Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tháng mười – Thu bâng khuâng

Tháng mười về rồi em ạ, núi thơm e ấp giữa đồng, không biết là sương hay khói, choàng lên xa thẳm mênh mông.

Tháng mười với em là nắng, màu vàng trong như mật ong, màu vàng trên đồng lúa chín, vàng trên bước phố bâng khuâng…

Tháng mười với em là mưa… Gọi ào ạt giăng mái cổ. Cây xà cừ rung trong gió, cả sân trường mưa rơi rơi…

Tháng mười về theo những cụm mây rong chơi, lãng du với gió, phiêu bồng trên không trung bao la, rồi lặng lẽ hóa thân thành những giọt mưa trong một chiều không tên hoang hoải.

Em nhớ không em, một nhành hoa sữa, và vườn trường vẫn thơm như xa xưa, thơm như tóc em trong một ngày gió nổi, sợi tóc vướng vào tim ta, vấn vít đến bây giờ, để trong mơ, vẫn còn loanh quanh bên ghế đá, như tìm gì, như đợi gì … như hoài vọng hoa niên.

Tháng mười im lặng, tháng mười ơi… Bằng lăng chỉ còn lúc lắc những chùm quả khô đung đưa trong gió, để ta nhớ một góc sân trường ta có nhau, thanh xuân xanh như vòm lá phượng, và cái nắm tay vẫn ấm đến bây giờ, cái nắm tay ấm cả trong tim, mỗi khi ta nhớ về em và vườn trường đầy kỉ niệm.

Tháng mười tung tăng trong màu vàng vườn cúc. Em hay ta bỗng xao xuyến trước màu hoa? Cúc vạn thọ, cúc đại đóa… cúc gọi nắng về tô điểm thêm cho ngàn hoa thêm rực rỡ, để em cười như ôm cả mùa thu trong tay.

Tháng mười thơm, dìu dịu trong hương cốm, cốm nếp xanh trên đồng, dẻo trong tay mẹ, ngọt trong môi ta. Cốm nhắc về vụ hè thu đầy nắng gió, về giọt mồ hôi rơi trên đồng để mang về cho ta vị ngọt lành mùa gặt. Những cây hồng lúc lỉu chùm quả đỏ, như khoe màu áo rực rỡ, như muốn nói trung thu đến rồi, mình cũng có đèn lồng để chơi trăng… Những buồng chuối chín vàng rộm hay chín trứng cuốc, đủ làm ta mê mệt mỗi lúc trở về nhà, cả gian bếp thơm lừng, mọi giác quan đều đi theo mùi chuối chín, rồi hít hà than thở “buồng chuối chín ngon quá mẹ ơi… ”

Tháng mười về trên sắc áo em tôi, sắc áo vàng hoa cúc, sắc áo xanh đồng cỏ, sắc áo trắng màu mây… Để ta yêu mọi màu sắc tháng mười.
Tháng mười giòn vang trong tiếng máy tuốt lúa, từng đụn rơm cao lên… mùi rơm thơm ngào ngạt… Thóc vàng từng bao chở về nhà. Thóc vàng đầy sân… Tiếng gà vịt đuổi nhau bên bó rơm vừa rắc ngoài vườn… Những đàn trâu thảnh thơi gặm cỏ trên những ruộng lúa đã gặt xong, lắng nghe tiếng gió chiều vi vút… Ta nghe thấy tháng mười êm đềm trong một bản hòa ca của yên bình, no ấm.

Tháng mười, đêm như trong hơn, trời như cao hơn. Trăng tròn vành vạnh, sáng như sẻ chia, như trao tặng con người những dịu dàng vỗ về giản dị. Lòng ta dường như cũng mềm mại, nhẹ nhàng, cũng sáng hơn bởi sự trong trẻo của đất trời giữa tiết thu đầy xao xuyến.

