Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chênh chao tuổi 23 để ta trưởng thành hơn

Một sáng thức giấc, nhìn vào gương, ta thấy ngỡ ngàng trước gương mặt lạ lạ quen quen trong đó. Là ta đây sao? Ta của tuổi 23 đang chông chênh những bước đi đầu tiên giữa cuộc đời để được thật sự công nhận là người lớn.

Khi ta 23 tuổi, trường học và những tháng ngày hoa mộng đã được bỏ lại phía sau lưng. Bao năm đèn sách đã tạm xong, nay ta dấn thân vào một hành trình mới, hành trình để thực hành và áp dụng những gì ta đã học. Con đường mới này mới thật sự là con đường đầy chông gai và gian khổ, bao nước mắt, bao mồ hôi cùng rất nhiều những nhọc nhằn qua ngày tháng. Có những giây phút buồn chán hay muốn bỏ cuộc. Tuổi 23 cho chúng ta rất nhiều trải nghiệm để ta thật sự trưởng thành và được mọi người công nhận.

Ngày ta 23 tuổi, ta có những ngày tháng đầu tiên đi làm việc. Khi ấy, ta thật sự bước vào đời với bao khó khăn, nhiều bỡ ngỡ. Bốn năm ở trường đại học, bằng cấp này, chứng chỉ kia, tất cả như vô ích trong buổi đầu đi làm ấy. Bôn bả, cuống cuồng tự học, tự mày mò, tự tìm hiểu để có thể làm tốt công việc của mình. Thất bại, chán nản, bị la mắng,…, tất cả không thể phai nhòa trong kí ức.

Khi ta 23 tuổi, chúng ta không còn trẻ nhưng cũng chưa phải là già. Ta đang ở cột mốc lưng chừng của những tháng ngày tuổi trẻ. Bất chợt ta nhận ra bản thân cần có thêm những khoảng lặng để được lắng nghe và cảm nhận mọi thứ thấu đáo hơn. Ta không thể cứ ào ào và cảm tính như thời 18, 20 tuổi nữa. Và ta cũng chưa già dặn để trầm ngâm nghĩ suy như độ tuổi trung niên. Ta chỉ nhận thấy mình cần dành nhiều thời gian cho chính mình hơn, để suy nghĩ, để lắng nghe, để thấu hiểu, để cảm thông với mình và với cả với người. Ở tuổi 23, con người ta hay hoài niệm về những điều đã cũ rồi lại có chút tiếc nuối về những thứ đã xa . Sau đó ta dường như ngập ngừng về quyết định cho những bước đi ở hiện tại và cả tương lai. 23 tuổi, chông chênh để ta làm người lớn !

Ngày ta 23 tuổi, ta có chút gì hụt hẫng, ta như thấy mình rơi vào khoảng không lưng chừng của nỗi cô đơn, của nỗi buồn và sự chênh vênh. Ta bị lưng chừng trong cả suy nghĩ của mình. Lúc này đây, ta bắt đầu đối mặt với nhiều sự đánh đổi, cả sự được – mất trước những bước ngoặt của cuộc đời. Cuộc sống bống chốc xoay vần với đủ mọi vấn đề từ giản đơn đến phức tạp để rồi vô tình đẩy ta vào những sự lựa chọn không mấy dễ dàng. Tình yêu, sự nghiệp, tiền tài, danh vọng hay lý tưởng, sự hi sinh vì người khác, tất cả cứ quay cuồng, nhiều lúc ta chẳng biết phải làm sao mới thật sự là hợp lý nhất. Lúc này ta mới hiểu rằng làm người lớn chẳng sung sướng chút nào, có cả trăm thứ mà lo nghĩ.

Còn đâu những lá thư tay

Khi ta đến tuổi 23, ngay lập tức ta nhận thấy bản thân đang bị cuốn vào vòng xoáy hối hả từ việc làm đến các mối quan hệ  xung quanh, tình yêu và cả tình bạn. Tuổi 23, có những áp lực vô hình đến từ gia đình và công việc. Thêm vào đó, chuyện tình yêu thì bất ổn, mông lung. Phải khẳng định rằng sẽ có hàng trăm lý do khiến tuổi 23 trở nên chông chênh đến tội nghiệp.Ta cứ hối hả, cứ điên cuồng và mải miết cắm đầu vào làm việc. Để khi bất chợt ngoảnh đầu nhìn lại, ta tự mình bàng hoàng và thổn thức khi thấy rằng thời gian mà mình dành cho bản thân và gia đình là quá ít.Có nuối tiếc, có đau xót nhưng chẳng thể làm sao để khác đi được. Tự ta, dù cố gắng nhưng ta vẫn không thể thoát khỏi vòng vây của dòng đời. Bước sang tuổi 23, chúng ta ngỡ ngàng khi thấy mình đang chênh chao giữa cuộc đời để ngày một trưởng thành hơn.

