Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mưa trong ký ức tuổi thơ

Những tuần qua, trời mưa rất nhiều, mưa thối đất thối cát như muốn cuốn trôi đi tất cả mọi ưu phiền, mệt nhọc mà con người đang chịu đựng. Nhưng lại khiến thời tiết trở nên mát mẻ hơn, còn không khí thì ẩm ướt và thoáng đãng hơn. Nó làm tôi nhớ đến những kỷ niệm xưa cũ – nhớ đến những ngày khi còn thơ bé.

Ngôi nhà mà tôi trải qua suốt cả thời tuổi thơ, chính là sống trong căn nhà cũ dột nát, mà mỗi khi trời mưa lại mang chậu, xô hay bất cứ cái gì có thể để hứng nước. Trong nhà bầy ngổn ngang những đồ đạc mà có thể chứa nước từ to đến nhỏ nếu không chắc trong nhà sẽ giống như ngoài sân. Gian nhà bằng đất nên trời mưa ẩm ướt đi lại nền nhà in hình những dấu dép chằng chịt và cả những dấu chân của ba mẹ tôi. Một hình ảnh mà mỗi khi nhớ về tôi không khỏi chạnh lòng, xót xa về những ngày tháng nghèo khổ ấy.

Tôi nhớ mỗi khi trời mưa, tôi thường đi tắm mưa, đi bắt châu chấu, bắt cá ngoài đồng. Tôi cùng mấy đứa nhỏ trong xóm, cứ hễ thấy trời mưa là chạy tung tăng khắp nơi nô đùa chỉ để tắm mưa. Rồi những ngày tôi cùng với ba tôi và em trai mặc chiếc áo mưa giấy ra ngoài đồng bắt châu chấu, cào cào. Tôi thích đuổi theo lũ cào cào và tóm cho bằng được chúng. Hôm nào mà bắt được những con muồm muỗm béo ngậy là tôi sung sướng nhảy cẫng lên. Thế là hôm đó nhà chúng tôi lại có một bữa cơm ngon lành với món châu chấu rang. Và cả món canh cá, cá om bằng nồi đất được ủ ở bếp trấu. Đã lâu lắm rồi tôi đã không còn được ăn những món dân giã và quen thuộc ấy nữa.

Những ngày mưa tuổi thơ

Nhớ đến những ngày mưa vẫn phải đi cấy lúa, hay đi ra đồng gặt lúa. Trời mưa cây lúa đổ nghiêng ngả, cầm từng cây lúa dựng lên rồi dùng liềm cắt. Nhìn bông lúa chín rụng khắp ruộng, mà thấy xót xa cho những ngày tháng chăm bón để chờ ngày gặt hái. Sau khi gặt xong tranh thủ chờ máy lúa tôi lại đi mót thóc, nhặt những bông lúa rơi hay quét những hạt thóc rơi trên đường để mang về cho gà, cho lợn ăn. Cả những ngày phơi thóc khi thấy trời có cơn mưa là chúng tôi vội vàng chạy sân thóc. Tôi nhớ có lần chạy không kịp, mưa ướt hết thóc khiến công sức bao ngày qua trở về con số 0.

Rồi những ngày ngồi xem mẹ tôi vặn chổi rơm để đem bán lấy tiền mua thịt. Những chiếc chổi rơm vàng óng được mẹ tôi vặn đẹp đẽ, xếp gọn gàng để sáng mai mang đi chợ sớm. Tôi còn bắt chước mẹ cũng vặn cho mình chiếc chổi rơm bé nhỏ xinh xinh để ở bàn học. Ngày nào mà không đi làm, mẹ tôi lại mang len ra đan nhưng mẹ chỉ đan khăn thôi. Có lần mẹ đan cho tôi những chiếc khăn quàng cổ màu đỏ. Giờ tôi đã không còn giữ nó nhưng tôi nhớ mãi cảm giác ấm áp mà mẹ đã gửi gắm trong đó.

