Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những con số ám ảnh khắp thế giới

Ngoài những con số 13, 666 mà nhiều người biết tượng trưng cho xui xẻo, chết chóc, ma quỷ thì còn 7 con số khác cũng gây ám ảnh đáng sợ khắp thế giới.

1. 39 là con số đáng sợ ở Afghanistan


Số 39 – Con số ám ảnh người dân Afghanistan

Người dân Afghanistan rất sợ sự hiện diện của số 39 nên số phòng khách sạn, hay số điện thoại di động và điện thoại nhà, thậm chí cả địa chỉ nhà riêng đều không có số 39.

Nếu một người dân của thủ đô Kabul, không may trong số điện thoại có số 39, một là họ đổi số điện thoại, hai là khi gọi cho người khác phải dùng chức năng ẩn số, nếu không sẽ chẳng có ai dám bắt máy khi họ gọi. Còn nếu biển số xe của họ có số 39, họ sẽ tìm cách sửa số 39 thành 38.

Thậm chí, những người 39 tuổi, không bao giờ nói tuổi thật của mình. Khi có ai hỏi bao nhiêu tuổi, họ sẽ trả lời “tôi gần 40“, “tôi qua 38 tuổi”…

2. Ở Bungari, 0888888888 là số điện thoại của cái chết


Ở Bungari, 0888888888 được coi là chiếc sim tử thần

Chủ nhân đầu tiên của số điện thoại này là ông Vladimir Grashnov, cựu giám đốc điều hành Mobitel, nơi phát hành số 0888 888 888. Ông Grashnov đã qua đời vì căn bệnh ung thư hồi năm 2001 ở tuổi 48, nhưng có tin đồn rằng ông bị đối thủ đầu độc bằng chất phóng xạ.

Người thứ hai sở hữu số điện thoại 0888 888 888 là Konstantin Dimitrov, một trùm ma túy người Bulgaria với giá trị hợp đồng viễn thông không được tiết lộ. Năm 2003 Dimitrov bị ám sát ở tuổi 31, trong lúc đi ăn tại một nhà hàng ở Amsterdam (Hà Lan). Các băng nhóm mafia Nga được cho là đã đứng sau vụ ám sát.

Người chủ thứ ba của số điện thoại chết người này là doanh nhân Konstantin Dishliev, một nhà quản lý bất động sản cũng dính líu tới các hoạt động buôn bán ma tuý. Năm 2005, Dishliev bị bắn chết khi đang đứng gần một nhà hàng chuyên món Ấn Độ ở thủ đô Sofia (Bulgaria).

Đã 6 năm đã trôi qua kể từ ngày nhà mạng Mobitel chấm dứt hoạt động của số điện thoại 0888888888, vẫn chưa có ai trở thành chủ nhân mới của “chiếc SIM tử thần”.

3. Số 11


Số 11 trở thành con số đáng sợ nhất của người Mĩ.

Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới đứng gần nhau giống như số 11 khổng lồ. Chiếc máy bay được điều khiển bởi những kẻ khủng bố đâm vào tòa tháp đôi vào ngày 11 tháng 9. Chưa hết, 11 tháng 9 – là ngày thứ 254 của năm và nếu cộng các số 2, 5 và 4, kết quả cũng là 11. Chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa tháp, là chuyến bay số 11. Trong đó số lượng phi hành đoàn là 11 và 92 khách (9 + 2 = 11). Thậm chí, NEW YORK CITY có 11 chữ cái, AFGHANISTAN có 11 chữ cái, RAMSIN YUSEB (khủng bố đe dọa phá hủy tòa Tháp Đôi năm 1993) có 11 chữ cái, GEORGE W. BUSH có 11 chữ cái.

4. Số 17 đáng sợ với người Ý


17 – con số không may mắn đối với người Ý

Với người Ý số 17 là không may mắn. Theo họ, đó tượng trưng cho cái chết, khi viết dưới dạng số La Mã là XVII. Nó cũng có thể biến đổi thành VIXI, trong tiếng Latinh nó được dịch là “Tôi đã sống“, ở thì hiện tại nó lại ám chỉ “Cuộc đời tôi đã kết thúc“.

Vì thế trên máy bay ở ý không bao giờ có số 17. Số 17 thường được khắc nổi trên những ngôi mộ của người La Mã cổ đại. Ngoài ra, số 17 được coi là không may mắn bởi vì đó vào ngày 17 – ngày đầu của trận lụt (đây là một trong những sự kiện hiếm hoi trong Kinh Thánh mà được ghi chính xác ngày).

5. Số 250 của người Trung Quốc


Bạn nên cẩn thận khi mới học tiếng Trung

Đối với Trung Quốc, số 250 là thể hiện sự xúc phạm. Thực tế là trong ngôn ngữ của Trung Quốc, 250 được phát âm là “Èr bǎi wǔ” (đọc là o pái ủ) nghĩa là 250 nếu dịch nghĩa đen. Tuy nhiên, đây lại là một câu chửi bằng tiếng Trung, nghĩa là “thằng ngu“, “vô dụng” hoặc “vô tích sự“. Đây cũng là lý do khi mới học về số Tiếng Trung, bạn sẽ được nhắc sử dụng từ “Èr” cho đúng, có lúc dùng “Èr” nhưng lại có lúc dùng “Liang”.

