Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hương vị của ngày xưa

Khi tôi sinh ra và lớn lên thì những hình ảnh và nếp sống của nền kinh tế thời bao cấp khó khăn trước kia đã kịp lùi vào quá khứ. Các hàng quán ăn uống  bắt đầu xuất hiện và  bày biện ngày một nhiều hơn trên các con đường, ngõ phố. Nhưng đời sống lúc đó còn chật vật lắm, cha mẹ chỉ có đồng lương ba cọc ba đồng của công nhân viên chức nhà nước nên tôi thỉnh thoảng mới được cha mẹ đưa đi ăn vặt trên chiếc xe đạp lọc cọc. Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều đứa trẻ như tôi hồi đó cũng vậy vì cuộc sống xã hội lúc đó còn khó khăn lắm chứ chưa được no đủ và dễ thở như bây giờ. Mỗi món quà vặt với chúng tôi lúc ấy luôn rất ngon, lại có mùi vị đặc biệt để mãi in sâu trong tiềm thức mỗi người cứ như ấn thật sâu vào trong bộ não cả mùi thơm, vị ngọt, béo, chua, mặn của nó, hương vị của ngày xưa!

Tôi còn nhớ rất rõ là hồi đó, mỗi khi lãnh lương, cha mẹ lại đưa tôi đi ăn hủ tiếu ở quán của bà Hai đầu xóm . Quán ăn ở Bạc Liêu của những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước đơn giản lắm, so với quán xá bây giờ thì có thể nói là tồi tàn. Nó chỉ có chừng 4 -5 cái bàn gỗ, ghế gỗ nhỏ nhỏ và thô kệch do tự đóng, tô ăn là tô sành , đũa ăn là đũa tre vót sơ nên có khi không trơn láng, trên bàn không có giấy ăn để lau miệng và cũng không có khay để đủ loại gia vị dùng kèm như ngày nay. Cái tô hủ tiếu hồi đó không khác gì bây giờ, thậm chí còn nhỏ và đơn giản hơn rất nhiều, thịt thà cũng ít hơn, không có thêm chả lụa hay xương giò, nhưng khi ăn thì lại ngon dữ dội! Kí ức tôi vẫn còn nhớ như in rằng nước dùng của tô hủ tiếu nóng thì thanh và rất thơm, có mấy miếng thịt nhưng miếng nào cũng mềm và đậm đà, thậm chí sợi hủ tiếu cũng dai và rất ngon. Những lúc đó, cha mẹ gọi hủ tiếu thịt cho tôi, còn cha mẹ thì chỉ dám ăn hủ tiếu suông ( hủ tiếu không thịt) vì nó rẻ hơn. Còn nhỏ, tôi không để ý trong việc kêu đồ ăn của cha mẹ, tôi chỉ chăm chăm nhìn vào trong quán đến khi hủ tiếu được bưng ra. Thèm thuồng, háo hức, tôi ăn như chưa bao giờ được ăn, tô hủ tiếu sạch sành sanh chỉ trong vài phút, thậm chí tôi còn uống hết nước dùng luôn, không chừa lại gì cả. Cha mẹ nhìn tôi ăn mà mỉm cười. Và hương vị của những tô hủ tiếu thịt đó là những kỉ niệm đẹp đẽ và ngon lành nhất của kí ức tuổi thơ, nó đã theo tôi mãi, từ ngày nhỏ tới tận sau này.

Bây giờ đi đâu cũng có quán bán hủ tiếu, nhất là ở Bạc Liêu quê tôi, người bán lại cầu kì chế biến và sáng tạo thêm nhiều gia vị mới, cách chế biến mới lạ cho tô hủ tiếu quen thuộc. Bên cạnh hủ tiếu truyền thống ( hay còn được gọi là hủ hiếu nước ), ta sẽ thấy có cơ man nào là hủ tiếu khô, hủ tiếu xương, hủ tiếu mì, hủ tiếu gân móng…, gia vị dùng kèm cũng vô cùng phong phú và đa dạng, người ăn tha hồ lựa chọn và thay đổi những lúc đi ăn khi thèm. Tôi đã đi ăn hủ tiếu nhiều nơi, nhưng chỉ luôn ăn hủ tiếu nước, để rồi luôn thắc mắc: tại sao không giống… hồi đó ? Đâu rồi vị thơm, ngon, ngọt, béo mà không hề ngậy ? Sao… hồi đó ăn hết sạch cả tô một lần không ngán, bây giờ chỉ ăn vài đũa đã thấy hết thèm? Hương vị tô hủ tiếu ngày xưa cứ vương vấn mãi trong tôi, để rồi khi lớn lên, đi khắp các tiệm hủ tiếu ở quê nhà và thỉnh thoảng thưởng thức ở các địa phương khác trên đường đi công tác hay những chuyến du lịch, tôi cũng chẳng thể nào một lần tìm ra được  tô hủ tiếu ngày đó. Thậm chí có lần đi Mỹ Tho, ăn hủ tiếu Mỹ Tho nổi tiếng, tôi thấy ngon thì có ngon thật, nhưng mùi vị cũng không như tô hủ tiếu của bà Hai mà tôi đã ăn ở xóm nghèo nơi Bạc Liêu ngày nào.