Hôm nay, đứng bên khung cửa sổ, cầm trên tay cốc café nóng hổi, tôi nhìn ngắm cơn mưa đang trút xuống mặt đất. Tiếng mưa to làm át hết đi những âm thanh xung quanh. Chỉ còn tiếng rào rào, cùng những âm thanh của mưa khi chạm vào mọi thứ trước khi rơi xuống mặt đất. Mưa cuốn trôi đi hết tất cả khói bụi, sự ô nhiễm không khí, để trả lại cho con người một bầu không khí thoáng đãng và dễ chịu. Mưa cũng cuốn trôi đi những suy nghĩ ngổn ngang trong lòng tôi, những điều mà tôi còn đang do dự, đang chần chừ tìm lối đi cho riêng mình. Nhìn ngắm hạt mưa rơi ngoài hiên nhưng lại lặng lẽ một cách lạ kỳ, khiến tâm trạng tôi bỗng trở nên thoái mái hơn và nhìn mọi việc một cách rõ ràng hơn rất nhiều.

Tuổi thơ trong tôi vào những ngày mưa là như thế đó. Thời gian trôi đi tất cả những kỷ niệm ấy cũng ở lại quá khứ. Tôi lớn lên, đi làm, cuộc sống bon chen khiến đôi khi quên đi những ngày tháng khó khăn ấy. Dù bây giờ nó chỉ còn là trong ký ức nhưng tôi vẫn nhớ cảm giác của những điều đó mang lại cho tôi. Vì thế, mỗi khi trời mưa thì tất cả mọi ký ức ấy lại trở về trong tôi như một thước phim quay chậm kèm theo đó là một bản nhạc không lời du dương; như thể đang đưa tôi trở về những ngày thơ ấu, đưa tôi về một quãng thời gian mà tôi đã gắn bó suốt một thời tuổi thơ.

Dòng triết lý truyền thống Tộc Việt

I – Cổ thư Bách việt tiên hiền chí.1. đôi dòng sử sách Bách Việt tiên hiền chí là tập sách quý trích trong đại bộ Lĩnh Nam di thư...

Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt Nam

Dân tộc Việt Nam có một lịch sử huy hoàng và những tư tưởng lớn lao. Điều đó chúng ta đã nói nhiều và sẽ còn nói nhiều hơn nữa,...

Sự thật rùng mình về ‘đặc sản’ thịt thú rừng

Khi soi vào các tiêu chí của một “đặc sản”, thịt thú rừng chẳng qua chỉ là một nhóm thực phẩm lạ miệng chưa qua kiểm dịch với nhiều nguy...

Về Câu Chúc Mừng Cô Dâu Chú Rể “Sắt Cầm Hảo Hợp 瑟琴好合”

Trong một lần ngồi ở một quán ăn (vừa mở cửa lại sau khi tổ chức đám cưới cho con họ), chợt thấy trên vách trang trí câu “Sắt Cầm Hảo...

Chữ quốc ngữ bành trướng từ Nam ra Bắc

1. Chữ quốc ngữ buổi đầu ở Nam Kỳ thuộc Pháp Từ quốc ngữ dùng ở chương này dùng để chỉ tiếng Việt và chữ viết theo mẫu tự La Tinh. Tình...

Vài chuyện bia tứ xứ

Bia nâu và bia đen Bia nâu có màu sẫm (đôi khi thêm chút màu đen) do mạch nha, rang đậm hơn plus torrifié để tạo ra một loại bia nâu. Bia...

Trường học Phần Lan – Tấm gương cho giáo dục thế giới

Mọi nơi trong thành phố đều được xem là lớp học. Ở trường, học sinh có thể học bằng cách chơi game khi đang ngồi trên ghế lười hạt xốp....

Xe khách ‘siêu tải trọng’ ở Việt Nam đầu thập niên 1990

Những chiếc xe khách với “núi” hàng hóa ngồn ngộn trên nóc là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Việt Nam đầu thập niên 1990. Cùng ôn...

Trần Mộng Tú, nhà thơ Việt đầu tiên vào sách giáo khoa Trung học Mỹ

Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dạy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một...

Những hình ảnh quý giá về Đà Lạt những năm 1929-1930

Bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ và hoang sơ của Đà Lạt một thế kỷ trước được ghi lại qua ống kính người Pháp sẽ khiến nhiều người không khỏi...

Ký ức vàng son của trường đua ngựa tại Sài Gòn

Trường đua ngựa “triệu đô” tại Bình Dương chính thức vào hoạt động gợi lại cho nhiều người yêu thích trò thể thao giải trí này ký ức vàng son...

Đi bộ dưới mưa, thong dong tự đắc

Con người nếu cởi mở, thoải mái, thì dù đi trong mưa cũng rất vui vẻ. Tôi lớn lên ở vùng nông thôn, rất thích những ngày trời đổ mưa....

Exit mobile version