6. Số 26 không may mắn của người Ấn Độ


Rất nhiều thảm họa ở Ấn Độ xảy ra vào ngày 26

26 là con số không may mắn, thậm chí là chết người ở Ấn Độ. Các trận động đất tàn phá Gujarat, gây ra cái chết của 20.000 người diễn ra vào ngày 26.1. 2001. Ngày 26.12. 2004 một trận sóng thần khủng khiếp đã giết chết gần 230.000 người. Vào ngày 26.5.2007 một quả bom phát nổ ở phía đông bắc của Ấn Độ khiến nhiều người chết và bị thương.

Ngày 26.7.2008 một quả bom phát nổ ở Ahmedabad cũng khiến rất nhiều người chết và bị thương. Cuối cùng, chính xác vào ngày 26.11.2008, ở Ấn Độ xảy một loạt các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu.

Với việc cộng hai số: 2 và 6 thành 8. Trong số học “Tám” tượng trưng cho sự tàn phá, khó khăn, thất bại.

7. Số 7 đáng sợ trong các tai nạn máy bay năm 2014


Các vụ tai nạn máy bay trong năm 2014 đều liên quan tới số 7

Ngày 24/7, chuyến bay mang số hiệu AH5017 đang bay từ Ouagadougou (Burkina Faso) đến Algiers (Algerie) chở 116 người đã đâm xuống đất ở Niger hoặc Mali. Vụ việc đang được xác minh điều tra.

Ngày 23/7, chiếc máy bay ATR72 mang số hiệu GE222 của Đài Loan phải hạ cánh khẩn cấp tại vùng đang chịu ảnh hưởng của cơn bão Matmo thì rơi từ độ cao khoảng 28 m xuống một tòa nhà khiến 48 người thiệt mạng.

Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines trên hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đi Kuala Lumpur bị cho là trúng tên lửa, đã rơi ở miền đông Ukraine khiến 298 người thiệt mạng. MH17 của Malaysia bay chuyến đầu tiên vào ngày 17/7/1997 và tử nạn vào ngày 17/7/2014, sau đúng 17 năm.

Trước đó, chuyến bay MH370 (cũng là một chiếc Boeing 777) của Malaysia Airlines chở 239 người mất tích khỏi màn hình radar hôm 8/3, khi đang trên biển Đông. Chiến dịch tìm kiếm lớn nhất lịch sử hàng không diễn ra gần nửa năm qua chưa tìm được lời giải cho sự mất tích bí ẩn của chiếc máy bay này.

Quan lại nhũng nhiễu ở Sài Gòn xưa

Sự hiếu khách, luôn mong học hỏi, phát triển hiện đại đất nước của Lê Văn Duyệt tương phản với hầu hết những quan lại, nhân viên dưới quyền ông...

Bài viết 100 năm trước: Chữ Nho, nên để hay là nên bỏ?

Dẫu ra như thế rồi, thì muốn giải cái vấn đề: nên để hay nên bỏ chữ nho? cứ việc xem bên nước Đại Pháp đãi chữ La-tinh thế nào,...

Chữ ” xe cộ” có từ đâu ?

Đồng Ông Cộ Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra...

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Mồng tơi có phải là loại dây leo để nấu canh hay không?

Vâng, mồng tơi ở đây đúng là một loại dây leo mà người ta dùng để nấu canh, tên khoa học là Basella rubra L., mà Việt-Nam tự-điển của Lê...

Nón Tây Hồ – Chiếc nón bài thơ

Từ lâu chiếc nón bài thơ gắn với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người con gái Việt nói chung và người thiếu nữ Huế nói riêng. Nói...

Mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn

Mũ thượng triều chỉ được vua nhà Nguyễn sử dụng khi thiết triều, trong những dịp đặc biệt của quốc gia. Xét về vai trò, chiếc mũ này tương đương...

Có hay không Vòng luân hồi?

Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với toàn thể nhân loại... Từ hàng nghìn năm nay,...

Chữ “Ký” trong tiệm ăn

Ở Sài Gòn-Chợ Lớn ta thường bắt gặp nhiều bảng hiệu như Lương Ký Mì Gia, Bồi Ký Mì Gia, Thiệu Ký Mì Gia, Hải Ký Mì Gia, Huê Ký...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Tình Anh Lính Chiến của Nhạc Sĩ Lam Phương

Năm 1958 cũng như bao lớp người trai trẻ khác, nhạc sĩ Lam Phương hăng hái lên đường làm nhập ngũ làm bổn phận của người trai thời loạn. Trong...

Yến lão

"Yến" là tiệc rượu. Nhiều làng có tục yến lão, hàng năm hay hai ba năm một lần, thết tiệc mừng thọ các quan lão. Có thể nói đây là...

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt

Trong phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và vài vị thần như Táo công, Thổ công, thần Tài…; ở phạm vi làng xã, người Việt thờ Thành...

Những Bức Ảnh Quý Về Sài Gòn Hơn 150 Năm Trước

Trong lịch sử phát triển của thành phố Sài Gòn vào thời Pháp thuộc, Émile Gsell là một trong những người đầu tiên để lại một di sản nghệ thuật...

Exit mobile version