Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mưa đêm nhớ ngoại

Trời càng chuyển dần về khuya cũng lúc những tiếng mưa đêm nghe được rõ ràng hơn. Có lẽ, khi mọi thứ đã đắm chìm trong giấc ngủ say sưa thì mới có đủ không gian để ta cảm nhận những âm thanh của tiếng mưa rơi ấy.

Mưa từ đâu? Mưa bất chợt về ngang làm ta lạnh hơn, cần đâu đó một vòng tay ấm, một cái ôm thật chặt hay câu thủ thỉ tâm tình. Tiếng mưa rơi lã chã giữa màn đêm tĩnh mịch làm cho ta bỗng dưng sầu, nhớ và chờ đợi; chờ đợi một điều gì mà chính ta cũng không hiểu được khi chỉ còn lại một mình.

Có những người chẳng bao giờ muốn nghe tiếng mưa đêm; những người con xa xứ như tôi. Sợ khi nghe tiếng mưa rơi não lòng sẽ nhớ về quê, nhớ những thứ mình đã từng đi qua.Tiếng mưa hay tiếng lòng? Ngồi một mình giữa đêm mưa, nghe câu hát:

“Trời đổ mưa
cho phố vắng mênh mông
khơi lòng bao nỗi nhớ…”
thấy buồn càng buồn hơn và nhớ càng nhớ nhiều hơn.

Đã đi qua hơn nửa cuộc đời với bao thăng trầm trong cuộc sống, để cuối cùng tôi chọn một vùng đất lạ để dừng chân. Những lo toan vất vả, những hối hả trong cuộc sống hằng ngày nơi phố thị không cho tôi có dịp dừng lại để suy nghĩ. Phải chăng trong màn đêm tĩnh lặng, tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà đưa tôi về với những hồi ức xa xưa? Mưa làm ướt dây trầu, mưa vùi dập luống khoai Ngoại vừa mới trồng, mưa làm cái sân trước nhà trở nên đỏng đảnh khi ai đó muốn dẫm bước lên mình, mưa làm con suối sau nhà dâng lên đầy nước,…

Tôi nhớ những đêm mưa to, gió lớn thét gào là những đêm tôi thấp thỏm đợi chờ. Bình thường, con suối sau nhà hiền hoà, trong xanh bao nhiêu thì những trận mưa lớn lại hung dữ, đục ngầu bấy nhiêu. Dòng nước cuồn cuộn cứ ngoạm vào bờ tạo thành những hàm ếch mà tưởng chừng có thể sụp bất cứ lúc nào . Ngoại tôi, trong cái vóc dáng nhỏ bé khoác lên mình mảnh áo tơi làm bằng bao nylon cắt đôi lại lủi thủi ra vườn. Ngoại lo nước lũ tràn bờ, lo cho mấy luống khoai vừa mới trồng ngày mai sẽ ngập ngụa trong lớp bùn non sền sệt, lo đàn gà con mới nở không biết theo mẹ vào chuồng, lo bó củi khô lúc chiều còn chưa che chắn,…Ngoại lo những việc không đâu mà trong suy nghĩ của tôi chỉ có ở những người già. Nhưng tôi không tài nào ngủ được khi nằm lại một mình trong nhà. Tôi sợ!

Rồi những đêm mưa rơi rả rích, nghe tiếng ếch kêu ồm ộp ngoài xa cũng là lúc Ngoại với cái quần đen ống cao ống thấp cùng chiếc giỏ tre bên cạnh bước ra đồng. Chiếc đèn pin toả thứ ánh sáng lờ mờ vàng vọt trên tay Ngoại cứ lắc lư tựa như người say, hết bên này sang bên kia. Ngoại mò mẫm từng con mương, bụi cỏ để bắt con cua, con ốc…Đôi bàn chân của Ngoại đã dẫm khắp cả cánh đồng làng. Mà thuở ấy, tôi thích nhìn bàn chân của ngoại; rất lạ!Khác hẳn chân tôi. Bàn chân có ngón cái xoè ra, những ngón còn lại nằm nghiêng, dẹp lép lộ ra những nốt chai sần cứng ngắt . Hẳn bàn chân ấy đã mòn trên những nẻo đường khi gánh gạo nuôi chồng, nuôi con rồi lo cho cháu. Tôi mường tượng “chân cứng đá mềm” là đây.

