Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tái hiện giọng nói của xác ướp Ai Cập 3.000 tuổi

Các nhà khoa học đã thực hiện ước nguyện của một linh mục Ai Cập sau khi chết cách đây 3.000 năm bằng cách tái tạo giọng nói của ông dựa trên công nghệ in 3D.

Đài BBC cho hay Nesyamun là một vị linh mục sống trong triều đại có nhiều biến động chính trị của pharaoh Ramses XI, trong khoảng 1099-1069 trước Công nguyên.

Nesyamun luôn cần một giọng nói hay để thực hiện các nghi lễ tôn giáo, liên quan đến ca hát. 3.000 năm sau khi ông qua đời, một nhóm các nhà nghiên cứu đã đưa giọng nói của ông trở lại cuộc sống.

Xác ướp của Nesyamun được trưng bày tại Bảo tàng TP Leeds. Ảnh: BBC

Các nhà khoa học đã làm như vậy bằng cách tạo ra một hộp phát thanh được in 3D dựa trên thanh quản của Nesyamun, được quét để lấy dữ liệu kích thước chính xác.

Bằng cách sử dụng đường hô hấp với âm thanh thanh quản nhân tạo, các nhà khoa học đã tổng hợp được một nguyên âm tương tự giọng nói của Nesyamun.

Đường dẫn giọng nói nhân tạo của Nesyamun được tạo ra bằng công nghệ in 3D. Ảnh: BBC

Đây được cho là dự án đầu tiên tái tạo thành công giọng nói của một người chết thông qua các phương tiện nhân tạo. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sử dụng các mô hình máy tính để tạo lại các câu đầy đủ bằng giọng nói của Nesyamun.

Nghiên cứu (được thực hiện bởi các học giả tại Royal Holloway, ĐH London, ĐH York và Bảo tàng Leeds) đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 23-1.

Giáo sư Fletcher cho biết đây cũng là “mong muốn” của Nesyamun là được lắng nghe ở thế giới bên kia, một phần trong niềm tin tôn giáo của ông.

“Điều này thực sự được viết trên quan tài của ông ấy – đó là những gì ông ấy muốn” – Giáo sư Fletcher nói – “Theo một cách nào đó, chúng tôi đã biến điều ước đó thành hiện thực”.

Nesyamun là một linh mục tại đền Karnak ở Thebes cổ đại (Luxor ngày nay). Ảnh: BBC

Nesyamun là một linh mục tại đền thờ Amun trong khu phức hợp Karnak tại Thebes (Luxor ngày nay). Xác ướp của ông đang được trưng bày tại Bảo tàng TP Leeds.

Bí hiểm 20 quan tài gỗ cổ đại được khai quật tại Ai Cập (PLO)- Các nhà khảo cổ ở Ai Cập đã phát hiện ít nhất 20 quan tài bằng gỗ trong một nghĩa địa cổ ở TP miền Nam Luxor.

Sôi động nhịp sống Sài Gòn sau năm 1975

Sài Gòn nhộn nhịp và sôi động, khiến bất kì ai cũng cảm nhận được nguồn năng lượng bất tận khi đến đây. Có người nói rằng: Ngày xưa, ở...

Lắng nghe và hòn đá

Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra...

Lịch sử ra đời của nhà ống

Tại sao nhà ở Việt Nam quá hẹp? Đây dường như là một câu hỏi phổ biến của du khách khi đến Việt Nam, đặc biệt là ở các thành...

Bí mật hố chôn tập thể gần 2.000 người bên dưới vòng xoay Dân Chủ ở Sài Gòn

Khu vực vòng xoay Dân Chủ (quận 10 và 3) từng là nơi chôn 1.831 người già, trẻ bị vua Minh Mạng ra lệnh xử tử trong cuộc nổi dậy...

Câu chuyện về lòng tử tế

Chiều đi ăn với mấy đứa bạn xong đi học về đói bụng ghé tiệm xôi chay ở trên Nguyễn Văn Đậu. Đang vừa đợi mua xôi cầm điện thoại...

Bánh chưng, bánh giày; bánh tày, bánh tét

Trước và sau Tết Tân Mão, chúng tôi đã nhận được thư của một số bạn đọc tập trung hỏi các khía cạnh sau đây: Bánh chưng là một loại...

Nghi án lấy vua Gia Long và đầu độc hoàng đế Quang Trung của công chúa Lê Ngọc Hân

Cuộc đời của Ngọc Hân tài sắc từ lúc còn là công chúa đất Thăng Long đến khi làm Bắc cung Hoàng hậu Phú Xuân không hề bình lặng. Khi...

Ảnh khó quên về Việt Nam năm 1992

Trong hành trình xuyên Việt năm 1992, nhà báo – đạo diễn nổi tiếng người Pháp Raymond Depardon đã ghi lại nhiều hình ảnh chân thực về đất nước, con...

Đọc lại bài thơ “Đôi dép” – Bài thơ đáng yêu trên mạng một thuở

Bài thơ đầu anh viết tặng cho em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng viết...

Sài Gòn – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 3

6. Saigon mô tả chi tiết qua Trương Vĩnh Ký Những chi tiết sau đây đa số là trích từ sách “Souvenirs historiques sur Saïgon et ses environs” của Petrus Trương Vĩnh...

Lá thư dụ hàng kỳ quặc nhà Tống gửi vua Lê Đại Hành

Một tờ thủ dụ hàng ngộ nghĩnh, xáo trộn văn chương quân sự, lời lẽ ngoại giao với những luận bàn về y học… Tháng tám năm Canh Thìn (980)...

Cái đòn gánh

Trong thơ thì có: “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” (Ca dao), trong nhạc thì có “Gánh, gánh, gánh… Gánh lúa về…” (Gánh Lúa – Phạm Duy và...

Exit mobile version