Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phụ huynh Trung Quốc đua nhau dẫn con đi “nắn” đầu

Với niềm tin đầu tròn đang là tiêu chuẩn cái đẹp và may mắn ở Trung Quốc, các bậc cha mẹ nước này đang áp đặt quan niệm này vào cơ thể những đứa trẻ. Dạo gần đây trên các trang mạng xã hội, chủ đề về những cách “thần kỳ” giúp chỉnh sửa hình dạng đầu đang được thảo luận rất sôi nổi. Do tính chất trẻ sơ sinh có xương mềm và dễ uốn nắn hơn, các bậc cha mẹ đã đưa con mình đi hình hình đầu, bất chấp nhiều sự phản đối. Cũng vì thế mà những chiếc mũ đội đắt tiền có công dụng được cho là “thần kỳ” cũng trở nên rất phổ biến dạo thời gian gần đây.

Theo đó, các bậc phụ huynh đang mua những chiếc mũ để định hình lại cho hộp sọ của trẻ trở nên tròn hơn, hướng đến mẫu đầu tròn hoàn hảo lý tưởng của Trung Quốc. Thật ra, xu hướng nón đội chỉnh sửa đầu đã bắt đầu rầm rộ từ tháng 10 năm nay, với việc nhiều bậc phụ huynh đổ xô đến các cửa hàng để mua mũ cho con mình. Thoạt nhìn, những chiếc mũ này trông giống những quả bóng bowling và được thiết kế dành cho những bé có phần đầu dẹt ở phía sau. Theo hướng dẫn, trẻ phải đội chiếc mũ này trong nhiều giờ để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

Một người dùng trên mạng xã hội Tiểu Hồng Thư cho biết, cô đã sử dụng chiếc mũ “thần kỳ” để “chỉnh sửa lại hình dạng đầu của trẻ”. Trong bài viết, người mẹ này cũng kể lại quá trình cô đưa con gái 7 tháng tuổi đến cơ sở y tế để thực hiện các quy trình chỉnh sửa. Được biết, các nhân viên phòng khám sẽ bọc đầu bé bằng thạch cao trong một khoảng thời gian khá lâu để đo và tạo khuôn.

“Tôi nghĩ rằng khuôn tạo hình đầu cũng giống như việc đeo niềng răng. Nó giúp chỉnh sửa các bộ phận cơ thể theo ý muốn và làm cho nó phù hợp với tiêu chuẩn hơn. Cá nhân tôi gặp tình trạng đầu dẹp và tôi hiểu được những người phụ nữ coi trọng ngoại hình như mình đã phải đau khổ như thế nào. Do đó, tôi không muốn con gái mình lớn lên phải tự ti như mẹ của bé.” Vẫn chưa rõ liệu người mẹ này phải trả bao nhiêu tiền cho khuôn tạo hình đầu của trẻ. Thế nhưng, cái giá ước tính cho thấy con số có thể lên đến hơn 4,300 USD.

Do giá của phương pháp này có phần đắt đỏ, nhiều cách “nắn” đầu khác với giá mềm cũng được các bậc phụ huynh không dư dả kinh tế săn đón. Chẳng hạn chỉ tính riêng trên nền tảng mua sắm Taobao, hàng loạt các thiết bị chỉnh đầu cho trẻ sơ sinh được bán rầm rộ. Từ gối chỉnh hình chỉ 20 USD cho đến khuôn tạo hình đầu giá rẻ 3 USD cho đến thảm ngủ có công dụng ngăn trẻ ngủ sai tư thể dẫn đến đầu dẹt 15 USD. Tất cả đều bán hết rất nhanh, và luôn trong tình trạng cháy hàng.

Có thể nói người Trung Quốc đã bị ám ảnh bởi cái đầu tròn, những video bài viết về mẹo và thủ thuật để khắc phục, che giấu phần đầu dẹt xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng xã hội. Lấy ví dụ, một chủ đề “Tại sao mà đầu của một người lại phẳng” thu hút được 32,000 lượt bình luận và chia sẻ. Trên thực tế, trào lưu đầu tròn chỉ xuất hiện dạo gần đây ở Trung Quốc. Theo quan niệm của người xưa, đầu phẳng với vầng trán rộng mới là tiêu chuẩn của sự may mắn và tài giỏi. Khi đó, nhiều bậc cha mẹ còn bắt con mình phải gối đầu lên sách hoặc ván gỗ để đầu trông dẹp hơn.

