Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tết miền xa xứ

Đi lang thang quanh khu chợ Đồng Xuân của người Việt ở Đức chiều 30, bà tần ngần hồi lâu. Nhiều năm rồi bà không bay về ăn tết… Chợ người Việt ở đây cũng đầy đủ lắm, nào miến, nào măng khô, nào gạo nếp, chẳng thiếu thứ gì. Có lẽ nó còn đầy đủ hơn cái chợ quê năm nào.

Đang mải suy nghĩ, bà chợt dừng bước trước một cây quất cảnh. Cây quất ta, nhìn quen lắm, quả nhỏ, lá răm, màu thân hơi vàng đục, trông thật thân quen. Lặng ngắm cây quất nơi góc chợ, bà nghe từng cơn gió nhẹ bồi hồi trên mái tóc đã điểm bạc của mình. Mười lăm năm trước, trong một lần về nước, Thái cũng tặng bà một cây quất như vậy…

Hồi mới sang, cứ một hai năm bà lại gắng về một lần. Những dịp đó, Thái lại đạp xe chở bà đi dạo quanh chợ những ngày giáp tết. Lần nào cũng vậy, bà và Thái đều vào quán bánh lá ngồi ăn. Mùi bánh lá chuối thơm vị quê, khiến bà nhớ mãi. Cuộc sống nơi xứ người thăng trầm, chẳng biết khi nào bà và Thái bặt tin nhau…

Cậu bạn thân gắn liền với tuổi thơ của bà, với những cánh đồng lúa chín, với những bụi tre, với cái điếm làng ở giữa đồng, nơi là đề tài của những câu chuyện ma ly kỳ mà các cụ già trong làng kể lại. Đi tắt qua cánh đồng là đến gốc cây gạo. Bà nhớ nhất là khi cây gạo nở hoa, cũng là lúc những con đom đóm bay đầy trời, đêm về lóng lánh cả cánh đồng mùa gặt. Cạnh cây gạo là con đê, bên sườn này phủ đầy cỏ, bên sườn kia là chợ. Cái chợ nằm khuất với những mái ngói đỏ nâu đã bị ố màu theo năm tháng.

Tết miền xa xứ
Chợ quê ký ức. (Tranh minh họa qua tranhvesondau.com)

Cơn gió chiều muộn lành lạnh làm bà giật mình, ngẩng đầu nhìn mấy người Việt đang hối hả mang đồ sắm tết ra xe. Bà định bước vào hỏi mua cây quất thì một người đàn ông gầy gò, mái tóc bạc trắng, đeo cặp kính lão bước ra.

Bà đứng chôn chân ú ớ: – Anh…

Ngập ngừng dừng lại, bà thu hết can đảm: – Thái?

Ngoài trời mưa lất phất, người đàn ông ngẩng lên nheo mắt nhìn, sững người, rồi hét: – Hương à? Hương à! Hương phải không?

Bồi hồi, bà rơm rớm nước mắt. Còn Thái trầm ngâm…

Chuông đồng hồ đổ, báo hiệu cái khoảnh khắc giao thời linh thiêng tới. Gió thổi mang những hạt mưa bay vào ban công yên tĩnh thấy lạ. Giao thừa âm lịch ở Đức, không có pháo hoa, cũng chẳng có người đi đón tết, nhưng bà được sum họp với Thái, với tuổi thơ.

Ký ức tết xưa ùa về theo từng cơn gió.

Lê Nguyên

Nghĩa của từ Lạc xoong?

Lạc xoong được hiểu là đồ đã cũ, đã xài qua và được bán theo giá có trừ tỉ lệ hao mòn do đã qua sử dụng. Đồ lạc xoong không hẳn...

Sài Gòn xưa – Những nhiếp ảnh gia đầu tiên

Sau khi bức ảnh đầu tiên được chụp ở Pháp vào năm 1826 bởi nhà phát minh Joseph Nicéphore Niépce, những nhà nhiếp ảnh tiên phong người Pháp đã mang...

Sài Gòn muộn màng của em cũng không còn…

Cô bạn (trẻ) tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà...

Đồng dao và trò chơi trẻ con

Đồng dao, đồng diêu : câu hát chơi, con nít hay hát.  Đó là định nghĩa đơn giản nhất của Huình Tịnh Paulus Của, trong đại Nam Quấc Âm Tự...

Chữ “Kim” trong tiệm vàng

Chữ Kim ở các tiệm vàng. Trước 1975 ở miền Nam, tên tiệm vàng nào cũng có chữ “Kim”. Nó bắt nguồn từ một thương hiệu vàng nổi tiếng ở Việt Nam...

Áo dài của người Việt

Đã rất lâu, bên cạnh chiếc áo dài ngũ thân trang trọng của phụ nữ thì đã tồn tại một thứ áo dài cho đàn ông để cân xứng. Chiếc...

Tóc Xưa – Bản nhạc cuối đời của Ngô Thụy Miên

Tôi vốn là người “mê” mái tóc của phụ nữ. Có điều hơi khó tính, phải là tóc dài, thi vị hơn chút nữa là mái tóc đó tung bay...

Tìm hiểu về nguồn gốc của tộc người Hoa Hạ

Nguồn gốc của người Hoa Hạ là một vấn đề mà đa phần người Việt yêu thích lịch sử thời cổ đại của dân tộc quan tâm và mong muốn...

Chân Chính là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Gia phả hoàn chỉnh có những mục gì?

Gia phả được coi là hoàn chỉnh trước hết phải là một gia phả được ghi chép rõ ràng, chữ nghĩa chân phương có ghi rõ tên người sao lục,...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 2

Tài liệu của các tác giả ngoại quốc viết về xứ Nam Kỳ trước thuộc địa Đã có nhiều sách, phải nói khá nhiều các tài liệu viết về giai...

Dân Bách Việt nói tiếng Bách ngữ

Từ cuối thập niên '70, các nhà xuất bản Việt-Nam ở Mỹ thường hay nhắc đến câu "bảo tồn tiếng Việt", nhưng nay (1992) có cảm tưởng họ "im hơi...

Exit mobile version