Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự thật “kỳ dị” ít người biết về những người nổi tiếng trên thế giới

Cuộc sống của những người nổi tiếng không đơn giản như bề ngoài chúng ta vẫn tưởng.

Charles Dickens

Charles Dickens có lẽ là nhà văn nổi tiếng nhất của thời đại Victoria. Tác giả của A Tale of Two Cities (Câu chuyện về hai thành phố) Oliver Twist trong mắt các độc giả hẳn phải là một con người dễ mến.

Nhưng trên thực tế Charles Dickens lại là một gã… lập dị. Khi không bận bịu viết những câu chuyện về tình yêu và sự hào phóng, Dickens luôn nổi tiếng với những trò trêu chọc khó chịu. Ông tự nói thứ ngôn ngữ do mình phát minh ra, tiến tới những người lạ mặt trên phố và nói với họ những phát ngôn kỳ lạ. Trong một lần đi biển, Dickens còn ôm một người phụ nữ không hề quen, ném cô ta xuống nước và doạ… giết.

Alexander Graham Bell

Alexander Graham Bell là một nhân vật mà có lẽ tất cả mọi người đều từng nghe tên. Với việc phát minh ra máy điện thoại giúp kết nối con người, Bell đã biến một việc không tưởng trong quá khứ trở thành hiện thực. Ông còn được biết tới là một người tiên phong trong các hoạt động xã hội.

Tuy nhiên Bell cũng là một nhà hoạt động chống… người điếc. Ông là một trong những người ủng hộ thuyết ưu sinh (phong trào sinh học-xã hội ủng hộ việc sử dụng các phương thức nhằm cải thiện cấu tạo gene của dân số), với tư tưởng rằng những người khuyết tật là những người “có vấn đề”, và rằng họ cần phải được cách ly để tránh làm ảnh hưởng đến nguồn gene của nhân loại.

Vua Tutankhamun

Kể từ ngày nhà khảo cổ học Howard Carter tìm ra Lăng mộ Tutankhamun năm 1922, tên tuổi vị pharaoh này gần như đã trở thành biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có của Ai Cập cổ đại.

Tuy nhiên, khác với những hình ảnh khắc họa Tutankhamun với vẻ quyền quý như chúng ta thường biết, vị pharaoh này có lẽ không đẹp như tưởng tượng của nhiều người. Một số nghiên cứu thực hiện trên hài cốt Tutankhamun đã hé lộ hình dáng thực sự của ông.


Tutankhamun – vị pharaoh nổi tiếng Ai Cập.

Giống như rất nhiều gia đình hoàng tộc trong lịch sử, hôn nhân cận huyết rất phổ biến với các pharaoh và Tutankhamun chính là kết quả của một cuộc hôn phối như vậy – cha mẹ ông vốn là anh chị em ruột. Kết quả là, vị vua trẻ tuổi có rất nhiều điểm dị dạng: bàn chân khoèo, răng hô, hông rộng bất thường… khiến việc đi lại vô cùng khó khăn.

Hans Christian Andersen


Christian Andersen, nhà văn thiếu nhi nổi tiếng.

Nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen chỉ xếp sau anh em nhà Grimms trong dòng văn học cổ tích dành cho trẻ em với những tác phẩm nổi bật như Người cá, Vịt con xấu xí, Bà chúa tuyết… Trong con mắt của công chúng hiện đại, Andersen dường như là một quý ông nhẹ nhàng, lịch lãm với nụ cười luôn nở trên môi.

Có thể Andersen luôn cười, nhưng nhiều khả năng không phải vì lý do như chúng ta thường nghĩ. Trên thực tế, ông là một FA, kém giao tiếp xã hội và nghiện… thủ dâm. Quá xấu hổ để có thể quan hệ tình dục thực sự, nhưng lại có… nhu cầu cao, không khó hiểu khi Andersen rất thích “tự giải quyết một mình”.

