. Nhưng Hinds đã dùng việc bị bắt lại để lấy lợi thế cho mình, kiện ngược lại chính quyền, từ đó tìm ra lý do để được hộ tống đến Tòa án.

Đồng phạm của Hinds bí mật đưa hắn một ổ khóa và gắn mắt vít vào một buồng vệ sinh để trong lúc được hộ tống vào nhà vệ sinh, Hinds sẽ đánh hai người vệ sĩ bất tỉnh và nhốt họ vào phòng vệ sinh, sau đó khóa cửa buồng.

Chạy trốn trên phố Fleet, Hinds đi thẳng đến sân bay và bị bắt lại chỉ năm giờ sau đó.

Cuộc vượt ngục thứ ba và cuối cùng của Hinds xảy ra chưa tròn một năm sau đó.

Sau khi bị bắt lại, Hinds được gửi đến nhà tù Chelmsford. Hinds một lần nữa trốn thoát thành công và chạy trốn đến Ireland và sống tại đó hai năm dưới một bí danh. Trong một lần bị kiểm tra xe, cảnh sát nhận thấy đây là một chiếc xe chưa được đăng ký giấy tờ, và Hinds lại bị bắt giữ. Sau khi được thả ra từ nhà tù Parkhurst, Hinds trở thành một thành viên của Hội Mensa.

 Alfred George Hinds đang phát biểu trước thành viên của Hội Mensa, London, 6/11/1973

Nguồn bài: Tổng hợp

Hoa gạo ngập đỏ xóm làng sông Hồng

Tôi thương em từ dạo Em mới tròn đôi mươi Cũng vào mùa Hoa Gạo Ðã bắt đầu rơi rơi... HoaTiNa (Hoa Gạo) Phim Mê Thảo (phỏng theo cuốn tiểu...

Quá trình khai thác kim cương diễn ra như thế nào?

Chừng nào trên thế giới này người ta vẫn kết hôn, nhu cầu đối với kim cương vẫn tồn tại. Quy trình hình thành kim cương bắt đầu từ độ...

Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới

Đáng lẽ mừng đám cưới như tục lệ trói buộc thành ra lo đám cưới. Tục cũ đã truyền nhiễm lâu không dễ một mai đổi ngay được. Vậy phải...

Bài thơ “Ngậm ngùi” Huy Cận viết cho ai ?

Trên thi đàn văn học Việt Nam thập niên 40-50 của thế kỷ trước, thi sĩ Huy Cận được mệnh danh là một nhà thơ đa tài. Theo nhiều nhà...

Ký Ức Về Truyền Hình Ngày Trước

Trong những phương tiện giải trí, tôi nhớ nhất là chiếc TV hiệu Sharp 14 inch trắng đen mà ba tôi mua hồi trước Tết Mậu Thân để anh em...

Ngôn ngữ thay đổi trải nghiệm của chúng ta về thời gian

Trong bộ phim Arrival, nhà ngôn ngữ học Louise Banks (do Amy Adams thủ vai) cố gắng giải mã ngôn ngữ người ngoài hành tinh. Cô khám phá ra cách...

Hình ảnh con người Đông Dương cách đây 200 năm

Chân dung Tổng đốc tỉnh Hải Dương trong triều phục Một vị hoàng thân mặc trang phục rồng phượng cầu kì Chân dung nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký...

Câu “nhàn cư vi bất thiện” xuất xứ từ đâu?

Câu “nhàn cư vi bất thiện” xuất xứ từ đâu? Có người lại bảo là “nhàn cư vi bất tiện”, có đúng không? Xuất xứ của câu “Nhàn cư vi...

Phụ nữ Việt Nam xưa và nay: Khác nhau cách chăm chút vẻ ngoài (Phần 1)

Vì khác biệt thời đại nên phụ nữ Việt Nam ngày nay và ngày xưa cũng khác nhau từ suy nghĩ, ứng xử, quan nhiệm vị thế trong xã hội...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Những năm đầu của Sài gòn thời Pháp thuộc

Les premières années de Saigon theo Jean Bouchot) a) Tác giả, năm 1983, tự nhận lỗi và tự phê bình: Hôm nay là 22 tháng chín dương lịch 1983, là...

Hàm Nghi – Từ vị vua bị lưu đày trở thành nghệ sĩ

Năm 1926, để kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Bảo tàng Auguste Rodin (1840-1917) Hotel Biron 79 rue de Varenne. Paris 7è, năm 1916. Rodin nhà điêu khắc vĩ...

Những bức ảnh màu về làng quê Việt xưa

Những hình ảnh giản dị, mộc mạc mà lại gần gũi với bất cứ ai đã từng trải qua tuổi thơ ở một làng quê Việt. Mời độc giả nhìn...

Exit mobile version