Mỏi mắt là tình trạng phổ biến hiện nay, bởi phần lớn mọi người đều dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính, máy tính bảng và điện thoại. Việc nhìn chằm chằm vào một điểm trong thời gian dài làm căng cơ mi mắt, gây mỏi mắt, làm nhòe mắt tạm thời. Hiện tượng này xảy ra ở trẻ em có thể dẫn đến bệnh cận thị.
Điều này xảy ra là bởi sự cố liên quan đến khả năng thích ứng của cơ mắt, tạo nên thủy tinh thể dẹt. Bên cạnh đó, mỏi mắt cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu, khô mắt và thậm chí là thị lực bị mờ đi. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cách để ngăn ngừa tình trạng này, đặc biệt là không phải tốn kém nhiều tiền, thậm chí còn miễn phí.
Phương pháp 1: Thư giãn mắt
1. Áp dụng quy luật 20-6-20
Khi ngồi làm việc trước màn hình máy tính hoặc nhìn một vật nằm cách xa khoảng 6m trong vòng 20 phút, hãy để mắt của bạn nghỉ ngơi 20 giây. Nếu bạn ngồi gần cửa sổ thì nhìn ra ngoài là sự lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển mắt nhìn một vật thể từ ở gần sang nhìn một vật thể nằm ở xa, chuyển đổi giữa 2 vật 10 giây một lần, luyện tập theo cách này ít nhất 10 lần.
2. Chớp mắt nhiều hơn
Một số hiện tượng mỏi mắt xảy ra là do bạn chớp mắt ít khi quá tập trung vào một thứ gì đó như ngồi trước màn hình máy tính chẳng hạn. Hãy cố gắng chớp mắt nhiều hơn trong khi làm việc và làm nó một cách thường xuyên nhé.
3. Đảo mắt
Nhắm mắt lại, sau đó đảo mắt để có thể bôi trơn chúng, cũng như giúp thư giãn các cơ đang bị căng cứng. Nhắm mắt lại và đảo xung quanh theo chuyển động tròn. Đảo theo chiều kim đồng hồ, rồi sau đó đảo ngược chiều kim đồng hồ. Điều này không chỉ giúp thư giãn mắt mà còn giúp tâm trạng của bạn cảm thấy tốt hơn.
4. Nhìn xung quanh
Sau một thời gian dài tập trung nhìn vào máy tính, hãy dành thời gian nghỉ ngơi từ từ nhìn xung quanh căn phòng, giữ cho đôi mắt của bạn chuyển động liên tục và nhìn mọi thứ ở những khoảng cách khác nhau.
5. Liếc nhìn
Hãy nhắm mắt lại và ngước lên cao, càng cao càng tốt nhưng đừng để cảm thấy khó chịu. Hãy giữ yên mắt một lúc, rồi sau đó nhìn xuống trong khi mắt vẫn nhắm.
- Lặp lại nhiều lần và sau đó thư giãn mắt một lúc.
- Tiếp theo, hãy nhắm mắt lại như trên rồi nhìn sang trái rồi nhìn sang phải. Lặp lại vài lần.
6. Thử phương pháp ấn lòng bàn tay
Các cơ mắt giống như dòng suối, không nên mở căng trong thời gian dài. Nếu không, khả năng giật lại có thể làm suy yếu. Để ngăn chặn hiện tượng này, bạn có thể tiến hành một số bước thư giãn mắt. Ấn lòng bàn tay có liên quan đến việc nghỉ ngơi và làm ấm đôi mắt của bạn bằng cách sử dụng nhiệt ma sát. Dưới đây là các bước thực hiện:
- Chà xát lòng hai bàn tay với nhau để tạo ra nhiệt.
- Nhắm mắt lại.
- Đặt hai bàn tay nhẹ nhàng lên hai mắt và để yên trong vài phút.
- Làm ấm lại lòng bàn tay nếu cần.
