Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bánh Chưng Đen Mường Lò

Bánh chưng là món bánh truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ tết của người Việt. Và ở mỗi vùng miền người ta lại cùng sáng tạo ra nhũng món bánh chưng khác nhau. Người Thái cũng không ngoại lệ, cứ đến những ngày ngọn gió đông chớm thổi họ lại rục rịch gói bánh chưng. Nhưng món bánh của người Thái là thứ bánh chưng màu đen ngon bùi khác lạ hơn cả.

Bánh chưng đen Mường Lò có hình dạng khác với bánh chưng miền xuôi. Các vị bô lão kể lại rằng vì muốn gắn kết hai dân tộc Thái với Khơ- mú nên đã tạo ra loại bánh này. Hai chiếc bánh như đôi bàn tay úp vào nhau tạo thành một chiếc bánh chưng đầy ý nghĩa.

Nếp phải là thứ hạt ngọc quý giá ở Tú Lệ. Lá dong xanh mướt và cắt bỏ gân lá cho dễ gói. Phần nhân thì vẫn bao gồm đậu xanh, thịt ba chỉ nhưng phần nếp được thêm vào mè đen. Đây cũng là nguyên liệu khiến món bánh chưng đen bùi béo khó cưỡng.

Ở khâu nhuộm đen hạt nếp, người ta dùng than cây núc nác. Phải trộn thật đều tay đến khi miết thật mạnh mà hạt nếp không phai màu thì xem như việc tạo màu đã hoàn tất. Rồi cùng nhau ngồi canh suốt đêm bên nồi bánh người ta như quên đi bao mệt nhọc ngày mùa. Từng cặp bánh sau khi vớt ra được treo lên cao cho ráo nước và không bị mốc.

Thưởng thức bánh chưng đen là sự hòa quyện giữa cái dẻo thơm của nếp, cái béo bùi của thịt, đậu xanh và mè đen, cả cái vị mộc mạc của núc nác và lá dong khiến miếng bánh cứ chần chừ nơi đầu lưỡi người ăn.

Bánh chưng đen Mường Lò tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người Thái không chỉ xem bánh chưng như một món ăn mà còn là thức quà để bày tỏ lòng biết ơn với người đi trước. Mà cũng chẳng phải là quá lời khi nói ngày Tết ăn miếng bánh chưng đen như nuốt cả đất trời Tây Bắc vào lòng.

Hoàn Cảnh Sáng Tác “Cho Vừa Lòng Em” Của Nhạc Sĩ Mặc Thế Nhân

Thôi rồi ta đã xa nhau kể từ đêm pháo đỏ rượu hồng Anh đường anh em đường em yêu thương xưa chỉ còn âm thừa Em đành quên cả...

Bí ẩn những ngôi mộ trong nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có sức chứa 1.200 người, có 20 bàn thờ lớn nhỏ và đặc biệt nền nhà thờ là một nghĩa địa lớn với ngôi...

Tù binh chiến tranh là gì?

Các công ước Geneva bao gồm một loạt thỏa thuận quy định chuẩn mực về nhân quyền quốc tế, ra đời gần 150 năm nay. Công ước này đưa ra...

Hình ảnh hiếm có về CHDCND Triều Tiên thập niên 1980

Từ năm 1979 – 1987, nhiếp ảnh gia người Nhật Bản Hiroji Kubota đã đi khắp các quốc gia châu Á và dùng ống kính của mình ghi lại cuộc...

Nhắc lại chuyện nhà Minh cướp sách của ta đem về Tàu

Trong Khởi Hành số 90, tháng 4 năm 2004, dưới nhan đề “Từ Lĩnh Nam Chích Quái Đến Các Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu”, tôi đã viết...

Xưng hô trong tiếng Việt

Xưng hô là một vấn đề không nhỏ trong giao tiếp hiện nay bằng tiếng Việt, dù là người Việt nói chuyện với nhau hay giữa người  nói tiếng Việt...

Đi tìm căn cước thật của Việt Nam

Nguồn gốc dân tộc là một đề tài khoa học, phức tạp và còn nhiều tranh cãi. Điển hình là cuộc thảo luận trực truyến ở Diễn đàn Diễn đàn...

Cam chịu phận bánh cam

Mỗi lần nghe tiếng rao “Bánh cam đây mấy anh mấy chị ơi” trong một con hẻm ba xuyệc ở quận tư tự nhiên thấy lòng nao nao. Tiếng rao...

Tại sao Ông Táo lại không mặc quần

Truyền thuyết kể lại rằng ông Táo ở truồng không mặc quần. Ông Táo chỉ đội mũ, đi hia không mặc quần như thấy qua câu thơ của một nhà văn:...

Cách mạng Văn hóa

Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution), với tên gọi đầy đủ là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và...

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các...

Lịch sử ngành Tạp Chí

Sự khởi đầu của tạp chí in Ấn phẩm đầu tiên được gọi là tạp chí, là Erbauliche Monaths Unterredungen của Đức, được phát hành vào năm 1663. Đây là một ấn...

Exit mobile version