Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chiến tranh chỉ vì một con chó

Một binh sĩ Hy Lạp vô tình xâm phạm biên giới Bulgaria khi đuổi theo chó cưng, khiến hai nước lâm vào cuộc chiến chớp nhoáng năm 1925.

 Đèo Dermia Kapia, nơi xảy ra vụ đụng độ giữa Hy Lạp và Bulgaria năm 1925. Ảnh: Wikimedia Commons.

chiến tranh thường nổ ra vì các nguyên nhân liên quan đến đất đai, tài nguyên, tôn giáo và chính trị. Tuy nhiên, nhiều cuộc chiến đẫm máu lại bắt nguồn từ những lý do ngớ ngẩn, điển hình là xung đột quân sự giữa Hy Lạp và Bulgaria vì một con chó đi lạc năm 1925.

Hy Lạp và Bulgaria từng là một phần của Đế chế Ottoman trải dài trên vùng lãnh thổ có nhiều tôn giáo, văn hóa và nhóm dân tộc. Hai dân tộc này giành độc lập lần lượt vào năm 1832 và 1908.

Hy Lạp và Bulgaria có nhiều lý do để đoàn kết và sống hòa thuận như đều theo Chính thống giáo phương Đông và cũng như là thành viên của Liên đoàn Balkan. Tuy nhiên, điều này không có nhiều tác dụng khi quan hệ hai nước trở nên căng thẳng đầu thế kỷ 20 vì tranh giành quyền sở hữu Macedonia và Tây Thrace.

Hàng loạt giao tranh nhỏ lẻ nổ ra ở biên giới và bùng phát thành chiến tranh Balkan năm 1913. Bulgaria gia nhập phe Đức, Áo và Hungary tấn công Serbia trong Thế chiến I. Cuộc chiến kết thúc với phần thắng thuộc về phe Đồng minh, Hy Lạp được hưởng chiến lợi phẩm theo hiệp ước Neuilly-sur-Seine do ở bên thắng cuộc.

Theo đó, Bulgaria phải từ bỏ vùng đất Tây Thrace, Vương quốc Serbs, Croats và Slovenes (sau này trở thành Nam Tư). Căng thẳng giữa Hy Lạp và Bulgaria không được cải thiện khi Thế chiến I kết thúc.

Bulgaria không công nhận các điều khoản hiệp ước và tin rằng cuộc chiến chưa kết thúc. Họ phát động tấn công vào Hy Lạp và Nam Tư, trong đó những đòn tập kích gây thiệt hại nhất do Tổ chức Cách mạng Nội bộ Macedonia (IMRO) và Tổ chức Cách mạng Nội bộ Thrace (ITRO) tiến hành.

Thị trấn Petrich ở tây nam Bulgaria, giáp với Hy Lạp hoạt động gần như một quốc gia độc lập dưới quyền quản lý của IMRO. Tổ chức này phản đối quyết liệt chủ trương giảm căng thẳng với Hy Lạp, cải thiện quan hệ với phần còn lại của châu Âu.

Ngày 18/10/1925, con chó của một lính Hy Lạp đóng quân tại đèo Demir Kapia ở Belatsitsa gần biên giới hai nước đột nhiên chạy về phía Bulgaria. Vì quá yêu thú cưng, người lính này vội đuổi theo mà không biết mình đã vượt qua biên giới. Biên phòng Bulgaria lập tức nổ súng bắn chết người lính Hy Lạp xâm phạm.

Ngay lập tức, biên phòng Hy Lạp nổ súng dữ dội về phía Bulgaria và đối phương cũng bắn trả. Khi tiếng súng lắng xuống, một đại úy Hy Lạp và các thuộc cấp giương cờ trắng đi vào khu vực biên giới, dường như muốn kêu gọi bình tĩnh và đàm phán. Tuy nhiên, phía Bulgaria nổ súng sát hại viên đại úy và làm bị thương các sĩ quan đang chạy về phía Hy Lạp.

Truyền thông Hy Lạp thời điểm đó bỏ qua chi tiết con chó, cáo buộc một số lính Bulgaria đã vô cớ tập kích đồn biên phòng Hy Lạp ở Belasitsa, khiến một sĩ quan và một binh sĩ thiệt mạng.

Vị trí thị trấn Petrich nằm giữa Bulgaria và Hy Lạp. Đồ họa: War History.

Số phận con chó không được tiết lộ, nhưng Bulgaria và Hy Lạp khi đó đứng bên bờ vực chiến tranh. Bulgaria bày tỏ lấy làm tiếc về sự cố và cho rằng tất cả chỉ là sự hiểu lầm. Họ đề xuất lập một ủy ban chung giữa hai nước để điều tra.

