Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Một sáng Sài Gòn trong lòng “người lạ”

Nhiều thứ đọng lại khiến ai đó muốn buông nhưng không nỡ, cứ đi rồi lại níu giữ như người tình yêu từ lâu lắm. Một kẻ đơn độc tìm tới Sài Gòn rồi yêu nơi này quá thể.

Tôi thích lang thang Sài Gòn tầm 4 – 5h sáng, giữa lúc màn sương mờ con đang chao đảo chưa kịp đáp xuống đất, lơ lửng mờ đục, sáng Sài Gòn mát lạnh dễ chịu và trầm tư vô cùng. Khi ấy sao thấy Sài Gòn như một cụ già tóc ngả bạc đang ngồi trầm tư giữa khung nhạc Trịnh Công Sơn mà ngẫm về cuộc đời. Lắm khi, ôm quá nhiều chuyện, nhiều mảnh tình, nhiều trăn trở và nỗi lo của nhân gian, nên “cụ già” ấy cũng là sầu, là khổ, là lo toan cho nhiều nỗi cùng cực buồn vui.

Sáng Sài Gòn thức dậy thật sớm, có khi tưởng như người Sài Gòn không ngủ. Buổi sáng mát mẻ và thư thái, ngoài công viên người người nhà nhà rủ nhau cùng đi bộ, tập dưỡng sinh, những người trẻ hơn thì tập aerobic, có đám nhảy hip hop đường phố, có nhóm lại tập khiêu vũ cha cha cha. Trên những con phố, gáng hàng rong di động mọc lên phục vụ cho người Sài Gòn vội vã, mùi khói thức ăn bốc lên nghi ngút, thơm lừng. Người Sài Gòn cũng ăn phở Hà Nội, cũng bún bò huế, bún riêu cua, mì quảng của mọi vùng miền nhưng pha vào một vị riêng của Sài Gòn cho hợp với khẩu vị và gu ẩm thực dân Nam.

Buổi sáng Sài Gòn vừa vội vã nhưng cũng rất thong dong. Người Sài Gòn thích uống cà phê cho để bắt đầu ngày mới, như một thói quen hay bản năng nào đó không thể bỏ được. Người ta có thể nhịn ăn sáng nhưng không thể nhịn uống cà phê, có khi thay vì ăn họ lại dùng cà phê thay thế. Cũng như khi nói người Châu Âu uống cà phê như uống sữa thì người Sài Gòn nhâm nhi từng ngụm, còn nhìn cả đời trong ấy chứ chẳng chơi! Cà phê sáng Sài Gòn thu nhỏ tầm nhìn vào một hơi nồng, phóng điểm nhìn ra phố thị đang xoay chuyển không ngừng, cho những người bạn, người đồng nghiệp trong công sở một câu chuyện vui. Lắm khi thấy yêu đời lạ lùng chỉ vì ly cà phê sáng khoái khẩu như vậy.

Sài Gòn tấp nập vội vã, chen vào giữa những cung bậc và nốt lặng trầm mặc như minh chứng của thời gian. Người ta dù có bận tới đâu cũng ráng níu ít phút cho ly cà phê sáng tán gấu cùng tri âm, hay đơn thuần là một vị khách lạ chưa từng quen biết. Đơn giản lắm. Sài Gòn nhanh nhưng cũng kịp mua cho mình tờ báo khi chạy ngang qua góc đường nào đó, đọc và ngẫm. Người Sài Gòn nhanh lắm, có nhiều người dùng thời gian rãnh rỗi để lướt báo mạng, mạng xã hội… Nhưng thói quen đọc báo in vẫn còn nguyên sơ và thuần khiết như thuở ban đầu của nó. Họ trân trọng như một món quà buổi sáng, phải nhâm nhi ly cà phê đen và đọc tờ báo tuổi trẻ, nhân dân hay pháp luật… “Chà, sáng nay tin hay quá”, “xã hội bây giờ loạn quá”,  có người còn khen ” anh phóng viên này viết hay ghê hen”…

