Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Việt Nam thuộc nhóm nước có văn hóa mạng thấp nhất thế giới

Theo báo cáo Chỉ số văn minh trên không gian mạng (Digital Civility Index – DCI) do Microsoft công bố nhân dịp ngày Internet an toàn quốc tế (Safer Internet Day), Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số cao nhất (chỉ số càng cao, mức độ văn minh càng thấp).Infographic: Việt Nam thuộc nhóm nước có văn hóa mạng thấp nhất thế giới

Khảo sát này nhằm tìm hiểu nhận thức của thanh thiếu niên và người trưởng thành ở 25 quốc gia về cuộc sống trên mạng và những trải nghiệm của các đối tượng này đối với 21 rủi ro do các hành xử không đúng mực gây ra.

Top 5 chủ đề người Việt Nam thường có những hành xử không đúng mực đó là: các mối quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%).

Một điều đáng lưu ý đó là những người trả lời khảo sát cho biết những hành vi này diễn ra khá thường xuyên và gần đây. Cụ thể, 70% người trả lời cho biết họ đã gặp phải một trong 21 hành xử không đúng mực trong một tháng gần đây. 97% thừa nhận họ đã bị tổn thương từ những hành xử đó trên không gian mạng và 83% lo lắng rằng họ sẽ gặp phải những hành vi tương tự một lần nữa.

Khi được hỏi về những dự đoán của chính mình về các hành vi ứng xử trên không gian mạng trong tương lai, phản hồi của những người được hỏi ở 25 quốc gia như sau:

● 50% cho rằng các công ty công nghệ và mạng xã hội sẽ có những công cụ và chính sách để khuyến khích các hành động văn minh trên mạng và sẽ có những hình phạt thích đáng cho các hành vi sai phạm.
● 50% người được hỏi tin rằng nhận thức và khả năng tự bảo mật dữ liệu của mỗi cá nhân sẽ trở nên tốt hơn.
● 34% cho rằng số lượng phụ nữ bị xúc phạm trực tuyến sẽ giảm đi, các trẻ vị thành niên sẽ ít bị ngược đãi hơn (33%) và các thảo luận về chính trị cũng sẽ mang tính xây dựng hơn (33%).

Báo có kêu gọi Hãy chung tay xây dựng một văn hóa hành xử văn minh hơn trên không gian mạng, xây dựng một 2020 tốt đẹp hơn với thử thách văn minh trực tuyến:

1. Quy luật vàng: luôn cảm thông, thấu hiểu và tôn trọng mọi cá nhân tham gia tương tác trực tuyến.
2. Tôn trọng sự khác biệt và các cách nhìn nhận đa dạng. Khi có sự bất đồng quan điểm, hãy thận trọng suy nghĩ, tránh các công kích cá nhân.
3. Suy nghĩ trước khi trả lời những bất đồng, tránh đăng tải/gửi những gì có ảnh hưởng tiêu cực đến người khác.
4. Sẵn sàng đấu tranh trước những hành vi ứng xứ thiếu văn minh và chưa chuẩn mực.

Người Huế

Tôi về trong một buổi chiều hanh nắng. Cơn mưa rào vừa dứt, thỉnh thoảng vài hạt lắc rắc rơi trên tấm kính xe như dọa dẫm tôi: "À há,...

Những Kim Bảo đời vua Gia Long (1802-1819)

Nguyễn Phúc Ánh còn có tên huý là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn, sinh ngày 15 tháng Giêng năm...

Tại sao lại nói Merry Christmas mà không phải là Happy Christmas?

Người ta dùng từ Happy cho mỗi lời chúc nhân dịp năm mới, lễ Phục sinh, sinh nhật, nhưng riêng với lễ Giáng sinh lại đi liền với từ Merry...

Ca Dao, Dân Ca, Kinh Xáng, Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long, phần đất cuối cùng của tổ quốc, chặng đường chót của cuộc Nam tiến mở rộng cõi bờ, nơi có điều kiện khí hậu thuận...

Nguồn gốc câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”

“Tam sao thất bản”, điều này đặc biệt đúng đối với câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”. Ngày nay, “Diệp Công hiếu long” là một câu thành ngữ dùng...

Nhớ về Saigon Departo

Trên báo Xuân Chính Luận năm 1969, bài phóng sự của H. Thủy Ba bộ mặt của Tết Sài Gòn có nêu: "Đi đến đường Tự Do mà không ghé...

Hoàng cung thời xưa giữ ấm giữa mùa đông như thế nào?

Vào thời nhà Thanh, trong vòng một năm, Bắc Kinh có tới hơn 150 ngày chìm trong thời tiết giá lạnh, thời điểm lạnh nhất có thể xuống tới âm...

Các loại Ngôn ngữ và chữ viết khó học nhất thế giới

Ngôn ngữ là phát minh vĩ đại nhất của loài người . Tiếng Việt nằm trong nhóm những thứ tiếng có độ khó vừa phải , người học có thể...

Ảnh hiếm về Giáng sinh ở Sài Gòn trước 1975

Hình ảnh đầy hoài niệm về bầu không khí Giáng sinh ở Sài Gòn trước 1975 đã được nhiều phó nháy người Mỹ ghi lại… Đại lộ Nguyễn Huệ dịp...

Những ngộ nhận về Áo Dài Việt Xưa & Nay

Họa sĩ Cát Tường có phải là cha đẻ ra chiếc áo dài hiện đại? Năm 2006, sau khi đọc trong Thế Kỷ 21 (số 201 & 202) loạt bài...

Về sự giao lưu tín ngưỡng Việt – Chăm trong lịch sử

Qua quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt là sự giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm, các hình thức tín ngưỡng của người Việt...

Ai… hột vịt lộn hôn…

Cách nay khoảng chục năm, khi đi công tác ở Manila, tôi được đồng nghiệp, (mà chắc cũng là đồng bọn) ở đây rủ đi bia bọt ở một quán...

Exit mobile version