Phương pháp 2: Thay đổi Môi trường
1. Điều chỉnh lại vị trí màn hình
Góc nhìn màn hình máy tính có thể tác động rất nhiều đến sự mỏi mắt của bạn. Bạn nên điều chỉnh màn hình thấp hơn so với tầm mắt một chút.
- Phần trên của màn hình song song với mắt khi nhìn thẳng về phía trước. Góc này giúp cho cổ ở vị trí tự nhiên và mắt sẽ phải làm việc ít hơn.
2. Điều chỉnh vị trí khuôn mặt
Điều chỉnh vị trí khuôn mặt càng xa màn hình càng tốt: 50-100 cm là khoảng cách phù hợp. Điều này trông có vẻ như mắt của bạn sẽ phải làm việc cật lực hơn, tuy nhiên mắt của bạn lại được thư giãn ở khoảng cách này. Để nhìn rõ màn hình máy tính, bạn cần phải có màn hình lớn hơn hoặc phông chữ có kích thước lớn hơn.
3. Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản
Giảm độ sáng và tăng độ tương phản sẽ giúp cho màn hình dễ nhìn hơn. Nếu màn hình quá sáng sẽ làm cho mắt bạn cảm thấy khó chịu. Còn khi không có đủ độ tương phản đen-trắng trên màn hình máy tính, đôi mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi rất khó để phân biệt giữa các mục khác nhau. Vì vậy, mắt sẽ trở nên mỏi hơn.
4. Lau sạch màn hình
Việc lau chùi màn hình loại bỏ các hạt tĩnh điện có thể phát ra từ màn hình máy tính. Những hạt này có thể đẩy bụi về phía mắt, gây khó chịu và căng thẳng. Ngoài ra, việc vệ sinh màn hình cũng có thể làm giảm độ chói. Hãy lau màn hình hàng ngày với dung dịch chống tĩnh điện phun lên giẻ lau.
5. Điều chỉnh ánh sáng
Cố gắng tạo ra môi trường có ánh sáng tương tự như màn hình máy tính. Không gian làm việc lý tưởng sẽ có ánh đèn dịu nhẹ, hạn chế ánh sáng tự nhiên, không có ánh sáng huỳnh quang và các bề mặt không phản xạ ánh sáng quá nhiều.
- Điều quan trọng là cần điều chỉnh đúng lượng lux hoặc ánh sáng đi qua bề mặt. Lux là đơn vị tiêu chuẩn chiếu sáng. Đối với công việc văn phòng bình thường, bạn nên thắp sáng căn phòng khoảng 500 lux.
- Đổi bóng đèn và điều chỉnh rèm cửa sổ trong văn phòng có thể giảm mỏi mắt hơn.
- Nếu không điều chỉnh được ánh sáng, bạn có thể điều chỉnh màu sắc trên màn hình máy tính. Bước này còn được gọi là điều chỉnh nhiệt độ màu. Thông thường, chỉnh sang màu xanh một chút có thể giảm thiểu sự mỏi mắt. Trên máy tính hệ điều hành Windows, bạn có thể điều chỉnh màu sắc bằng cách sử dụng bảng điều khiển.
- Hiện nay, có phần mềm tự động điều chỉnh màu sắc màn hình dựa trên thời gian trong ngày để phù hợp với những thay đổi trong ánh sáng tự nhiên. Phần mềm này có tên gọi là f.lux, giúp bạn xem màn hình trong ánh sáng mờ hoặc vào ban đêm.
6. Giảm độ chói
Ánh sáng chói gay gắt phát ra từ màn hình máy tính cũng có thể làm căng thẳng mắt. Nếu không kiểm soát được ánh sáng trong môi trường làm việc, bạn nên mua tấm phim chống lóa cho màn hình hoặc đeo kính chống lóa.
- Tấm phim chống lóa có thêm lợi ích riêng tư, làm cho người khác không nhìn thấy được nội dung hiển thị trên màn hình khi quan sát trực tiếp từ đằng trước.
- Tấm phim chống lóa dễ tìm thấy ở máy tính để bàn hơn là máy tính cá nhân.