Tôi cứ thắc mắc rồi lại tự mình giải thích cho mình: cũng là vì… hồi đó. Bởi lẽ hồi đó cuộ sống còn khó khăn, thiếu thốn, tôi lại còn nhỏ nên đã thưởng thức món ăn, nhất là những món ngon như hủ tiếu bằng vị giác của một đứa trẻ chưa nếm trải vị ngọt lạt của cuộc đời. Lại thêm vì hồi đó có sự thèm khát thật sự của một đứa trẻ lâu lâu mới được ăn vặt một lần, rồi những lần ăn ngon đó gắn với những kỷ niệm đầu đời được buộc chặt bằng tình cảm gia đình nên nó mới khó lòng thoát khỏi tâm trí đến tận ngày hôm nay. Do vậy, tôi cứ đành ngậm ngùi chấp nhận việc một món đã ăn mấy chục năm rồi nhưng vẫn chưa thể quên được vị ngon của nó, y  như thể chỉ một lần được nếm trong ký ức. Nhớ quá, hương vị của ngày xưa, hủ tiếu ơi !

Những câu nói sâu sắc về cuộc đời

"Life is too deep for words" - cuộc sống quá "sâu" để có thể diễn tả bằng lời. "Life is too deep for words" - cuộc sống quá "sâu" để có...

Kinh rạch Sài gòn xưa

Sài gòn, Chợ lớn xưa là vùng đất đầm lầy, trũng nước giao thông chủ yếu bằng đường thủy. Quá trình phát triển thuở ban đầu những kinh rạch được...

Những vị vua Việt có học vấn uyên thâm

Bên cạnh những vị vua có tài quân sự kiệt xuất, lịch sử Việt Nam không thiếu những vị vua học vấn uyên thâm, để lại cho đời nhiều tác...

Nguồn gốc của món Bò Bía

Hồi nhỏ, nghe người ta rao món bò bía, tui thèm chảy nước miếng. Ngày đó khoái ăn thịt bò nhưng thịt bò mắc mỏ lại nghe rao bò bía...

Chợ Lớn năm 1925 qua ống kính của người Pháp

Cùng khám phá nền “kinh tế lúa gạo” và nhiều điều lý thú khác ở Chợ Lớn năm 1925 qua loạt ảnh quý giá do người Pháp thực hiện. Ảnh:...

Ký ức chợ ga Phú Nhuận

Có lúc tôi tự hỏi vì sao chợ Ga ở Phú Nhuận lại có thể tồn tại lâu như vậy? Nó không là ngôi chợ có truyền thống như chợ...

Vùng núi Kiệt Đặc – Phượng Hoàng linh thiêng trong các thư tịch cổ

Tại đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng còn lại 3 tấm bia đá cổ. Tấm cổ nhất là “Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ”, được...

Lang bạt và lang bạt kỳ hồ

Xin ông cho biết, trong tiếng Hán, hai tiếng “lang bạt” và câu “lang bạt kỳ hồ” có nghĩa giống như trong tiếng Việt không? Nghĩa của câu “lang bạt...

Nguồn gốc Dầu cháo quẩy (giò cháo quẩy)

Quẩy hay còn được gọi là bánh quẩy, giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy, là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á. Chúng được làm từ bột...

Cận cảnh bức tượng tinh xảo nhất của nền văn hóa Đông Sơn

“Người cõng nhau thổi khèn” là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống...

Nguyên nhân đời người luôn có những việc không như tính toán

“Nhân hữu thiên toán, Thiên tắc nhất toán” là câu nói được viết trong Tu Chân quán thuộc Ô trấn, thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Tu Chân quán được xưng là...

Cách người xưa đoán biết tương lai của con cháu

Làm bậc tiền nhân, ai cũng mong con cháu mình trong tương lai sẽ có được cuộc đời thông thuận, bình an hoặc giả phú quý, trường thọ. Nhưng rất...

Exit mobile version