Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Các chất độc hại thường có trong các sản phẩm làm đẹp

Nhiều người trong chúng ta thường có thói quen lựa chọn mỹ phẩm mà chỉ dựa vào vỏ bên ngoài hoặc có thể do nó là sản phẩm có mùi thơm nhất, hay thậm chí là do một người nổi tiếng đã từng sử dụng nó.

Sau khi đọc qua cuốn sách của tác giả Gillian Deacon: “There’s Lead in Your Lipstick: Toxins in Our Everyday Body Care and How to Avoid Them” (tạm dịch: Trong son của bạn chứa chì: các chất độc trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể và cách tránh khỏi chúng), tôi nhận ra rằng đã đến lúc chúng ta cần phải cẩn trọng hơn khi lựa chọn mua các sản phẩm mỹ phẩm.

Bây giờ, mỗi khi nhìn đôi môi được phủ lớp son của mình trong gương, tôi luôn băn khoăn tự hỏi liệu có khi nào tôi đang đưa chì vào cơ thể hay lớp sơn móng tay màu tím kia sẽ gây bệnh ung thư cho tôi sau 20 năm nữa. Không ai chắc chắn về điều đó nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn chọn cho mình một giải pháp an toàn. Hãy dành ra vài phút nghiên cứu trước khi mua sắm và thêm vài phút ở cửa hàng để kiểm tra các nguyên liệu trong sản phẩm để biết được giá trị thật của sản phẩm đó.

Theo sách của Deacon, đây là 20 thành phần độc hại thường được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp:

1. Hắc ín (Coal Tar)

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hắc ín là một chất gây ung thư, được dùng trong việc điều trị da khô, chống chấy rận và trong dầu gội trị gàu. Một số sản phẩm liệt kê hắc ín dưới dạng màu kèm số (ví dụ: D&C Green No. 6).

2. DEA / TEA / MEA

DEA / TEA / MEA là một chất gây ung thư khác được dùng như chất nhũ hóa và chất tạo bọt trong dầu gội đầu, sữa rửa mặt, sữa tắm và các sản phẩm trang điểm khác.

3. Chất hoạt động bề mặt ethoxylated và 1,4-dioxane

Chất này không được ghi trực tiếp trên sản phẩm bởi nó được tạo ra thông qua sự kết hợp với chất gây ung thư vú ethylene oxide. 1,4-dioxane được tìm thấy trong dầu gội, thuốc duỗi tóc, xà phòng tắm và sữa tắm. Hãy tránh xa các sản phẩm có nguyên liệu chứa chữ “eth”; ví dụ như: polyethelene, cetearete, oleth.

4. Formaldehyde

Formaldehyde là một chất gây ung thư và kích ứng da được tìm thấy trong các sản phẩm dành cho móng, thuốc nhuộm tóc, keo dán mi giả và dầu gội.

5. Nước hoa và hương liệu

Tốt hơn hết bạn nên chọn các sản phẩm không mùi. Hương liệu, nếu được liệt kê trên sản phẩm, sẽ ẩn đi các hóa chất gây nguy hại khác (thường dùng để tạo các loại mùi cụ thể). Hương liệu gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu và dị ứng.

6. Hydroquinone

Hydroquinone là chất gây ung thư, làm giảm sự sản sinh sắc tố melanin trên da, khiến chúng ta dễ bị ung thư da và gặp phải các vấn đề về da khác. Đặc biệt là trong các sản phẩm làm sáng da thường chứa các chất này.

7. Chì

Chì – chất gây ung thư và gây rối loạn nội tiết tố – được tìm thấy trong son môi và thuốc nhuộm tóc nhưng chì không bao giờ được ghi trên nhãn các sản phẩm mỹ phẩm. Bởi chì được xem là chất gây ô nhiễm và không phải là thành phần trong nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm.

8. Thủy ngân

Thủy ngân là chất gây dị ứng và ảnh hưởng đến sự phát triển của não, thường có trong mascara, thuốc nhỏ mắt và một vài dược phẩm cho da.

