Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lan man chuyện món nem Thủ Đức

Đã có từ hơn 200 năm nay, chợ Thủ Đức là chứng nhân của biết bao thăng trầm hưng phế, là nơi không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây. Chợ Thủ Đức có sau hành trình xuôi về phương nam của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào thế kỷ 17.

Người lập ra chợ này vốn là một thương gia người Hoa bỏ nước ra đi sau khi phong trào “phản Thanh phục Minh” thất bại, đó chính là ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy) hiệu Thủ Đức. Ông đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu xưa và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức. Cũng có thuyết rằng tên gọi Thủ Đức là lấy từ tên một vị quan trấn thủ một khu đồi xưa trên khu vực này tên là Đức. Về sau, một thương gia tên Tạ Dương Minh đến đây lập chợ, lấy tên và chức của vị quan trấn thủ tên Đức kia đặt cho chợ Thủ Đức để tỏ lòng biết ơn, từ đó có địa danh Thủ Đức.

Thủ Đức là một vùng nửa chợ nửa quê hấp dẫn đối với người dân Sài Gòn, có những chỗ vui chơi giải trí thơ mộng, không ồn ào náo nhiệt. Cuối tuần nếu dân Sài Gòn không đi tắm biển Vũng Tàu thường đến Thủ Đức tắm hồ, tắm suối, ăn nem nướng gói lá vông – nem Thủ Đức là một đặc sản nổi tiếng qua nhiều thập niên. Dọc các quán ăn, cửa hiệu ven đường, những chùm nem xanh tròn đầy treo lủng lẳng trông thật hấp dẫn:

Tay cầm bầu rượu nắm nem,
Mải vui quên hết lời em dặn dò.

Món nem Thủ Đức này cũng có chuyện riêng của nó.

Theo lời kể của cháu ngoại người sáng tạo ra món nem Thủ Đức – cô Jeannette Anna Villaria, thì gần ga xe lửa Thủ Đức những năm đầu thế kỷ XX có một người phụ nữ góa chồng sớm, dựng quán cóc ven đường, tần tảo nuôi 6 đứa con thơ dại. Bà tên là Nguyễn Thị Kỳ nhưng vì có mái tóc quăn nên thường được gọi là Tư Quăn. Thường ghé quán bà Tư Quăn có ông “gác nhíp” xe lửa. Một hôm, bà Tư Quăn cầm trên tay miếng thịt heo tươi rói, định vô bếp nấu nướng cho khách, ông gác nhíp đang ngồi chờ đồ nhậu xuýt xoa: “Thịt ngon quá, bà sắt cho tôi một dĩa, cứ để sống, kèm món chuối chát, khế nhậu chơi”.

Bà Tư Quăn trợn tròn mắt hỏi lại: “Thịt sống như vầy mà ăn cái gì. Ông này ăn uống thiệt là…” Ông gác nhíp nói: “Bà không biết chớ thịt sống nhậu bắt lắm, chỉ cần… thêm củ tỏi, vài trái ớt, chút giấm.”

Bà Tư Quăn không mấy hào hứng với cách nhậu thịt sống này nhưng chiều khách, bà đề nghị: “Thôi, để tôi quết thịt cho nhuyễn, thêm chút ớt, tiêu tỏi dậy mùi chắc dễ nhậu hơn”. Nói là làm, chỉ vài phút sau, bà đã dọn lên dĩa thịt tươi bắt mắt, có rau sống đi kèm. Ông gác nhíp vừa lấy rau gói thịt, chấm nước mắm, khen tấm tắc.

Thấy khách khen ngon, bà cũng thấy vui trong bụng, thầm nghĩ: “Món thịt quết nhuyễn này chắc ngon hơn nếu như mình trộn thêm chút muối, nước mắm, thêm tỏi. À, còn mấy miếng da, mình sắt nhuyễn trộn vô luôn…” Nói là làm; lại thấy cây vông sau nhà ra lá xanh mơn mởn, bà hái xuống lau bụi, tiện tay vắt từng nắm thịt gói kín để ủ trong tô, đậy kín.

Quần quật công việc buôn bán, bà Tư Quăn quên phứt món thịt quết nhuyễn. Ba ngày sau, bà chợt nghe mùi thơm nức mũi từ cái tô để trong chạn bếp. Bà mở ra, ăn thử một miếng, thấy thơm ngon khác thường, mừng quá, kêu mọi người cùng nếm. Ai đã nếm một lần cũng chép miệng khen ngon. Vậy là bà Tư Quăn đặt món ăn mới của mình là Nem.

