Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cái vũng trâu nằm

Bọn trẻ thường gọi đó là cái rốn lệch của ruộng.

Bởi lũ trâu không nằm vũng giữa ruộng. Thường là những vũng bên hàng tre hoặc bờ vườn có cây tỏa bóng mát. Những chú trâu, sau cả buổi mang ách kéo cày kéo bừa với bao nhiêu đường “thá, ví” và những lằn roi, hoặc sau khi ăn no, thường ình ra chỗ một góc ruộng xâm xấp nước. Lăn qua lăn lại vài cái trong sự khoan khoái, thế là bùn bám đầy mình. Người ta thường ví “nhớp như trâu nằm vũng”. Thế nhưng, với đám trẻ chăn trâu, đó là sự thích thú được chứng kiến những giây phút thư giãn cực kỳ sảng khoái của “người bạn” hiền lành chăm chỉ. Cứ nhìn cách con trâu lăn ra tắm bùn, nhìn cái đuôi ngúc ngoắc làm văng ra xung quanh bao nhiêu mưa bùn đất mà thương, mà vui chi lạ.

Cái vũng trâu nằm, khi con vật hiền đứng dậy, lắc rũ hết bùn đất, lại trở thành vũng nước. Ngày ngày, mặt trời ngang qua soi bóng. Ngày ngày, những áng mây chuyên chở mong manh vẫn trôi đi, trôi mãi. Và cả những đêm sao. Đất trời mênh mông trong cái rốn lệch. Nhỏ bé và không cùng. Để rồi, nhiều khi trời hạn, nơi này thành chảo cỏ xanh um. Hình ảnh này trở thành một phần không thể thiếu trong “di sản tuổi thơ” của biết bao đứa trẻ sinh ra và lớn lên từ ruộng đồng.

Tôi nhớ nhất cái vũng trâu nằm ngoài đám Thùng, chỗ đồng bà Bốn. Là đám ruộng thấp nhất của đồng cạn, nên đám Thùng thường im nước. Đám Thùng nằm ngay ngõ nhà ông ngoại. Trưa trưa hè, con Cộ của cậu Điệp thường nghỉ mát nơi đây. Làn da đen căng bóng, quỳ xuống và lăn, thể nào cũng được phủ một lớp bùn mịn. Lúc nó lim dim, bùn trên mình dần khô đi, tạo thành những vết nứt và những mảng bám. Con Cộ đến là khôn, chọn nơi nghỉ trưa thật hữu tình. Bờ đám Thùng cong tròn. Một đoạn cong ấy là bờ vườn ngoại tôi. Những trưa hè mát rượi, bờ tre kẽo kẹt như tiếng võng kêu.

Là cây dầu mây thật sum suê lá cành, mỗi mùa quả rơi không biết bao nhiêu trái vàng trái đỏ. Là cả bờ đường mọc đầy cây dủ dẻ, buổi chiều thơm nồng cả một khoảng không gian; và những chùm quả như nải chuối nhỏ xíu lấp ló trong vòm xanh. Còn anh em nhà tôi và đám bạn thì trốn giấc ngủ trưa, ra ngõ ngoại chơi ông làng (ô ăn quan), chơi đố lá. Cái trò đố lá có lẽ là bài học thú vị nhất của tuổi thơ về cây cối. Trong một khoảng thời gian tự quy ước, ai tìm được nhiều loại lá cây nhất, người đó sẽ thắng. Tất nhiên, phải biết tên tất cả loại lá mình hái để dự thi. Có khi đang giữa cuộc chơi, con trâu xóm trên đứt thẹo đi lạc, thế là xảy ra trận húc lộn nảy lửa. Chúng tôi vừa hoảng hồn, vừa thích thú theo dõi trận chiến cho đến khi có người lớn ra can thiệp.

Bình dị mà xôn xao. Hạnh phúc của tuổi thơ chỉ từ cái vũng trâu nằm.

Đừng để “nóng giận mất khôn”

Câu chuyện của vị kiếm sĩ Samurai Hàng năm đến kỳ, Nhà Vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Vào một làng chài nọ có ông...

Toán Thơ, Thơ Toán trong Dân Gian

Có những người không thích Toán cho mấy, nên đã phán rằng Toán Học là khô khan, vì những đẳng thức, phương trình gồm toàn những ký hiệu cộng trừ...

Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã biến đổi thế giới thế nào?

Nhiều người còn tin rằng cúm Tây Ban Nha sẽ diệt vong loài người, hoàn tất điều mà cuộc thế chiến vừa kết thúc chưa làm được. Tháng 9 năm...

Cú pháp tiếng Việt

I. Cú Pháp Cú pháp là phép tắc dùng các tiếng để đặt câu văn cho chỉnh. Cú pháp là linh hồn của ngôn ngữ. Muốn viết văn cho đạt...

Châu về Hợp Phố nghĩa là gì?

"Châu về Hợp Phố" hay "Châu về Hiệp Phố". Ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lại. Thường được dùng hàm ý chỉ “những cái quý giá không mất...

Giao thương hàng hải ở Việt Nam cổ đại

Trong hai ngày 30 và 31-5-2017, hơn 30 chuyên gia, học giả quốc tế trong lĩnh vực lịch sử, khảo cổ và di sản hàng hải đã nhóm họp tại...

Chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975

Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng...

“Về đâu mái tóc người thương” – Bóng hồng duy nhất trong cuộc đời của nhạc sĩ Hoài Linh

Những ai yêu thích dòng nhạc trữ tình chắc hẳn không xa lạ với những giai điệu mượt mà: “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em Chiều nao xõa tóc...

Nói thêm về thành ngữ Việt

Theo định nghĩa, thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực...

Khảo sát lại vị trí xứ An Nam thời nhà Đường

I. Nhận thức lại về vị trí xứ An Nam thời nhà Đường Trên địa bàn Lĩnh Nam, đời Tùy và đời Đường có nhiều khác biệt về hành chính...

Cuộc sống ở nông thôn Nam Bộ một thế kỷ trước qua tranh màu của Pháp

Người nông dân chăm sóc ruộng rau, thiếu niên chăn trâu, cụ ông thư giãn trên tấm phản… là loạt tranh màu được in trong cuốn sách của Pháp: “Chuyên...

Nhất ngôn cửu đỉnh – Cửu đỉnh là gì?

Mọi người ắt hẳn đều biết ý nghĩa của câu thành ngữ “Nhất ngôn cửu đỉnh”, ý chỉ rằng lời nói hết sức có trọng lượng. Vào thời cổ đại,...

Exit mobile version