Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 10 – Vào hắc điếm cho biết động bàng tơ

Theo anh Ba, Tám Bò học làm chồng
Vào hắc điếm cho biết động bàng tơ

Sau khi sắm máy bay Morane và mướn phi công kiêm thợ máy cho ông Hội đờng. Cậu Ba lo kiếm vợ cho cậu Tám. Cậu xin phép đưa “chú Tám” lên Sài Gòn để “học làm chồng”. Bà Hội đồng cười ngất:

– Mầy nói cái gì lạ vậy hả thằng Ba? Học làm chồng là sao? Hồi cưới tao, tía mầy đâu có học làm chồng như mầy vừa nói đó.

Ông Hội đồng cũng cười theo vợ và chăm chú nghe Cậu Ba giải thích:


Bà Ngô Thị Đen, người vợ chính thức đầu tiên có cưới hỏi đàng hoàng của Công tử Bạc Liêu

– Chuyện gì cũng phải học. Mỗi thời mỗi khác đó mà. Như chuyện lấy vợ lấy chồng. Hồi đời ba mà hễ ưng ai là một hai đòi cưới. Cậy nhờ ông mai hay bà mai. Nhà nghèo thì làm một lễ vừa hỏi vừa cưới cho gọn và đỡ tốn kém, Còn nhà giàu thì phải sáu lễ hẳn hòi. Rườm rà phiền phức lắm. Đúng là phú quý sanh lễ nghĩa.

Bà HỘi đồng cắt ngang:

– Mầy nói chuyện bây giờ đi.

– Bây giờ chuyện gì cũng phải học. Ngành nghề gì cững phải học. Khoa học kỹ thuật ngày càng tân tiến, khôg học là lạc hâu. Làm ruộng phải biết giống lúa nào ngắn ngày, năng suất cao, nơi đất trũng ngập lúa phải trồng giống lúa nào, nơi đầu sóng ngọn gió phải trồng giống nào thân ngắn và cứng, gặp gió to không gãy ngọn.

Cậu Hai Đinh lắc đầu:

– Nhè dân nhà nông mà mầy nói chuyện chọn giống. Mầy vẽ bùa trước cửa Lỗ Ban rồi. Nên nói chuyện học làm chồng của mầy đi.

– Ờ thì mình nói chuyện đó đây. Học làm chồng rất cần để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Cái trước tiên kà vấn đề tâm lý. Người chồng phải có đủ điều kiện, đẻu ưu thế để tạo uy thế với bên vợ. Các ưu thế đó là sức khoẻ. KHông có sức khoẻ thì không có hạnh phúc lứa đôi. Đó là điều kiện thứ nhất.

Tám Bò cười thích thú:

– Cái đó mình dư sức qua cầu.

– Thứ hai là hoàn cảnh sanh sống. Người chồng phải có nghề chuyên môn, có thu nhập hàng tháng ổn định. Giới điền chủ mình thì tính theo số lúa ruộng trong năm. Cái nầy chú Tám cũng dư sức qua cầu. Cho nên cái tôi cần giúp chú Tám là sự từng trài, sự lịch lãm, bản lãnh, vốn sống. Cài nầy chú Tám nó thiếu dữ lắm.

Tám Bò giẫy nẩy:

– Mình cù lần là vì ba má nhét mình trong đồng sâu. Mình sống y chang anh từng khậu tối ngày chăm lo lúa ruộng. – Cậu xăng quần lên, lấy ngón tay cách gạch một đường lên bắp chuối, kêu lên: Lội ruộng quanh năm tới hai ống chân thấm phèn đầy mo.

Cậu Ba nói tiếp:

– Chú Tám phải bỏ tâm lý tự ti đó đi. Tự ti thì bản thân mình cũng thiếu tự tin, làm sao gieo được lòng tin nơi cô dâu và gia đình bên vợ? Tôi sẽ đưa chú Tám lên Sài Gòn trong vài tuần để chú học làm chồng. Cũng trong thời gian nầy, tôi tìm nơi xứng đáng cho chú Tám. Nếu ba ám đã chấm nơi nào, xin cho con biết để con tới tận nơi làm quen và tìm hiểu…


Bà Trần Thị Hai

Ông HỘi đồng gật gù:

– Tao với má mầy cững được nhiều người làm mối nhưng chưa chọn nơi nào.