Một ngày Sài Gòn bắt đầu như thế, có chút vội vàng, chút tất bật nhưng có khi cũng lãng mạn và thân thương vô cùng. Nhiều thứ đọng lại khiến ai đó muốn buông nhưng không nỡ, cứ đi rồi lại níu giữ như người tình yêu từ lâu lắm. Một kẻ đơn độc tìm tới Sài Gòn rồi yêu nơi này quá thể. Từ những chi tiết nhỏ nhất tới cái ồn ào chen chúc cũng đáng yêu hết sức, thử hỏi phải làm sao để bỏ đi đến một miền nào đó xa xôi. Mỗi ngày Sài Gòn trôi qua, tôi yêu Sài Gòn của tôi, yêu Sài Gòn của chúng ta.

Ngắm Đông Dương thập niên 1930 qua 40 bức không ảnh

Khách sạn Majestic Sài Gòn, trường Trung học Mỹ Tho, dinh thự Cần Thơ, đền Angkor Wat… là những hình ảnh ấn tượng trong loạt ảnh Đông Dương thập niên...

Sau 50 Năm Ðọc Lại “Quốc Văn Giáo Khoa Thư”

Bài 1: Thân Phận Lạc Loài Những ai, trong chúng ta, ở độ tuổi 60 trở về trước, hẳn còn nhớ bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư ( QVGKT); Có...

Sinh hoạt của người miền Nam 100 năm trước qua tranh ký họa của Trường vẽ Gia Định

Đám cưới, đám ma, tảo mộ ngày Tết, trang phục, bữa ăn hàng ngày… của cư dân Sài Gòn xưa được ghi lại trong hàng trăm bức tranh ký họa...

Họ Hồng Bàng và những vị thuỷ tổ của dân tộc Việt

Hai câu thơ ngắn dưới đây đã ghi sâu vào lòng dân tộc: “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Vấn đề nguồn gốc...

“Cứu khổ” và “cứu khổn”

Báo Tuổi trẻ ngày 8/10/2012 có bài viết nhan đề “Khát vọng cứu khổ phò nguy” của Hồng Hạnh. Sau đó, trên Tuổi trẻ ngày 15/10/2012, bạn đọc Vạn Lý...

Không hề có chuyện Cao Bá Quát sửa lỗi phạm húy trong bài thi của thí sinh

Từ trước đến nay, khi đề cập đến sự kiện Cao Bá Quát (1809-1855) sửa bài thi cho thí sinh trong khoa thi Hương năm 1841 tại trường thi Thừa...

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc

Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ...

Xứ sở của những diệu kỳ

Viết tặng em - cô nữ sinh Đồng Khánh Huế ! Tôi từ quan qui ẩn khi chưa đến tuổi già. Không phải vì năng lực công tác kém cỏi...

Bữa ăn của vua Nguyễn – Cầu kỳ cơm vua

Trong cuốn Một chiến dịch của Bắc Kỳ (Đinh Khắc Phách dịch, NXB Văn học phối hợp Đông A xuất bản năm 2020), tác giả, bác sĩ quân y người...

Vì đâu “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím”?

Hơn 60 năm trước, bài thơ “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” của nhà thơ Kiên Giang ra đời (1957) đã làm xôn xao dư luận một thời. Bài...

Về Chữ “Bậu”

"Bậu" là tiếng dân dã, tiếng thân yêu của vùng Tây Nam bộ chúng tôi. Mỗi lần nghe ai nói, hoặc gặp trong thơ văn là lòng tôi cảm thấy bồi...

Một ít khảo cứu chiến tranh ngày xưa không phải tướng đánh với tướng

Trong bài mang cái đầu đề “Người phương Đông ngày xưa đánh nhau thế nào?” đăng ở báo Trung Bắc chủ nhật [a] số 63, tác giả ký là Quán...

Exit mobile version