Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bí ẩn “hồ nữ quỷ” giết 19 người, đa số là đàn ông

Sâu trong khu rừng hoang sơ đẹp như tranh vẽ ở Queensland, Úc có một hồ nước nhìn qua thì có vẻ êm đềm, thơ mộng nhưng thực tế không phải vậy. Hồ nước này đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 19 người, đa số là đàn ông.

Truyền thuyết về nữ quỷ trong hồ Babinda Boulders, Úc đã có từ lâu (ảnh: Flickr)

Hồ Babinda Boulders trong vắt và xinh đẹp ở Queensland còn có tên gọi khác là “hồ nữ quỷ”.

Hôm 21.10, Shanon Hoffman – nam du khách, 37 tuổi – vừa là nạn nhân thứ 19 của hồ nước này.

2 ngày trước khi tử nạn, một số người dân sống gần “hồ nữ quỷ” đã cảnh báo Shanon Hoffman về truyền thuyết rùng rợn ở hồ nước này. Tuy nhiên, anh Shanon Hoffman tỏ ra chẳng mấy quan tâm và cuối cùng bị chết đuối.

Theo truyền thuyết lâu đời ở Queensland, từ thời cổ đại, một cô gái thổ dân vùng này đã được hứa gả cho thủ lĩnh của bộ tộc hùng mạnh khác. Số phận trớ trêu khi cô gái xinh đẹp trước đó đã trót phải lòng một chiến binh ở Queensland và yêu say đắm anh ta.

Cặp đôi đã bàn nhau chạy trốn khỏi vị thủ lĩnh nọ nhưng bất thành. Chàng trai bị người thủ lĩnh giết chết. Cô gái trẻ thì quá tuyệt vọng nên lao mình xuống hồ tự tử.

Truyền thuyết kể rằng, oan hồn của cô gái biến thành quỷ và thường dùng sắc đẹp lôi kéo những người đàn ông xuống hồ, sau đó dìm chết họ.

Trong số 19 cái chết ở “hồ nữ quỷ”, 17 người là đàn ông. Hồ Babinda Boulders là một trong những địa điểm khiến nhiều người gặp tai nạn đuối nước nhất ở Úc.

“Tất cả những người đàn ông chết tại hồ nước này đều có tuổi đời còn khá trẻ. Họ khỏe mạnh và dũng cảm y như người tình trong truyền thuyết của nữ quỷ trong hồ”, Don Lawie – nhân viên làm nhiệm vụ cứu nạn ở hồ Babinda Boulders – chia sẻ.

Tuy nhiên, sự nguy hiểm của hồ Babinda Boulders hoàn toàn có thể giải thích trên cơ sở khoa học.

Theo các chuyên gia, mặt hồ Babinda Boulders tưởng chừng yên ả, nhưng bên dưới là các xoáy nước, lạch nước mạnh có thể cuốn trôi nạn nhân nếu bất cẩn. Hồ Babinda Boulders còn có những vách đá trơn trượt, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Vì đâu “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím”?

Hơn 60 năm trước, bài thơ “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” của nhà thơ Kiên Giang ra đời (1957) đã làm xôn xao dư luận một thời. Bài...

Sự tích ngày Thần Tài

Hằng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, mọi người lại làm lễ cúng Thần Tài. Theo quan niệm dân gian, việc mua vàng trong ngày Thần...

Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn: Những vấn đề không cần bàn cãi nhiều

Sự tranh chấp giữa hai nhà họ Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu hẳn không gây thành một vấn đề lịch sử gay gắt nếu nó xuất hiện vào...

10 địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới Việt Nam

Với đường bờ biển dài, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những thành phố phát triển năng động, nền văn hóa đa dạng và những món ăn hấp dẫn... Việt...

Ảnh để đời về cuộc sống ở thủ đô Hà Nội năm 1995

Loạt ảnh Hà Nội năm 1995 do phóng viên ảnh Hoàng Đình Nam thực hiện sẽ làm sống lại ký ức của nhiều người về một khoảng thời gian đời...

Sài Gòn những năm 90

Sài Gòn những năm 90, phố phường đông đúc, con người thân thiện… Thành phố vang bóng một thời giờ đã phần nào nằm trong ký ức. Sài Gòn nay...

Vua Lê Thánh Tông và thời kỳ Hồng Đức thịnh trị

Thiên hạ thái bình, ngủ đêm không phải đóng cửa, lân bang e sợ phải thần phục và cống nạp, đó chính là thời kỳ Hồng Đức thịnh trị của...

Người Sài Gòn… xưa!!

Lần đầu tiên tôi lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo...

Cầu Long Biên – Xe đi “ngược” từ khi nào?

Từ bao giờ xe cộ đi “ngược” trên cầu Long Biên? Xe đi “ngược” có phải là ngược với quy tắc giao thông bên phải của người Pháp và người...

Trình tự hôn lễ xưa

Lễ tục Cưới gả đã có từ trước tới nay vẫn còn được mọi người trong nước và ngoài nước áp dụng. Đây là điểm nổi bật trong phong tục...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Chuyện ít biết về thú đua ngựa Sài Gòn xưa

Khi người Pháp mới chiếm đóng Sài Gòn, họ cho thành lập bãi bắn trọng pháo và kèm theo đó là trường đua ngựa để có thú vui giải trí....

Exit mobile version