Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đom đóm vào nhà

Trời đã lập Thu mà nắng vẫn còn gay gắt. Những đợt gió Tây Nam thổi rạc mặt người. Mùa Hạ ngỡ đã lặn vào trong hoa trái để hiến dâng vị ngọt mùa màng. Nỗi lo âu về dịch bệnh vẫn chẳng hề vợi bớt mà ngày càng thêm nhiều phức tạp. Nỗi lo về việc làm, nỗi đau về những phận người mong manh khiến lòng không thôi trăn trở. Đêm chớm Thu, bất chợt mất điện. Trong cái mờ ảo của mảnh trăng non ảo mờ, của màn hình smartphone lúc yếu pin, bỗng chập chờn một ánh đom đóm bay quanh quẩn vào nhà. Đứa con 5 tuổi chợt cười thích thú mà quên đi nỗi sợ bóng tối khi lần đầu được trông thấy. Và lòng ta cũng thích thú, ngạc nhiên xen lẫn bùi ngùi. Một ánh sáng yếu ớt, lạc lõng thôi mà đầy sức gợi nhớ, cho ta tìm về với dĩ vãng mờ xa.

Đom đóm hay ruồi phát sáng là những loài côn trùng cánh cứ nhỏ được gọi chung là họ Đom đóm (Lampyridae) có khả năng phát quang. Đom đóm là động vật tiêu biểu cho vùng ôn đới mặc dù phần lớn các loài sống ở vùng nhiệt và cận nhiệt đới (khoảng 2000 loài). Chúng là loài động vật ăn thịt nên ăn sâu bọ hoặc các loại ốc. Chúng là những sinh vật có tập tính hoạt động về đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ. Nhiều loài, con cái không có cánh. Con đực, con cái và ấu trùng phát ra ánh sáng lạnh và thường có màu đỏ cam hay vàng xanh (bước sóng 510 670 nm); một số loài thậm chí trứng cũng phát quang… (theo Wikipedia).

Đom đóm vào nhà, ta chợt nhớ ký ức mẹ ta một thuở nhà nghèo. Không biết ngày xưa, để trấn an con hay trấn an lòng mình mà mỗi khi đom đóm vào nhà mẹ lại bảo: “Thứ nhất đom đóm vào nhà/ Thứ nhì chuột rúc, thứ ba hoa đèn”. Câu ca dao mẹ nhắc để chỉ quan niệm về niềm vui, điềm may mắn của người xưa. Ngày ấy, có bữa chợ phiên nào mà mỗi sáng mai mẹ không trĩu vai gánh hàng đi chợ đâu. Khi thì gánh lúa, gánh khoai; lúc nông nhàn là những gánh củi, bó trúc mà cha đi rừng từ hôm trước trên Nhà Đũa, động Mồng Gà hay nơi nào xa lắm. Nhà mình và bao gia đình khác ở làng đều thế cả: đông con, ít ruộng, nghề phụ không có, và chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng nên sợ lắm cái đói tháng ba ngày tám.

Đom đóm vào nhà, lại nhớ dáng cha hiền từ mà nghiêm nghị, luôn nhắc nhớ các con chuyện học hành và đạo lý làm người dù cha chỉ mới đọc thông viết thạo từ những lớp học vụ bình dân. Cha sợ các con cảnh thất học nên lúc nào cũng kể chúng con nghe những câu chuyện về tấm gương hiếu học mà không biết cha nghe từ ai hay đọc ở đâu. Chuyện ông Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo, vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ. Mỗi lần gánh củi qua trường đều ngấp nghé học lỏm. Đêm không có đèn dầu thắp, ông đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ quả trứng để làm ánh sáng mà học. Miệt mài với ngọn đèn đom đóm ấy mà đã vượt qua hàng nghìn sĩ tử, ông đã đỗ Trạng nguyên, thậm chí còn là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Cha đã không còn trên cõi đời này nữa để bày dạy cho cháu con nhưng con vẫn nhớ mãi lời cha nhắc nhở: Có công mài sắt có ngày nên kim.

Đom đóm vào nhà, ta lại nhớ miên man một miền xưa cổ tích; có ánh đom đóm bay từ hoài niệm vụt qua trí nhớ để hồn ta bâng khuâng, thơ thẩn đi tìm. Tuổi thơ ngây ngô, ngụp lặn giữa lòng quê mà đầy nhung nhớ. Tuổi thơ trong veo thuở bốn không (không mũ nón, không giày dép, không học thêm, không điện thoại, tivi) chứ không phải tuổi thơ 4.0 như bây giờ; đã chẳng bao giờ tìm thấy, chẳng bao giờ quay lại. Ta nhớ đã bao đêm cùng lũ bạn suốt mùa hè đi tìm bắt đom đóm khắp các lũy tre, vườn cây rồi bỏ vào lọ thủy tinh pênêxilin xin từ ông y tá của thôn. Rồi dùng đèn đom đóm đi bắt bọ vừng, ve sầu trong tiếng đêm rả rích. Có đêm nào ta đi lạc, nhìn thấy những vệt lân tinh ở phía bờ khe mà người lớn thường bảo ma trơi, hù dọa cho chạy bán sống bán chết về nhà.