Một số người ủng hộ trào lưu này và cho rằng: “Tất cả đều vì con cái, vì vẻ đẹp của con. Và rồi con của bạn sẽ lớn lên và cảm kích những quyết định của bố mẹ.” Tuy nhiên, cũng nhiều người phản đối cách làm này và cho rằng mọi thứ nên để tự nhiên, đừng cố ép trẻ phải đau đớn chỉ vì những ý nghĩ của bố mẹ. Một bác sĩ nhi khoa cũng cho rằng mũ chỉnh hình chỉ được dùng để điều trị trong trường hợp trẻ có vấn đề về hộp sọ. Việc bố mẹ tự ý can thiệp vì lý do thẩm mỹ hoàn toàn vô nghĩa, điều đó chỉ phản ánh sự lo lắng thái quá của bố mẹ với con cái. Tốt nhất trong giai đoạn đầu đời nên để trẻ được phát triển một cách tự nhiên nhất.

Theo Insider

Đời sống ở Hà Nội cuối thế kỷ 19 qua ảnh

Pierre Dieulefils (1862-1937, người Pháp) là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Cùng xem những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội cuối thế...

Trà Tầu và ấm Nghi Hưng

Uống trà tàu vốn dĩ phổ thông thời trước, đến nay đã trở thành hiếm hoi trong xã hội Việt Nam. Thanh niên ngày nay chỉ mường tượng được cái...

Thục Phán – An Dương Vương – Quốc vương Âu Lạc

An Dương vương (chữ Hán: 安陽王), tên thật là Thục Phán (蜀泮),là người lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang. Theo truyền thuyết sử cũ thì...

Hoàng Oanh – Một đời âm nhạc

Tiếng hát và kỷ niệm Bài viết dài và công phu này của tác giả Duy An, thống kê chi tiết được hầu như tất cả hoạt động âm nhạc...

Tìm hiểu về văn hóa miền Tây – Phần 2

Phong tục và tập quán Tục thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên và ngày giỗ Thờ ông bà là một bổn phận và nhiệm vụ trọng đặc thù của người...

Nước mắm trong lịch sử và văn hóa của người Việt

Nước mắm không chỉ được ghi nhận trong thư tịch cổ Việt Nam mà còn được phản ánh trong các hồi ký, nhật ký của những người phương Tây từng...

Về thời điểm lên ngôi  của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ

Từ trước đến nay, khi đề cập đến thời điểm lên ngôi của Nguyễn Huệ, nhiều tài liệu đã ghi chép đó là ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân...

Khi người đàn bà tái giá cần có những thủ tục gì?

Đàn ông lấy vợ gọi là thú, đàn bà lấy chồng gọi là giá. Có nhiều trường hợp đàn bà phái tái giá: Một là duyên không ưa, phận không...

Tại sao gọi người Nghệ An là dân “cá gỗ”

Trong quá khứ, khi nghe ai đó nói giọng "trọ trẹ", người ta thường gọi họ là dân "cá gỗ". Lúc đó tôi không hiểu tại sao lại như vậy,...

Không lo không sợ là cảnh giới tinh thần của người quân tử

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường hay lo lắng ưu sầu”, “Người quân tử không lo không sợ,...

Vì sao Sài Gòn có rất nhiều chợ mang tên cây cỏ kỳ lạ?

Giữa thời buổi hội nhập, khi những toà nhà hiện đại dần thay thế những hàng cây, cái tên Tây phương dần thay thế tên Việt, thì những chợ Vườn...

10 câu châm ngôn tinh túy lưu truyền trong giới cao nhân

Có đôi khi, nhìn vào những trí huệ và cảm ngộ về cuộc đời của người khác, chúng ta có thể cảm thụ được, ít nhất cũng làm thay đổi...

Exit mobile version