Tám Bò xen vô:

– vai chánh là đây nè. Tía má chọn mà vai chánh không ưng thì chẳng đi tới đâu, Để chuyến này đi với anh Ba, cooi có lên cân về bản lãnh chút nào không. Còn chuyện cưới vợ thì hồi sau phân giải.

Lên Sài Gòn, Cậu Ba đưa chú Tám “thám hiểm” các “hắc điếm” trong Chợ Lớn. Tám Bò rất khoái chữ “hắc điếm” ít ai dùng, chỉ thấy torng truyện Tàu Thủy Hử, nơi bọn lục lâm thảo khấu giết du khách làm bánh bao bán cho khách phương xa. Các hắng điếm trong Chợ Lớn không có vẻ ghê rơn như trong truyện Lương Sơn. Trái lại, các hộp đêm, vũ trường, khách sạn nầy là những tòa nhà nguy nga, trang trí nội thất sang trọng, toàn pha lê huyền ảo. Nhân viên phục vụ trong hắc điếm toàn là giai nhân mỹ miều, mặc áo Hồng Kông, Thượng Hải, cổ cao mà hở hai cánh tay trần, bó sát ngực và eo, xẻ phía dưới khoe đùi thon dài. Về sau Cậu Tám mới biết đó là áo Chéong-sam, rất thịnh hành ở Hồng Kông. Thì ra các cô chiêu đãi nầy chủ thuê từ Cảng Thơm sang Sài Gòn để tạo “không khí hương xa” cho khách làm chơi Hòn ngọc Viễn Đông “đổi món”.

Hết.

Nhớ lại con đường xưa

Đêm giao thừa mỗi năm, như thông lệ nhiều gia đình ở Sài Gòn, Chợ Lớn đều đi chùa hoặc đi hái lộc đầu năm. Đi chùa thì dễ vì...

Con-người Việt Nam

Học giả Trần trọng Kim cũng như nhà viết sử Phạm văn Sơn đều có nhận xét: Người Việt hình dáng nhỏ hơn người Tàu, rắn chắc chứ không béo,...

Nhớ xe đạp mini Sài Gòn xưa

Khoảng những năm 1970-1980 là thời hoàng kim của xe đạp mini và kiểu áo dài mini. Thời ấy nữ sinh thường mặc áo dài trắng, tà hẹp và ngắn...

Giai thoại về vị hiền nhân người Việt đánh bại trạng cờ Trung Hoa

Mạc Đĩnh Chi là là nhân tài hiếm có của đất Việt, ông từng hai lần đi sứ sang nhà Nguyên. Tài năng của ông khiến nhà Nguyên phải nể...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Dẫn Nhập – Ðại lược về Khoa cử

"Sĩ nhiều thì nước thịnh mà con đường tìm người tài giỏi, chọn lựa được nhiều nhân tài thì không phép nào bằng Khoa cử." Phan Huy Chú, Khoa Mục...

Ý nghĩa của dấu mã vạch trên bao bì sản phẩm

Khi mua các sản phẩm thực phẩm nói riêng, và các loại hàng hóa khác nói chung, ngoài các thông tin cần quan tâm như hình thức, cách sử dụng,...

Thi sĩ Vũ Đình Liên -từ “Ông đồ” đến “Bóng ông đồ”

Thi sĩ Vũ Đình Liên (1913-1996) sinh năm 1913 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội. Sau khi đậu Tú tài ở Collège du Protectorat (trường Trung học Bảo hộ ở...

Giữ thể diện khác biệt với “hư vinh” và “không nhận lỗi”

Người Trung Hoa cổ đại có câu: “Nhân hoạt nhất trương kiểm, thụ hoạt nhất trương bì”, ý nói con người sống không thể không có thể diện, giống như...

Ông ba mươi… coi hát cọp

Hổ được nhiều bàn tay khéo léo, nhiều khối óc thông minh, thi nhau đánh bóng, phết sơn, tô màu. Xanh, vàng, trắng, đỏ, đen. Hoa cả mắt. Chắc nhờ...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 17

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Cuộc nổi dậy của chị em họ Trưng và sự biệt lập văn hoá Việt – Hán

Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị là người huyện Mê Linh, Giao Chỉ thời Đông Hán, họ đã chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử thời Đông...

Nguyên nhân tục đốt vàng mã.

Ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mã cũng vậy. Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn...

Exit mobile version