Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mẹ nói dối…

Nhà tôi rất nghèo. Nhà nghèo nên cái gì mẹ cũng mang đi bán. Từ mấy ngọn rau ngót, rau mùng tơi đến quả chuối, quả hồng, quả bưởi hay con gà, con chó, con mèo, mẹ đều cho vào cái mẹt con, đội ra chợ bán hết. Mẹ bảo phải bán để dành dụm tiền cho các con ăn học.

Nếu không bán thì mẹ lại để mang đi biếu, đi cho. Mỗi khi ra thăm các bác ở thành phố, có cái gì ngon, cái gì đẹp mẹ đều mang đi làm quà biếu hết. Mẹ bảo của biếu, của cho thì phải đàng hoàng kẻo người ta lại cười cho.

Thế là còn bao nhiêu những cái xấu xí, sâu si, đầu thừa, đuôi thẹo thì để lại nhà dùng. Nhiều khi tôi cứ nghĩ có khi cả đời bố mẹ cũng chả được miếng ăn ngon.

Một hôm, đi học về, thấy mẹ đang vặt lông gà, tôi chạy ào xuống, ôm cổ mẹ, vừa nhảy tưng tưng, vừa reo lên sung sướng: “A! Hôm nay nhà mình được ăn thịt gà! Thích quá! Thích quá!”.

Mẹ nuôi hơn chục con gà nhưng trừ dịp tết nhất, giỗ chạp ra chẳng bao giờ thịt nên có khi cả năm mới có miếng thịt gà mà ăn.

Cứ nghĩ đến đĩa thịt gà lá chanh, tôi lại thấy đói cồn cào ruột gan, nước miếng chảy qua kẽ răng nuốt không kịp. Tôi nhún vai mẹ giục:

– Mẹ thịt gà nhanh lên mẹ, con thèm lắm rồi!
Mẹ cười:

– Sư bố cô, chỉ được cái nước ăn là giỏi!

Hóa ra con gà nhỡ nhà tôi bị chó vồ. Lúc mẹ phát hiện ra thì nó đã bị ăn mất một góc. Tiếc của, mẹ lôi cổ con chó về, lấy chiếc dép nhựa đánh cho nó mấy cái vào mõm, dí mũi nó sát vào con gà chết dọa sẽ cho ăn rềng nếu còn tái phạm. Tôi thì lại thấy vô cùng sung sướng, muốn cảm ơn con chó đáng ghét vì nhờ nó mà tôi mới có cơ hội được ăn thịt gà.

Có thịt gà, bữa cơm nhà tôi vui hơn hẳn. Mọi hôm, đến bữa, phải gọi mỏi mồm chị em tôi mới thèm về ăn cơm nhưng hôm nay, không đứa nào bảo đứa nào tự giác túc trực ở nhà từ lúc mẹ thịt gà cho đến lúc ăn cơm, không bước ra ngoài nửa bước.

Mẹ cứ quay vòng hết gắp cho bố lại gắp cho chị em tôi mà chẳng thấy gắp cho mình. Tôi vừa nhai nhồm nhoàm vừa hỏi:

– Ơ, sao mẹ không ăn?

Mẹ cười bảo:

– Mẹ không thích ăn thịt gà.

Thằng em tôi nhe răng cười vô tư:

– Mẹ ơi, mình ăn thừa của chó mà ngon nhỉ mẹ nhỉ!

Tôi tức mình quát:

– Không phải ăn thừa, dốt ạ. Đây là mẹ cướp được của nó chứ. Mẹ mà về muộn tí nữa thì con chó đã xơi hết rồi còn đâu nữa mà ăn!

Mẹ lại gắp cho mỗi đứa một miếng nữa vào bát:

– Thôi ăn đi! Ăn đi! Chúng mày lắm chuyện quá cơ!

Ăn xong, vừa buông đũa buông bát, chị em tôi đã chạy ù đi chơi với cái bụng no nê đầy năng lượng. Nhưng vừa chơi được một tẹo, tôi đã thấy khát nước nên phải chạy về uống. Có lẽ vì món thịt gà rang của mẹ hơi mặn. Vừa tới cửa bếp, tôi đã phải lùi lại, nép vào sau cánh cửa. Dưới ánh sáng hơi tối của chiếc bóng tiết kiệm điện bị mạng nhện bao phủ, mẹ đang gặm lại những miếng xương gà mà chúng tôi đã ăn. Chẳng biết nó có còn dính tí thịt nào không nhưng nhìn mẹ gặm có vẻ như chúng rất ngon lành.

