Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đồ nhà quê

Buổi sáng ở quê giăng lưới được mớ cá chốt, ăn hổng hết, má sai nhỏ em đem cho hàng xóm người một ít ăn lấy thảo. Má nói “thấy vậy chớ ba cái đồ nhà quê này lúc thèm kiếm hổng ra đó chớ hổng phải giỡn chơi đâu”.

Nó nhớ hồi ở Sài Gòn, những bữa chiều mưa đầu mùa tự dưng lại thấy nhớ nhà đứt ruột. Nhớ tiếng ếch nhái rộn vang ngoài cánh đồng mới vừa ngập nước, nhớ mùi đất, mùi bùn và nhớ những con cá chốt nhà quê. Cứ canh đến những cơn mưa tháng bảy thì ba với má lại bơi xuồng giăng tay lưới dưới sông, sáng ra cá chốt dính nẹo lưới, gỡ mất nguyên buổi sáng mới rồi. Ba lội đìa nhổ mớ bông súng, tiện tay ngắt cọng ngò và tét đôi ba tép sả. Bữa cơm nghèo có canh chua cá chốt nấu với mớ bông súng đồng cùng chảo cá chốt kho sả nghệ bên nồi cơm vừa nhấc khỏi cái bếp củi cà ràng còn nghi ngút khói. Cá chốt ít xương, thịt mềm với bụng trứng no nóc đầu mùa càng đậm vị béo ngậy hòa quyện cùng sả, nghệ và ớt làm dậy mùi khắp gian bếp nhỏ ngày mưa. Nhà quê chỉ vậy thôi hà…

Nó nhớ có hồi ba đi làm ăn xa, chẳng may bị bệnh nặng phải nằm viện hàng tháng trời, do bệnh hành khiến ba nhiều ngày lạt miệng ăn uống hổng vô. Trong cơn mệt, chợt nhiên ông than rằng thèm con cá chốt kho sả nghệ. Vậy là má gọi điện thoại dìa quê biểu nó kho một nồi cá chốt rồi bắt xe đò vượt cả trăm cây số đem lên bệnh viện để ba ăn. Quả thiệt, bữa đó ba ăn cơm ngon lành với món nhà quê mà quên luôn cơn mệt. Đồ nhà quê ơi mà sao làm người ta nhớ quá!

Có khi cá chốt dính lưới nhiều quá, má đem cá cắt bỏ đầu xẻ đôi ướp tiêu, tỏi rồi phơi khô. Khô cá chốt chiên lên thì giòn rụm luôn cả xương, đem chấm mắm me vừa béo, vừa thơm một mùi vị đặc trưng của món nhà nghèo. Không chỉ làm khô, má còn nhận thêm hũ mắm cá chốt để dành. Má nói làm mắm cá chốt phải thiệt kỹ mới ngon. Muối phải rang cho đến khi hết nổ thì con mắm mới khô, không bị tươm nước, đường thì phải là đường mía, thịt con mắm làm ra mới đỏ, thính phải vừa mới rang vàng đem xay ra trộn mắm mới dậy mùi thơm. Rồi khi ủ mắm phải ém thiệt chặt và đậy thiệt kín để hơi gió đừng lọt vô thì con mắm mới hổng bị trở màu… Con cá chốt thấy nhỏ xíu vậy chớ đem làm mắm thì thịt chắc nịch, khi chưng lên con mắm dẽ khắc chớ hổng bị rã mà xương lại mềm sụm thiệt ngon. Những bữa mưa dầm trời lành lạnh mà có tô mắm cá chốt chưng với tóp mỡ, củ hành thêm trái ớt sau hè cùng mớ rau dừa hái ngoài mé mương, hoặc trái chuối chát chấm thì nồi cơm ăn cạn hết hồi nào hổng hay. Món quê mùa mà sao ngon quá xá!