Khi ta 23 tuổi, ta dần dần chẳng còn quan tâm gì đến những lời thị phi hay đàm tếu. Những trang mạng xã hội nóng bỏng một thời cũng không còn chi phối được cuộc sống của ta. Tuổi 23, ta không còn đặt cuộc sống và cảm xúc của bản thân lên miệng của người khác như trước nữa. Ta đã trở nên trầm tính hơn, khép mình hơn. Ta ngại chia sẻ cảm xúc với người khác, nhất là với những người không thật sự thân thiết. Ta trở nên nhạy cảm và dè chừng với tất cả mọi thứ. Càng ngày ta càng hiểu sâu sắc điều được gọi là cái giá của sự trưởng thành.

Tuổi 23, ta lúc này có rất nhiều ước mơ và dự định cho riêng bản thân mình. Độ tuổi này đã bắt buộc bản thân ta phải trưởng thành và chính chắn hơn nữa. Bởi lẽ chặng đường trưởng thành sắp tới còn rất dài và lắm gian nan.Ngày ta 23 tuổi, dù chưa đủ mạnh mẽ để đối diện với những trăn trở, dù chưa có đủ cứng cáp để đương đầu với mọi sóng gió trong cuộc sống…nhưng hãy cố gắng đừng để nó hạ gục bạn. Bạn hãy nhớ rằng lúc này bạn bước tiếp hay rẽ ngang, tất cả đều phụ thuộc vào sự lựa chọn của bản thân bạn mà thôi.

“Các chàng trai và cô gái tuổi 23 ơi, hãy cố gắng một chút, một chút nữa, mình sắp đến đích rồi!” – Đôi lúc, trên hành trình tuổi 23, ta hãy tự trấn an bản thân bằng mọi cách và rồi tất cả sẽ ổn thôi! Dù sao đi nữa, bạn chỉ mới 23 thôi mà! Bạn không việc gì phải lo lắng quá nhiều khi mà cuộc đời luôn có muôn ngàn lí do cho bạn cố gắng, nỗ lực hơn từng ngày. Bạn hãy để tuổi 23 có chênh chao trong cuộc sống nhưng vẫn sẽ đẹp và là một điểm tựa cho bạn trên hành trình trưởng thành và được công nhận là người lớn thực sự.

Cố lên, tuổi 23!

Quá trình tìm chọn kinh đô muôn đời của đất nước

Kinh đô là trung tâm chính trị – hành chính và đi liền với nó là trung tâm quân sự, kinh tế và văn hoá của một đất nước. Bất...

Đàn Nam Giao – Nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế

Theo thống kê, đã có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao với 98 buổi đại...

Minh tinh điện ảnh người Việt đầu tiên tại trời Tây

Ai là diễn viên điện ảnh người Việt đầu tiên? Minh tinh người Việt nào từng thành danh và nổi tiếng khắp nước Pháp đầu thế kỷ 20? Đây là...

Sài Gòn và những con phố “xưa, cũ” độc đáo

Tuy không có 36 phố phường như Hà Nội nhưng Sài Gòn lại có những con phố “xưa, cũ” vô cùng độc đáo mà không phải nơi nào cũng có....

Ngô Thì Nhậm – Khuôn mặt trí thức lớn thời Tây Sơn

Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có “vấn đề”. Gây tranh luận chẳng những do...

Người Việt nghèo nhưng vô cùng lãng phí

Có những sự thật nhức nhối mà chúng ta cần dũng cảm nhìn nhận, trong đó đặc biệt đáng quan tâm là vấn đề lãng phí chất xám và các...

Chuyện về vị tiến sĩ cưỡi bò thời Lê Trung hưng

Vào đầu thế kỷ 18, ở thôn Từ Ô, huyện Thanh Miện, Hải Dương, có ông Trần Văn Trứ thi đỗ Hoàng giáp đời Lê Hiển Tông, làm quan tới...

Tại sao có Tết Hàn Thực?

Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông...

Tích thiểu thành đa là gì?

“Tích thiểu thành đa” thường bị hiểu và đọc sai thành tích tiểu thành đại. Để dành những món nhỏ sẽ có lúc được một món lớn. Trong đời sống...

Ký ức về những bài học thuộc lòng thời Tiểu Học

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc Tiểu Học cách đây hơn...

Khéo can được vua

Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn hiểu nghĩa lý, pháp luật là...

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa mê mẩn

Dù đã bị cấm nhiều năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở về...

Exit mobile version