Nem Thủ Đức. (Ảnh qua monngonsaithanh.vn)

Từ hôm đó, quán bà Tư Quăn tấp nập khách tới đòi ăn nem. Khách đông, bà Tư Quăn chế thêm nhiều món nữa. Thịt quết nhuyễn gói trong lá vông để ba ngày sau thành nem sống; muốn ăn liền đem chiên lên nóng sốt thành nem chiên; thêm trứng chiên lên thành ốp-lết nem…

Nhờ món nem, việc buôn bán của bà Tư Quăn ngày càng phát đạt. Từ quán lá ven đường bên ga xe lửa, bà cất thêm tòa nhà ngói, rồi sau này là nhà lầu, đến đời con gái bà phát triển thành nhà hàng, khách sạn; nhưng dù có bán thêm nhiều món ăn thì món nem vẫn là chủ đạo. Nhà hàng Thiên Lợi Thành ra đời từ những chiếc nem bé xíu, xinh xinh. Thấy bà Tư Quăn làm ăn phát đạt, nhiều người dân ở Thủ Đức đến học làm nem, cũng mở quán bán buôn. Nhưng hiệu nem Thiên Lợi Thành của bà Tư Quăn vẫn ngon nhất, đắt khách nhất. Dần dần, nem Thủ Đức trở thành món đặc sản ở ngoại thành Sài Gòn…

Nhà hàng Thiên Lợi Thành.

Chuyện kể rằng năm 1928, thi sĩ Tản Đà được ông chủ bút tờ Đông Pháp Thời báo mời vào Sài Gòn làm việc. Khi tới Thủ Đức, Tản Đà đã mê mẩn món nem ở đây. Ông khoái nhất là món nem gói lá vông nhắm với rượu Gò Đen Bến Lức ở nhà hàng Thiên Lợi Thành này.

Biển quán nem Thiên Hương Viên thời xưa.

Nem Thủ Đức đã từng độc tôn ở Sài Gòn và các tỉnh miền Đông, miền Tây một thời. Có những quán nem lừng lẫy thời ấy như Tư Liên, Sáu Trọc, Bảy Khá, Mười Sồi, Phước Tường Phát, Thiên Hương Viên…

Người Thủ Đức vốn tự hào:

Ở đâu mà chẳng biết ta,
Ta ở Thủ Đức, vốn nhà làm nem.

Vài hình ảnh về chợ Sài Gòn ngày trước

Cùng nhìn lại vài hình ảnh chợ Sài Gòn ngày trước Một khu bán gà ở chợ An Đông năm 1956, những con gà được nhốt vào lồng và đem...

Chữ “Đường” trong tiệm thuốc

Từ Đường ở các tiệm thuốc Bắc hay các nơi bắt mạch, hốt thuốc của người Hoa như Ích Sanh Đường, Hạnh Lâm Đường, Tế Sinh Đường… Chữ Đường vốn trong tiếng Hán...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương một : Định kỳ – Phép thi

Thi Hội trỏ vào kỳ thi dành cho những người đã đỗ Hương cống / Cử-nhân (1), được tổ chức ngay sau năm thi Hương, thường vào những năm Thìn,...

Ly Rượu Mừng – Một bài hát bất hủ ngày Tết của Phạm Đình Chương

Ca khúc "Ly Rượu Mừng" là một bài hát thịnh hành trong dịp Tết. Bài hát mời mọi người cùng uống rượu mừng Xuân và nói những lời chúc Tết...

Trăm = 100 ? ba mươi sáu = 36 ?

Trong số những ngôi chùa cổ ít được các sách nói tới có chùa Trăm Gian thuộc tỉnh Hà Tây. Chùa tọa lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương,...

Giữ thể diện khác biệt với “hư vinh” và “không nhận lỗi”

Người Trung Hoa cổ đại có câu: “Nhân hoạt nhất trương kiểm, thụ hoạt nhất trương bì”, ý nói con người sống không thể không có thể diện, giống như...

Các chi tiết trên mái công trình kiến trúc phương Đông

1. Tích (脊): là đường bờ mái, các mặt của mái giao nhau tạo thành đường thẳng (hoặc cong) gọi là “tích”.  Có ba loại tích: Chính tích (正脊): Bờ...

Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn

Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn từ xưa đến nay được cho là mang tên 5 bà vợ của...

Ngày Tết của người Nha Trang

Từ hồi ký của một người Âu châu đã từng sống ở Nha Trang đầu thế kỷ 20, chúng ta có thể hình dung được không khí vui Tết của...

Đời người luôn Có: 2 việc không thể đợi, 2 thứ không thể sợ, 2 điều không thể lựa chọn

Nhân gian vô thường, thế sự khó lường, vật đổi sao dời, con người cũng chỉ đang mò mẫm trong cõi nhân sinh. Đời người ngắn chẳng tày gang, vậy...

Phan Khôi và cuộc thi quốc sử của báo Thần Chung, Sài Gòn 1929

Đề tài nêu trong bài này là một phần việc mà tôi đã tạm gác lại khi biên soạn để công bố sưu tập Phan Khôi – Tác phẩm đăng...

Buôn-Mê-Thuột  “Một Địa Danh Lịch Sử” 

LTG: - Buôn-Mê-Thuột là một thành phố có giấc ngủ lâu dài trên dãy Trường-Sơn có độ cao 536m, mà cũng là nơi có con số dân cư đông nhất...

Exit mobile version