Xa nhà, nó nhớ quay nhớ quắt cái hương vị nhà quê. Rồi có bữa nhớ quá chịu hổng nổi, nó lái xe từ Bình Thạnh chạy đi tuốt chợ Phước Kiển (Nhà Bè) tìm mua cho được mớ cá chốt giấy đem về kho sả nghệ. Nhưng lạ, bưng chén cơm với món đồng quê mà nó lại thấy càng thêm thèm chính món đồng quê, chảo cá chốt kho sả nghệ ngay đó mà nó càng ăn lại càng thêm nhớ món cá chốt kho sả nghệ. Nó chợt nhận ra rằng ở nơi đất khách mình chỉ mua được con cá chốt chớ hổng mua được mùi bùn mùi đất, mùi của quê hương khi gió trở mùa. Cơn thèm của nó đâu chỉ đơn thuần là thèm một món ăn mà thèm luôn cả hình ảnh quê nhà, thèm cả những mảng mơ hồ ký ức.

Vậy là chuyến xe đò đưa nó về thăm má, thăm lại dòng sông nhỏ của quê nghèo. Nó được bơi xuồng cùng má thả lưới giăng cá chốt, được tự tay tét nhánh sả sau nhà để loay hoay trong bếp với món nhà quê. Mùi khói bếp cay nồng quyện trong ánh nắng chiều nhè nhẹ xiên qua vách lá. Chảo cá chốt kho sả lại dậy mùi. Một mùi hương bình dị mà sao nồng ấm, thân thương…

Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh

“Nước càng sâu thì chảy càng chậm” là có ý nói rằng, nước sâu đều chảy phi thường thong thả. Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn...

Sài Gòn năm 1955 qua 20 bức ảnh chụp từ máy bay

Những công trình nổi tiếng “Hòn ngọc Viễn Đông” như nhà thờ Đức Bà, chợ Bình Tây, cầu Mống… hiện lên khác lạ qua bộ ảnh Sài Gòn năm 1955...

Quán Ông Cả Cần – Vài hàng lịch sử

Trước khi đi vào lãnh vực nhà hàng, Ông Trần Phấn Thắng chủ nhân quán ÔNG CẢ CẦN là một công chức thuộc ty điền địa Mỹ Tho, xã Điều Hòa, thành phố Mỹ...

Cơn ác mộng hạt nhân: 2 cách xử lý khác biệt

Ngày 6 và 9/8/1945, lần đầu tiên thế giới chứng kiến sức hủy diệt của bom nguyên tử được thả xuống hai thành phố Nhật Bản. Thứ vũ khí “tối...

Thời Vua Hùng không có ‘văn hóa đóng khố’

Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ “văn hóa đóng khố” ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm...

Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu – ghét của Việt Nam với Trung Quốc

Ngày 28/11/2017, thời báo Hoàn Cầu đăng bài của nhà báo Bạch Vân Dy viết về quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc với tựa đề “Thật khó tin!...

Vai trò tộc trưởng xưa và nay khác nhau như thế nào?

Ngày xưa việc họ là cứ vào tộc trưởng. Họ lớn có tộc trưởng họ lớn; các chi có trưởng chi . Tộc trưởng có quyền lợi, nghĩa vụ rõ...

Còn nhớ ghẻ ngứa năm nào?

Cơn dịch ghẻ ngứa trở thành một hiện tượng kỳ lạ chưa từng thấy trong lịch sử Sài Gòn. Anh ngứa, em ngứa, bố mẹ cùng ngứa, bạn bè cùng...

Đi tìm hương vị bánh canh, bánh căn ngày cũ

Từ năm 2001, nhà nhiếp ảnh quê California Oliver Klink1 đã nhìn ra những thứ đang mất đi ở những làng quê châu Á và ông đã tìm cách giữ...

Người Tráng (Choang, Zhuang) và nguồn gốc Lạc Việt

Người Zhuang (tiếng Zhuang ouчcueŋь/Bouxcuengh phát âm là bou shung, Hán ngữ giản thể 壮族 phồn thể 壯族, phiên âm Zhuàngzú) là một tộc sống phần lớn ở vùng Tự...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 25/Hết

Những người bạn thân nhứt của chúng tôi, có theo dõi công cuộc nghiên cứu của chúng tôi để viết quyển sử, và để viết quyển sách nầy. Các bạn...

Đại học ở Việt Nam và tư tưởng bằng cấp của người Việt

Một số đại học có xu hướng trở thành cơ sở thương mại. Họ cư xử với sinh viên như khách hàng. Thay vì tập trung giúp sinh viên phát...

Exit mobile version