Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người chồng bí ẩn của nhà tiên tri mù Vanga và cái chết vì không nghe lời vợ

Những bí ẩn về cuộc đời của nhà tiên tri vĩ đại Vanga chưa bao giờ khiến người ta hết tò mò và cuộc hôn nhân với người chồng bí ẩn của bà cũng nằm trong số đó.

Baba Vanga (1911-1996), người Bugari, là một trong những nhà tiên tri lừng danh nhất thế giới. Bà đã từng khiến cả thế giới rùng mình khi dự đoán gần như chính xác những sự kiện lớn của thế giới như vụ chìm tàu Krusk của Nga, vụ khủng bố tháp đôi 11/9 tại Mỹ, tổng thống Nga Putin đắc cử, khủng hoảng di cư châu Âu, Brexit hay sự trỗi dậy của phiến quân Hồi giáo IS… Ngay cả khi đã qua đời, bà Vanga vẫn để lại nhiều dự đoán về tương lai của thế giới, khiến nhiều người lo lắng và tò mò.

Không chỉ gây chú ý với những lời tiên tri chuẩn xác, bà Vanga còn được biết đến với một cuộc đời đầy biến động và kỳ lạ. Ngay từ lúc chào đời, bà đã bị sinh thiếu tháng khiến sức khỏe yếu ớt. Năm 12 tuổi, một cơn bão cát cuốn qua làng đã khiến bà Vanga bị mất thị giác do đất cát rơi vào mắt quá nhiều. Cũng kể từ sau khi bị mù lòa, bà Vanga bắt đầu bộc lộ khả năng tiên tri. Bà tuyên bố có thể nhìn thấy và nói chuyện với người chết, khiến nhiều người tin tưởng và nhờ bà tìm hộ thân nhân. Ngoài ra, bà Vanga còn có khả năng chữa bệnh bằng thảo dược.

Nhà tiên tri mù Vanga.

Một lần, có vài người lính tới tìm bà Vanga để hỏi chuyện, trong số đó có Dimitr Gushterov, đến từ làng Kryndjilitsa, thị trấn Petrick, Bulgari. Khi ông Dimitr còn đang bối rối không dám vào nhà, bà Vanga đã mở cửa, gọi tên ông và nói: “Tôi biết anh đến đây để làm gì. Anh đến để hỏi về kẻ đã giết anh trai mình. Có thể sau này tôi sẽ nói, nhưng anh phải hứa sẽ không làm hại họ. Điều đó là không cần thiết bởi anh sẽ sống tới tận khi chứng kiến họ kết thúc thảm hại”.

Những lời nói của bà Vanga khiến ông Dimitr kinh ngạc tới mức gần như không đứng vững. Ông không hiểu tại sao bà Vanga biết tên mình, càng không tin rằng bà đã nói hết những tâm tư trong lòng ông.

Về sau, ông Dimitr lại đến gặp bà Vanga thêm vài lần nữa để xin lời khuyên. Cả hai đã nói chuyện riêng với nhau rất lâu trong căn phòng nhỏ của bà Vanga. Ngày 20/4/1942, bà Vanga kể với em gái rằng ông Dimitr đã ngỏ lời cầu hôn mình.

Ngày 10/5/1942, bà Vanga và ông Dimitr chính thức kết hôn. Tuy cuộc sống của gia đình ông Dimitr cũng vô cùng nghèo khó nhưng bà Vanga chưa một lần kêu khổ. Bị mẹ chồng và hàng xóm xung quanh chê trách vì sức khỏe yếu, không làm được công việc nông dân nhưng Vanga vẫn nhẫn nhục, dần dần chứng minh khả năng của mình.

Bà Vanga và người chồng Dimitr.

Một thời gian sau, ông Dimitr quyết định nhập ngũ, đóng quân tại Hy Lạp. Ông hứa khi trở về sẽ xây cho vợ một ngôi nhà mới để bù đắp những bất hạnh mà bà từng chịu đựng. Trước khi chồng đi, bà Vanga chỉ dặn dò đúng một câu: “Hãy tránh xa nước”.

Năm 1944, ông Dimitr trở về lành lặn nhưng sức khỏe yếu đi rất nhiều. Ông thực hiện lời hứa năm xưa, xây cho vợ một ngôi nhà tử tế nhưng việc đó cũng khiến ông chịu nhiều áp lực. Một người bạn khuyên ông Dimitr hãy uống mỗi ngày một cốc rượu rakia để giảm đau. Ít lâu sau, ông Dimitr bị nghiện rượu nặng, tính tình cũng thay đổi, không thích giao tiếp với ai.

Trước tình trạng tồi tệ của chồng, bà Vanga đã nhiều lần khuyên nhủ và cầu xin, thậm chí nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ nhưng không được. Ông Dimitr thì ngày càng xa lánh vợ, khiến tình cảm hai vợ chồng ngày một xa cách. Ông Dimitr và bà Vanga vẫn trở về ngôi nhà của mình nhưng chỉ lầm lũi như 2 cái bóng cô độc. Bà Vanga vẫn tiếp tục chữa bệnh cho người khác nhưng lại không thể chữa khỏi căn bệnh thể chất cũng như tinh thần cho chồng mình.