Trời giữa thu lành lạnh, cái lạnh đủ làm ta bâng khuâng nhớ… Nhớ một chiếc khăn mỏng, mát như tay em. Nhớ một tối lang thang phố, chỉ để hít đầy hương gió tháng mười, gió tràn đầy hương vị của cỏ cây làm ta say sưa ngây ngất. Mùi lúa đồng, mùi quả thông vào nhựa, mùi hoa sữa, hoa cúc… tất cả hòa trộn với nhau khiến khứu giác như đua tranh để giữ trọn hương vị đủ đầy. Ta nhớ một vòng tay, nhớ một làn môi… trong sương thu, tay ta tìm hơi ấm đã thuộc về ký ức…
Tháng mười ơi, tháng mười trong ta là thương nhớ.

Con gió dạo chơi bao nơi xa rồi cũng trở về… Ta đi xa bao lâu cũng nhớ hơi ấm quê nhà, nhớ không khí ấm áp buổi đoàn viên. Và em, và ta, và bao người,… còn mãi ngẩn ngơ vì một tháng mười giữa thu, tháng mười của nàng trăng tròn đầy viên mãn. Ta chờ em và chờ đợi tháng mười, trong yêu thương tràn đầy và một miền thu tròn trịa …

4 cảnh giới của một người sống vui vẻ, tự tại

Đời người, nếu có thể đạt được đến cảnh giới “thanh tĩnh” thì liền sẽ thấy rõ được vạn vật và trong tâm sẽ luôn luôn vui mừng, thản đãng. Nhưng cuộc đời luôn có...

Gom góp từ ngữ của miền Nam và Saigon xưa

Nhằm để ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon/Miền Nam hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn...

Điểm qua một số nhạc sư, nhạc sĩ vang bóng một thời

Những nhân vật của một thời này, nếu không có nhạc sư Vĩnh Bảo ghi chép lại, có lẽ sẽ đi vào quên lãng. • Ông Nguyễn Văn Kỳ (Chín...

Lều chõng của sĩ tử Việt xưa

Ngày xưa, khi tham gia các kỳ thi Hương, thị Hội, thi Đình… thí sinh phải mang theo lều, chõng, thức ăn… lặn lội xa xôi lên các trường thi...

Chuyện ít biết về trận bão năm Giáp Thìn (1904)

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương...

Ảnh chưa từng công bố về chợ Đà Lạt thập niên 1960

Chợ Đà Lạt khánh thành năm 1960, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, chợ đã được coi...

Vì sao nói “Con gái mười hai (12) bến nước”?

Mười hai bến nước trong “phận gái 12 bến nước” là gì? Có phải chăng là 12 cương vị trong xã hội xưa của ta và Trung Quốc như: Cao...

Ngọc bất trác bất thành khí

Trong sách “Tam Tự Kinh” viết: “Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân bất học bất tri nghĩa”. Một khối ngọc quý nếu không trải qua quá trình đẽo gọt, tạo...

Đặc trưng ngôn ngữ cư dân Tây Nam Bộ

Cư dân vùng sông nước Tây Nam bộ có hàng nghìn cách nói với những biểu cảm, thái độ thâm thúy khác nhau, tuỳ tình huống. Thành thử khi mới...

Nước Xiêm đã giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn như thế nào? (1780-1788)

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Ánh lên ngôi vương ở Gia Định. Bửu khắc chín chữ “ĐẠI VIỆT QUỐC NGUYỄN CHÚA VĨNH TRẤN CHI BỬU”. Chúa lấy niên hiệu là...

Nghĩa của từ “Thị” làm chữ lót trong tên của phái nữ!

Về vấn đề này, Lê Trung Hoa có cho biết như sau: “Chúng tôi đọc thấy một điểm đáng chú ý trong cuốn Les langages de l’ humanité của Michel...

Nhận diện chân tướng các vị Tổ của người Việt cổ

NHẬN DIỆN CHÂN TƯỚNG ÔNG BÀN CỔ Trong bài Nhận Diện Danh Tính Vua Hùng Vương và Nhận Diện Chân Tướng Vua Thần Nông chúng tôi đã nói tới ông...

Exit mobile version