7. Nâng cấp màn hình
Hãy cân nhắc việc mua màn hình có độ phân giải cao. Loại màn hình này thường làm mắt dễ chịu hơn. Màn hình máy tính cũ nhấp nháy nhiều, trong khi màn hình có độ phân giải cao cung cấp ánh sáng phù hợp. Việc nhấp nháy nhiều có thể gây căng thẳng thêm cho mắt.
8. Sắp xếp lại tài liệu công việc
Việc dịch chuyển mắt liên tục có thể bị gây mỏi và khó chịu mắt, trừ việc thực hiện động tác tập luyện. Để tránh điều này, bạn nên mua giá đỡ sách và giấy tờ để tài liệu ở chỗ dễ quan sát hơn. Đặt giá đỡ ngay bên cạnh màn hình để cho mắt không phải thay đổi nhiều.
- Liên tục dịch chuyển mắt làm cho đôi mắt của bạn phải tập trung và tái tập trung vào các tài liệu đọc khác nhau.
- Khi vật thể chỉ cách vài cm, đôi mắt của bạn không cần phải tái tập trung nhiều.
- Nếu thành thạo “gõ phím” để không cần phải nhìn vào bàn phím hoặc màn hình sẽ tốt hơn. Bạn có thể quan sát đối tượng khác trong khi đánh máy nhằm giảm bớt thời gian nhìn vào màn hình.
Phương pháp 3: Khắc phục Tình trạng Căng mắt Nghiêm trọng
1. Nghỉ ngơi
Nếu tình trạng căng mắt gây khó chịu nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến thị lực, bạn cần rời khỏi máy tính, tránh nơi đèn sáng. Nếu có thể, nên đi ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, bạn nên giảm cường độ ánh sáng trong nhà và nghỉ ngơi ở khu vực không có ánh sáng chói để cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Đeo kính
Nếu bạn cần phải đeo kính nhưng lại không có, hoặc nếu kính có độ không phù hợp thì điều này có thể làm mắt căng thẳng hơn. Bạn cần chắc rằng kính đang đeo được đo phù hợp để mắt không phải làm việc quá sức.
- Nếu đeo kính hai tròng cảm thấy bất tiện khi nghiêng đầu sử dụng máy tính, hãy trao đổi với chuyên viên đo mắt để xem liệu thấu kính lũy tiến có hiệu quả hơn hay không.
- Đeo loại mắt kính đặc biệt (Computer glasses) để sử dụng máy tính nhưng cần phải được bác sĩ nhãn khoa kê toa. Loại kính này có tác dụng giảm thiểu tình trạng mắt phải cố gắng hết sức để tập trung, vì vậy hãy khắc phục tình trạng mỏi mắt nếu có thể.
- Mua kính có lớp phủ chống phản xạ sẽ giúp giảm bớt ánh sáng chói của màn hình máy tính. Hiện nay, loại kính này có bán sẵn trên thị trường không cần kê toa dành cho những người không cần điều chỉnh thị lực.
- Đeo kính pha màu khi sử dụng máy tính. Một số loại kính được nhuộm màu hồng nhẹ giúp ngăn ngừa ánh sáng chói, trong khi loại khác có lớp phủ chặn bước sóng màu xanh gây ra mỏi mắt.
3. Đi khám bác sĩ
Nếu các triệu chứng tồi tệ hơn hoặc không hết hẳn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ y tế ngay lập tức.
- Nếu thường xuyên bị mỏi mắt, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn cần khám mắt để đảm bảo rằng mình đang mang kính thuốc đúng độ.
- Đổi sang kính hai tròng hoặc loại kính khác để khắc phục tình trạng này.
- Cũng có thể bạn đang bị đau nửa đầu – một loại nhức đầu nặng cần được điều trị y tế. Chẩn đoán cũng là bước quan trọng để tìm hiểu nguyên nhân gây nên cơn đau nửa đầu, giúp bạn có thể ngăn chặn chúng kịp thời.