Trung tướng Theodoros Pangalos, người vừa tiến hành cuộc đảo chính tại Hy Lạp, bác bỏ đề xuất và ra tối hậu thư cho Bulgaria, yêu cầu họ trừng phạt người chịu trách nhiệm, đưa ra lời xin lỗi chính thức và bồi thường hai triệu franc cho gia đình nạn nhân. Hy Lạp cũng đặt thời hạn 48 giờ để Bulgaria thực hiện yêu cầu.

Chính phủ Bulgaria từ chối thực hiện tối hậu thư, khiến Pangalos điều 20.000 quân tràn qua biên giới để chiếm thị trấn Petrich và các ngôi làng gần đó vào ngày 22/10. Bulgaria triển khai 10.000 binh sĩ đối phó cuộc xâ‌m lượ‌c, nhưng Hy Lạp vẫn nắm quyền kiểm soát thị trấn và bao vây khu vực xung quanh. Bulgaria kêu gọi Liên hiệp Các quốc gia, tổ chức tiền thân của Liên Hợp Quốc, can thiệp.

Tổ chức này ra lệnh ngừng bắn, buộc Hy Lạp lập tức rút quân và bồi thường cho Bulgaria vì đã phát động chiến tranh. Chính phủ Hy Lạp phải thực thi yêu cầu và trả khoản tiền 45.000 bảng Anh cho Bulgaria. Cuộc chiến chớp nhoáng đã khiến 20 lính Bulgaria và 122 binh sĩ Hy Lạp thiệt mạng.

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 3/9 – Sài Gòn dưới trào Nguyễn Ánh

Thật ra, khó mà tóm tắt trong vài câu ngắn gọn và đầy đủ về điển tích chung quanh thành và đất Sài Gòn. Muốn hiểu vấn đề này, phải...

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa?

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa? [caption id="" align="alignnone" width="640"] Alexander Synaptic[/caption] Những người châu  u đầu tiên phát hiện ra đảo...

Nguyên bản chiếu Cần Vương

Một nguyên bản chiếu Cần Vương được tìm thấy tại bảo tàng gia đình ông Thierry d'Argenlieu tại Pháp Ông Thierry d'Argenlieu là viên cao ủy Pháp đến Đông Dương...

Những hình ảnh khó quên về lễ hội chùa Hương năm 1927

Bầu không khí nhộn nhịp ở bến Đục, cảnh đẹp như tranh thủy mặc trên suối Yến, nét trầm mặc của chùa Thiên Trù… là loạt ảnh hiếm có về...

Thời đó tết quê tôi ai có bàn ủi con gà là “Đại Gia”

Bây giờ, bàn ủi than, khuôn bánh in, bánh thuẫn “rút lui” để nhường chỗ cho bàn ủi điện, bánh công nghiệp. Nhưng với những người ở tuổi giao thời...

Quân Cờ Đen – Kỳ 1/3 – Lưu Vĩnh Phúc

Các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa đã sẵn được đề cập nhiều lần trong câu chuyện này, như là những tỉnh, cùng với Vân Nam, giáp...

Vua Gia Long với việc đúc tiền, bạc

Xứ Bắc kỳ tiêu tiền nhà Lê, nhà Tây Sơn cho đến khi vua Gia Long đúc tiền, bạc mới (1803). Vua Gia Long đã đúc tiền vàng, bạc, tiền...

Loạt ảnh tuyệt đẹp về Sài Gòn 1967-1968

Phó nháy người Mỹ John Beck đã ghi lại nhiều hình ảnh chất lượng cao về khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1967-1968. Những bức ảnh này được scan...

Chuyện lựu đạn nổ trên sân khấu Kim Thoa năm 1955

Ngày 19 tháng 12 năm 1955, đoàn hát Kim Thoa khai trương bảng hiệu mới với tuồng hát Lấp Sông Gianh của soạn giả Kinh Luân tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo...

Suy ngẫm về lời khen và sự giả dối của con người

Có người nói ngọt như rót mật vào tai, nhưng hàm ẩn châm chọc mỉa mai. Để đạt mục đích họ nói lời đường mật nhưng không thật tâm, âm...

Dòng họ Lý ở Hàn Quốc

800 năm đã qua, giờ đây có quá ít tư liệu về sự kiện lịch sử này. Những tư liệu hiếm hoi tìm được lại ít nhiều khác nhau về...

Hành trình ẩm thực Sài Gòn

Khi so sánh với vùng miền khác, người ta thường nói “Ẩm thực Sài gòn không có bản sắc riêng”. Người Sài Gòn bản tính vốn thoải mái, dễ chấp...

Exit mobile version