Lòng tôi thắt lại, tim tôi nhói đau muốn chạy lại ôm mẹ thật chặt nhưng sợ mẹ tủi nên không dám. Tôi khẽ lùi ra ngoài, chạy đến một gốc cây to, ngồi ôm mặt khóc.

Bây giờ, tôi đã học xong đại học, đi làm, có tiền, mỗi lần về nhà đều mua rất nhiều đồ ăn ngon cho mẹ ăn. Nhưng lần nào về cũng thấy đồ ăn trong tủ lạnh vẫn còn nguyên. Tôi cằn nhằn thì mẹ cười bảo:

– Răng rụng hết rồi còn đâu nữa mà ăn?

Trương Phúc Giáo và sự mở tỉnh Hà Tiên vào năm 1811

Về lịch sử lỵ sở Hà Tiên, ta có nhiều chi tiết nên chú ý. Trước hết miền Hà Tiên là miền Chân Lạp, tức là Cao Miên bây giờ....

Đôi nét về nghệ thuật tranh lụa Trung Hoa

Trước khi phát minh ra giấy vào vào thời Đông Hán (thế kỷ 1), hội họa Trung Hoa được thực hiện trên lụa là chủ yếu. Lụa được căng ra...

Lễ trao trả ấn kiếm triều Nguyễn 1952

Theo những thông tin hãng Millon cập nhật thì đây chính là chiếc “bảo ấn” cùng với “bảo kiếm” từng được coi là “tượng trưng cho giang sơn Nguyễn triều”...

Cuộc sống ở nông thôn Nam Bộ một thế kỷ trước qua tranh màu của Pháp

Người nông dân chăm sóc ruộng rau, thiếu niên chăn trâu, cụ ông thư giãn trên tấm phản… là loạt tranh màu được in trong cuốn sách của Pháp: “Chuyên...

Ý nghĩa và vai trò của bát quái trong phong thủy

Hiện nay, có rất nhiều gia đình thường sử dụng bát quái ở trước cửa nhà với mục đích là tránh những điều không may mắn và thu hút tài lộc. Thế...

Khoa cử Việt Nam ngày trước

Nói đến chế độ khoa cử ở nước ta thì phải tính đến một chặng đường dài mười thế kỉ đã diễn ra dưới thời phong kiến mà khoa mở...

Phong tục ăn uống của người An Nam

Đối với du khách muốn hiểu người An Nam từ trong căn nhà của họ, không gì thú vị hơn là quan sát họ trong khi ăn và nghiên cứu...

Tại sao nạ dòng không lấy được trai tơ?

Không phải tác giả đặt câu hỏi để giải đáp, mà chính tác giả thắc mắc mong được giải đáp vì sao có sự bất công đó? Ngày xưa những...

Toàn cảnh lịch sử chiếc cúp vàng danh giá của World Cup

Khoảnh khắc vĩ đại nhất của lịch sử World Cup là khi Dino Zoff – thủ môn huyền thoại của Italy nâng chiếc cúp vàng FIFA World Cup năm 1982....

Chuyện thoát Trung của dân tộc thời nhà Minh đô hộ

Về phương diện lịch sử, thoát Trung còn có nghĩa là thoát khỏi ách xâm lược của Trung Quốc. Tạm không đề cập đến “Một ngàn năm nô lệ giặc...

Thư Viện Quốc Gia ngày xưa

Thư viện Quốc gia khánh thành vào cuối năm 1971 ở số 34 đường Gia Long (nay là Thư viện Tổng hợp số 69 Lý Tự Trọng). Thư viện có...

Miền Bắc Việt Nam năm 1998 qua 65 bức ảnh

Khám phá cuộc sống ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc năm 1998 qua loạt ảnh tuyệt vời du một du khách Đức thực hiện. Đền...

Exit mobile version