Sau này, bà Vanga từng chia sẻ với em gái rằng: “Dù chị biết anh Dimitr không thể qua khỏi nhưng hàng đêm, chị vẫn cầu nguyện để phép màu xảy đến với chồng chị”.

Ông Dimitr đã phải nằm điều trị suốt 12 năm trời, cuối cùng được chẩn đoán mắc xơ gan nặng. Một lần, nữ y tá gọi bà Vanga ra nói chuyện nhưng bà từ chối. Bà Vanga biết chồng mình sắp chết nên đề nghị cho ông về nhà để được dành những ngày tháng cuối cùng bên nhau. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời ông Dimitr, bà Vanga không rời chồng nửa bước.

Tấm ảnh hai vợ chồng được treo trong phòng ngủ của bà Vanga.

Ngày 1/4/1962, ông Dimitr trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 42. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là bà Vanga không hề rơi nước mắt một lần nào trước sự ra đi của chồng. Theo lời kể của người em gái, bà Vanga đã ngủ thiếp tới tận lúc làm lễ mai táng. Khi tỉnh dậy, bà Vanga chỉ nói: “Chị vừa tiễn anh ấy tới nơi anh ấy phải đến”.

Sau này, vẫn trong ngôi nhà nhỏ mà chồng xây dựng, bà Vanga đã đón tiếp thêm rất nhiều vị khách đặc biệt, giúp họ giải đáp những câu hỏi về cả bản thân lẫn tương lai của thế giới. Bà trở nên nổi tiếng hơn và được biết đến là một trong những nhà tiên tri lừng danh nhất thế giới. Người ta tin rằng, cái chết của ông Dimitr đã được bà Vanga dự đoán từ trước. Tuy nhiên, vì những lý do liên quan tới tình cảm cá nhân, ông Dimitr đã không nghe lời vợ, cuối cùng ra đi khi còn trẻ.

Thành ngữ “Ba que xỏ lá”

Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những “trò chơi có thưởng”. Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá, mỗi...

Cần kiệm thành đại sự

Trong cuốn Chu Tử Gia Huấn thời Minh nói rằng: “Dù là ăn một bát cơm hay một bát cháo, hãy nghĩ tới việc có được nó không dễ; Dù...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 3 – Mở tiệc lớn để thêm vi cánh Ông Hội đồng vui vẻ mở hầu bao

Rước Cậu Ba về tới nhà ông Hội đồng bàn ngay cuộc lễ tiệc, trước cúng ông bà, sau đãi thân bằng quyến thuộc. Ông giao việc này cho bà...

Chúa Chổm có phải là vua Lê?

"Nợ như Chúa Chổm" là thành ngữ rất phổ biến để chỉ người lắm nợ. Nhưng tại sao Chúa Chổm lại lắm nợ như vậy ? Truyền thuyết kể rằng:...

Mắm tôm chua Gò Công! Mình “cưới” nhau đi!

Còn thằng tôi, nguyện sống – chết thủy chung với mùi mắm ruốc, mắm tôm chua miệt biển Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang quê nhà. Nhẩn nha ăn một...

Các nông cụ Việt Nam vang bóng một thời

Trong dân gian ai cũng biết : "Đời sống con người hay vật dụng hằng ngày cũng chỉ có một thời kỳ mà thôi". Bởi vì, sự vô thường phải đến để...

Đôi điều suy nghĩ về vương triều Nguyễn

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, toàn bộ những giá trị kinh tế - xã hội của miền Nam đều bị xóa bỏ và thay thế bởi những khái...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 2)

Phần 2: Trần Phong Sắc  (1878-????) dịch giả các truyện tàu Vào đầu thế kỷ 20, ở Nam Kỳ có 3 dịch giả truyện Tàu cùng tên Sắt: người thứ nhứt là Tân...

Vài hàng nhớ lại bà Nguyễn Thị Mai Anh – Phu Nhân của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1931, là con gái thứ bảy (nên còn có biệt danh Cô Bảy Mỹ Tho) trong...

Kiến trúc sư Châu Á duy nhất đạt giải Khôi Nguyên La Mã

Với nhiều công trình nổi tiếng để lại như dinh Độc Lập (nay là Hội trườngThống Nhất), Viện Hạt Nhân Đà Lạt, Viện ĐH Huế, Đại Chủng Viện Đà Lạt,...

Tế Công điên điên khùng khùng thực ra chính là Chân Phật hạ thế

Bên trong Đại Hùng Bảo Điện ở rừng Đàn Hương, núi Cửu Hoa có một bức tượng rất đặc biệt, đó là tượng “hoà thượng điên” Tế Công trong dáng...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 8/10 – Mối thù giữa Năm Cam và Lâm Chín ngón

Báo chí đã đăng nhiều bài nói về mối thù giữa hai tay giang hồ cộm cán này. Theo đó, Lâm Chín ngón luôn tỏ vẻ "khi dễ" Năm Cam...

Exit mobile version