Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chào em những ngày cuối đông

Này em, trời lạnh rồi đó. Buổi sáng thức dậy anh bỗng nhớ về em, nhiều hơn một chút. Chỉ còn vỏn vẹn mười lăm ngày nữa là kết thúc một năm, bắt đầu một năm mới. Thế mà anh đã chẳng làm được gì kể từ ngày em theo chân về nhà chồng. Thứ tình cảm đó, anh dành cho em, cho cô em ngốc nghếch tự nhận mình là em gái của anh. Em nghĩ rằng mình là chị cả không có một người anh. Rồi em tìm anh, bắt anh nhận chức danh anh trai mà không cần anh đồng ý. Em ngây thơ đến độ anh cũng không muốn nói ra tình cảm của mình. Anh đã nhát gan đến độ sợ em tổn thương vì chuyện đó, mất đi một người anh trai. Anh thương em cô gái luôn ngủ vùi giữa mùa đông năm ấy, giấu mình khỏi những yêu thương vỡ vụn đầu đời. Anh thương em, cô gái mỏng manh, yếu đuối nhưng rất kiên nghị trước những khó khăn mà cuộc đời đặt cho em.

Ảnh: Pixabay

Này em, em còn nhớ chàng trai năm ấy em từng theo đuổi không? Anh cũng cùng em đuổi theo chàng trai ấy. Anh gửi thư của em cho cậu ấy với tâm trạng cáu kỉnh, tức giận vì hành động của bản thân. Anh chỉ vì muốn thấy nụ cười tràn hy vọng ánh mắt lấp lánh biết nói đó. Em còn nhớ những tin nhắn một chàng trai lạc danh gửi cho em mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức dậy không? Chàng trai lo em buồn ở thành phố đất chật người đông, buồn nỗi của đứa con xa quê lần đầu. Để rồi những tin nhắn đó làm em bực mình, vu vơ đăng tin trên trang cá nhân “tôi không giỏi tò mò và phán xét để biết bạn là ai? Xin bạn ngừng lại những hành động đó”. Tất nhiên, anh đã tổn thương, tổn thương khi nghe em trách cứ như thế. Anh đã ngừng không nhắn cho em, ngừng quan tâm em, ngừng nhìn về phía em mỗi ngày. Ngừng tìm em trên từng con đường góc phố nơi em qua. Anh bỏ dở những yêu thương đó. Anh nhìn thời gian trôi qua, tình cảm của em cũng phôi pha, không còn là em gái nhỏ của anh nữa. Em cũng có thế giới của riêng mình, có bạn bè, có người yêu với nhiều thương yêu hơn. Khó khăn của em cũng không còn chia sẻ với anh nữa. Anh âm thầm ngắm những đổi thay trên trang cá nhân của em. Anh âm thầm gặm nhấm nỗi đau đó, từng ngày. Nhiều năm trước, cùng một câu hỏi, anh chỉ im lặng và cười, chỉ vì mình không biết gì về em. Nhiều năm sau, anh thầm nhủ hãy để em làm những gì em muốn, em rất thông minh mà. Anh vẫn cứ không biết gì hơn về em nhưng anh biết em ổn mà.

Này em, cô gái nhỏ bé của anh. Hà Nội lạnh co, anh đưa tay bật chiếc đèn học góc bàn để chút ánh sáng vàng ấm áp cho căn phòng. Bên kia tập thể, gác ba, một bài hát buồn “Niệm khúc cuối” vang lên càng làm anh tỉnh táo theo lời nhạc. Khoác lên mình áo phao dầy cộp em mua tặng bao năm nay, anh bước xuống đường khi thành phố vẫn đang chìm trong màu đen. Anh muốn đi bộ buổi sớm, muốn ghé ngang khoảng trời của em xưa ngồi học bài sớm. Anh muốn tìm lại cảm giác một lần nữa, để rồi khép lại tình cảm của mình tại khoảng trời ấy, tại thời điểm ấy. Để anh bắt đầu năm mới với những khởi đầu khác, lựa chọn khác.

Này em, chào em nhé. Cô gái của anh, hãy thật hạnh phúc nhé em. Vì đó là tâm niệm duy nhất của anh. Thời gian sẽ không bao giờ quay trở lại để anh đủ dũng cảm bày tỏ với em, để xóa tan khoảng vách của chúng ta. Vậy nên em thương yêu, anh sẽ can đảm từ bỏ nó, từ bỏ yêu thương đứt đoạn ấy. Bởi lẽ, ai rồi cũng phải học cách quên đi một người mà phải không em?

Kỹ thuật hàng hải của người Việt xưa

1 – Văn-minh và Hàng-hảiNgười khen nâng lên, kẻ chê đạp xuống; sự đánh giá văn-hóa Việt-Nam cổ thời rất là khác-biệt. Đã có nhiều người cho rằng căn-bản của...

Về một số địa danh miền Nam

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó...

5 ‘nữ tướng’ của làng báo Sài Gòn xưa

Giai đoạn những năm 1920, làng báo Sài Gòn tự hào khi có 5 ‘nữ tướng’. Trong một giai đoạn mà xã hội Việt Nam còn nặng tư tưởng "trọng...

Dùng Nho làm người, dùng Đạo dưỡng sinh, dùng Thiền dưỡng tâm

Học cách làm người, học cách dưỡng sinh và dưỡng tâm là ba việc mà cổ nhân vô cùng coi trọng. Một người trước tiên phải hiểu biết lễ nghĩa, đạo đức...

Tài tử điện ảnh xinh đẹp của Sài Gòn xưa

Bên dưới đây là tấm hình quen thuộc mà người ta thường thấy trong bộ sưu tập những hình ảnh đẹp của Sài Gòn ngày xưa. Đó là một nữ...

Ngựa và… thẳng ruột ngựa!

Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén...

Thành ngữ “Cá châu chim lồng”

Câu thành ngữ ám chỉ cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do. Chuyện kể: Ngày xưa, có một nhà giàu nọ rất chơi thích chơi chim cảnh. Người...

Tục Ngữ – Ca Dao về ngày Tết Nguyên Đán

Chuyện xưa kể rằng: Vào một thời xa xưa lắm, người đang sống yên ổn thì một bầy quỷ dữ đến xâm lăng. Chúng dùng mưu mô quỷ quyệt chiếm...

Quan lại nhũng nhiễu ở Sài Gòn xưa

Sự hiếu khách, luôn mong học hỏi, phát triển hiện đại đất nước của Lê Văn Duyệt tương phản với hầu hết những quan lại, nhân viên dưới quyền ông...

Tại sao gọi người Nghệ An là dân “cá gỗ”

Trong quá khứ, khi nghe ai đó nói giọng "trọ trẹ", người ta thường gọi họ là dân "cá gỗ". Lúc đó tôi không hiểu tại sao lại như vậy,...

Đình xưa làng cũ

Từ rất lâu, khi nói đến văn hóa làng - nét văn hóa của nông thôn người Việt, ai cũng liên tưởng đến những hình ảnh rất đặc trưng làm...

Lễ hội Phủ Giày ở Nam Định thập niên 1920

Lễ hội Phủ Dày là một lễ hội lớn, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm ở xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam...

Exit mobile version