Ông thậm chí còn viết nhật ký lưu lại những “sự kiện” này, không quên đề cập tới người đã “truyền cảm hứng” để ông hành động. Là một người lập dị, Andersen cũng từng có thói quen tới các nhà thổ, trả tiền chỉ để nói chuyện với các cô gái trước khi về nhà sử dụng trí tưởng tượng phong phú của bản thân để “tự giải quyết”.

Mẹ Teresa

Cái tên Mẹ Teresa thường gắn liền với lối sống vị tha, sự tốt bụng và hào phóng. Dành cả cuộc đời cứu giúp những người Ấn Độ khỏi bệnh tật và nghèo đói, không ngạc nhiên khi bà được phong thánh năm 2016 vì những đóng góp to lớn cho nhân loại.

Thế nhưng, không nhiều người biết tới cách thức điều trị “thuốc đắng dã tật” của bà đối với bệnh nhân trong các bệnh viện của mình. Cho rằng món quà quý giá nhất con người có thể đón nhận là nỗi đau thể xác giống như Chúa Jesus, mẹ Teresa thường kiên quyết không cho những người bệnh nặng hoặc bị thương dùng thuốc giảm đau, thậm chí trong nhiều trường hợp còn để mở các vết thương của họ. Bà tin rằng những đau đớn này sẽ mang con người tới gần hơn với Chúa.

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 10/25 – Vùng núi An Tai hay là yếu tố Mông Cổ trong Việt ngữ

Khi sách nầy chưa in xong, chúng tôi có dùng Chương I để làm một cuộc thuyết trình, sau buổi nói chuyện thân mật, có chừa thì giờ cho quý...

Vẻ đẹp hiện đại và thanh lịch của phụ nữ Sài Gòn xưa với mini jupe, đầm suông, váy xòe…

Nổi tiếng là những quý cô kiều diễm, phụ nữ Sài Gòn xưa vốn đã có một kiến thức thời trang và gu ăn mặc cực chất, luôn bắt kịp...

Tại sao có tục kiêng không để cha mẹ đưa tang con?

Tử biệt sinh ly, ai không thương xót, nhưng theo quy luật tự nhiên, cha mẹ già yếu từ trần, con báo hiếu cha, mẹ, đưa tang bố mẹ là...

Hình ảnh người Việt 100 năm trước qua ống kính nhiếp ảnh gia người Pháp

Nhiếp ảnh gia Pierre Dieulefils đã từng dày công nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam. Những bức ảnh được chụp từ năm 1885 của Pierre Dieulefils đã...

Lam Thành qua lịch sử – địa – văn hóa

Ở bên bờ tả ngạn sông Lam, nơi ngã ba, ngay chỗ giáp lưu sông Lam với sông La có một dãy núi khá lớn gọi là Lam Thành Sơn....

Sài Gòn những năm 90

Sài Gòn những năm 90, phố phường đông đúc, con người thân thiện… Thành phố vang bóng một thời giờ đã phần nào nằm trong ký ức. Sài Gòn nay...

Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai

Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải...

Khám phá chiếc đồng hồ cổ nhất ở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Sài Gòn, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm...

Vùng núi Kiệt Đặc – Phượng Hoàng linh thiêng trong các thư tịch cổ

Tại đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng còn lại 3 tấm bia đá cổ. Tấm cổ nhất là “Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ”, được...

Ngót trăm năm một món phở Việt

Nếu ta lấy việc xuất hiện tên gọi món ‘phở’ trong tự điển là cột mốc ra đời món ăn không lâu trước đó, có thể nói phở ra đời...

Nguyên Sa – Tôi đi cũng xin đừng ai giữ

Khi loạt bài viết về quê nhà sau 40 năm trở lại, tôi được nhiều người gọi tới thật bất ngờ. Một trong những sự bất ngờ đó là thi...

Chuyện xưa: Người tính không bằng Trời tính

Một người không quá để tâm, so đo tính toán làm sao để bản thân được lợi thì cuối cùng lại được lợi. Trái lại, người luôn tìm cách để người khác...

Exit mobile version