Đom đóm vào nhà, ta bỗng thương những phận người đom đóm như mẹ cha ta, như thầy cô ta ngày xưa; một đời chỉ biết soi sáng nẻo đường cho người khác dẫu mình có phải chịu cảnh tối tăm. Con muỗi thì vo ve, thạch sùng thì tặc lưỡi, đom đóm thì chiếu sáng. m thanh của làng quê thành âm thanh của miền hoài vọng ngân lên bài ca xưa cũ mà ta và đám bạn xa quê tiêng tiếc khi nhắc về. Đom đóm vào nhà của thời nông thôn mới bỗng trở nên hiếm hoi dẫu làng quê mình vẫn ngoan hiền những nét xưa cổ tích.

Phải chăng, cái ngột ngạt của bức xạ bê tông, cái kín mít của những ngôi nhà kiên cố, cái chật hẹp của bờ rào xây, của những con đường đã không còn chỗ định cư của mảnh đời đom đóm. Phải chăng, lòng người đã mê đắm với cám dỗ của những tiện nghi vật chất, của những thứ nhân tạo để vô tình đến vô tâm quên đi vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên tạo, thiên nhiên. Đồng làng sặc thuốc trừ sâu, ao làng đã lấp, lũy tre đã chặt, vườn xưa đã san sát những nhà, và đom đóm tuổi thơ đã bay về đâu? Có như những chàng trai, cô gái quê mình bay đi bốn phương tám hướng mưu sinh rồi định cư nơi ấy; bất chợt đôi lần vồi vội về quê như đom đóm bay lạc vào nhà ?!

Câu chuyện về lòng tử tế

Chiều đi ăn với mấy đứa bạn xong đi học về đói bụng ghé tiệm xôi chay ở trên Nguyễn Văn Đậu. Đang vừa đợi mua xôi cầm điện thoại...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 5

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Họ của người Việt trong dòng lịch sử

Bắt nguồn từ chữ Hán “bách tính” được nói trại là “bá tánh”, nhiều người nghĩ rằng ở nước ta xưa nay chắc phải có đủ 100 họ! Thực ra...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 23/25 – Gió thống nhứt

Ta thấy Nam Dương gọi Gió là ANGIN, Chàm cũng thế rồi cứ tưởng rằng là chủng Mã Lai không thống nhất về danh từ Gió, là danh từ cổ...

Huế năm 1962 – 1963 qua ống kính của Ned Scheer

Chùa Thiên Mụ nhìn từ trực thăng, khách sạn của Lính Mỹ, một góc Tử Cấm Thành… là loạt ảnh sinh động về Huế 1962-1963 do cựu binh Mỹ Ned...

Đánh cọp Gò Quao

Non trăm năm về trước, làn sóng người Việt từ Cần Thơ, Vĩnh Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trở...

Đừng bao giờ mượn ước mơ của người khác

“Tại sao tôi phải trì hoãn ước mơ chỉ vì sợ người khác đánh giá sai về mình? Sao tôi phải sống theo tiêu chuẩn của người khác”( Phạm Lữ...

Nhà Nguyễn và vụ án Mỹ Đường

Mỹ Đường tức Nguyễn Phúc Đán[1], tức Hoàng tôn Đán, là con trai trưởng của Đông cung Cảnh (Hoàng tử Cảnh), cháu đích tôn của vua Gia Long, người có...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 3

Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu. Theo Poivre, ngước da đen...

Cuộc cải cách để bành trướng toàn cầu của quân đội Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu cải cách cùng với cả đất nước này từ cuối thập niên 1970. Động cơ khác thúc đẩy cải cách quân đội là...

Những bức ảnh về Việt Nam thời Pháp thuộc

Những bức ảnh dưới đây là hình minh họa trong cuốn sách có tựa đề “Đông Dương sâu kín” (L’Indochine Profonde) của tác giả Pháp J. P. Dannaud xuất bản...

Trường học của thầy tôi trong xóm nhỏ

Ở trong một xóm cuối làng, dân cư lơ thơ, nhà ở xen với những đám ruộng thổ, một nếp nhà tranh đôi khi ở trong rừng mía rậm, ấy...

Exit mobile version