Tôi còn nhớ những đêm mưa, tôi đi học về muộn. Con đường làng đắp bằng đất sét trở nên trơn trượt với vô số vũng nước giữa đường. Tôi vừa đi vừa lẩm nhẩm “trời mưa tránh trắng, trời nắng tránh đen” như câu thần chú của riêng mình, nếu không muốn sụp chân xuống bùn. Và thấy dáng Ngoại lọ mọ đi tìm tôi với cái áo tơi bằng ni lông trên tay cùng câu nói quen thuộc; về nhanh, mưa ướt hết rồi. Chỉ bấy nhiêu thôi nhưng không thể nào quên được.
Nghe tiếng mưa đêm để rồi bao nhiêu kỉ niệm chợt quay về. Hình như những giọt mưa đã gột sạch lớp bụi thời gian phủ trên bề mặt kí ức để đưa tôi về với những năm tháng xa xưa. Hình ảnh của bà cụ già tám mươi tuổi như ngọai hiện rõ hơn bao giờ hết. Tôi nhớ Ngọai, người đã gắn bó cùng tôi suốt thuở ấu thơ cho đến khi tôi rời xa mái trường cấp ba. Không biết bây giờ ở quê có đang mưa như phố? Ngoài kia, trời vẫn cứ mưa với những âm thanh trên mái, ngoài hiên, dưới khoảng sân nhỏ trước nhà nhưng trong lòng, tôi lại thầm mong; mưa ơi, mau tạnh…!

“Mẹ ơi cứu con vịt nhé!

Nếu bạn hỏi tôi, điều gì trên đời này cảm động lòng người, khiến kẻ ác phải hoàn lương, kẻ thù phải thành bạn. Xin được trả lời rằng đó...

Bé gái 10 tháng tuổi bị người thân đâm 12 cây kim đâm vào người

Mặc dù đã trải qua nhiều năm, nhưng câu chuyện về bé gái 10 tháng tuổi ở Sơn Đông bị 12 cây kim đâm vào người năm ấy vẫn khiến...

Những ngôi chùa cổ nổi tiếng đã biến mất ở Việt Nam

Đó là những ngôi chùa có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều lý do đã bị phá hủy hoàn toàn và không được khôi phục...

Sách dạy nhiếp ảnh 1971 – Đường nét trong bố cục

Khi đề cập đến bố cục là nói đến đường nét, vậy chúng ta thử tìm hiểu và phân tách vai trò quan trọng của đường nét trong bố cục...

Tục bái vật là gì?

Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới cho rằng mọi vật do tạo hoá sinh ra đều có linh hồn. Mỗi loại vật,...

Chuyện tên chợ của mấy bà

Khi tôi nói đến chuyện tên chợ của mấy bà thì mấy ông bạn lớn tuổi tỏ ra không đồng ý. Chợ của các ông cũng có, cớ gì của...

Tìm hiểu nguồn gốc xe kéo tay ở Việt Nam thời thuộc địa

Trong suốt nhiều thập niên, xe kéo tay đã trở thành biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của giới thượng lưu Việt Nam thời thuộc địa. Ngược...

Sài Gòn năm 1968 nhìn từ máy bay

Ngắm vẻ lạ mắt của Sài Gòn năm 1968 qua góc nhìn thẳng đứng chụp từ máy bay do quân đội Mỹ thực hiện. Ảnh: Vietnam Center and Archive. Khu...

Tướng cướp Bạch Hải Đường (Kỳ 4): Vụ “thách đấu” chấn động đất Long Xuyên

Nhiều người ở miền Nam trước ngày 30/4/1975 ắt còn nhớ một dạo các tờ báo Sài Gòn đã đồng loạt đưa tin, giật tít sốt dẻo về sự kiện...

Hoài vọng Tân Định – Đa Kao

Chỉ cách nhau một chiếc cầu thôi, Phú Nhuận của tôi lúc nào cũng là khu đô thị hiền hòa, an phận so với vùng Tân Định – Đa Kao...

Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?

Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Thực ra, trong nhiều gia đình, người cha quyết định mọi...

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, một tháng sau được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 02-02-1897 tại họ đạo Cồn Phước, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã...

Exit mobile version