9. Mineral oil (dầu khoáng)

Dầu khoáng là nguyên liệu trong dầu trẻ em (baby oil). Nó tạo ra một lớp màng giống lớp plastic trên da và cản trở khả năng thải độc tố của da.

10. Oxybenzone

Chất Oxybenzone là chất dị ứng được tìm thấy trong các loại kem chống nắng hóa học có thể gây rối loạn nội tiết tố, gây hỏng tế bào và sinh thiếu tháng, nhẹ cân.

11. Parabens

Được tìm thấy trong dầu gội đầu, kem cạo râu, dầu bôi trơn và kem đánh răng, parabens làm tăng nguy cơ ung thư vú và độc tính sinh sản.

12. Paraphenylenediamine (PPD)

Paraphenylenediamine (PPD) có trong thuốc nhuộm và các sản phẩm dành cho tóc. Chất này không những gây độc cho da và hệ thống miễn dịch, mà còn có thể gây ra dị ứng và viêm da nữa.

13. Phthalates

Chất Phthalates được tìm thấy trong chất tạo mùi, nước hoa, chất khử mùi và kem dưỡng thể. Phthalates có liên quan đến bệnh ung thư, rối loạn nội tiết và gây tổn thương gan thận hoặc phổi.

14. Chiết xuất nhau thai (Placental extract)

Chiết xuất nhau thai thường có trong các sản phẩm cho da và tóc, và có thể gây ra rối loạn nội tiết.

15. Polyethylene glycol (PEG)

Polyethylene glycol (PEG) được dùng trong mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp. Nó có thể bị nhiễm hai chất ung thư: 1,4-dioxane và ethylene oxide.

16. Chất làm mềm da có nguồn gốc từ silicone

Chất làm mềm da này có liên quan đến sự phát triển các khối u và gây kích ứng da, thường được thêm vào trong các sản phẩm dành cho da và tóc.

17. Sodium lauryl (ether) sulfate (SLS, SLES)

Các chất gây kích ứng này có trong xà phòng, dầu gội, sữa tắm và kem đánh răng. Đây là loại chất tẩy nhờn dùng trong công nghiệp trước đây mà hiện nay thường được sử dụng để tạo bọt. Nó hấp thụ vào cơ thể và gây kích ứng da.

18. Phấn (Talc)

Phấn Talc được dùng trong phấn dành cho trẻ em, chất khử mùi và các sản phẩm trang điểm, gây ung thư buồng trứng và các vấn đề về hô hấp.

19. Toluene

Dùng trong các sản phẩm dành cho móng và thuốc nhuộm tóc, toluene gây ra các vấn đề về nội tiết và hệ thống miễn dịch.

20. Triclosan

Triclosan được tìm thấy trong các sản phẩm kháng khuẩn và có liên quan đến ung thư và rối loạn nội tiết.

Hãy nhớ rằng khi chúng ta hiểu biết càng nhiều về các thành phần độc hại thì càng ngăn chặn được nhiều việc vô tình làm tổn hại bản thân. Bây giờ, chúng ta đã nhận thức được những thứ ẩn giấu sau các sản phẩm làm đẹp, hãy dành thời gian đọc nhãn sản phẩm và tự bảo vệ chính mình nhé!

Sài Gòn thập niên 1920 qua loạt ảnh phục chế màu

Bộ ảnh Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính Léon Ropion, quan chức công trình công cộng người Pháp, được phục chế màu bởi nhóm Saigon Viewers. Đó là...

Bình nước ngoan cố của Bồ Tát Quán Âm

Chiếc bình nước của Quán Âm, một bảo vật nơi Thiên giới, luôn được Đức Bồ Tát mang theo bên mình, nhưng chỉ vì xuất hiện tư tâm nên đã...

Nguồn gốc câu chuyện “Cành đào Nguyễn Huệ”

Trong lịch sử văn học Việt Nam có khá nhiều sự kiện, hoặc nhân vật lịch sử được văn học hóa dưới hình thức tiểu thuyết, diễn thành thơ ca...

Hà Nội năm 1990 trong 50 bức ảnh của John Vink

Trẻ em nhảy tàu điện, đánh cờ bên bờ hồ Gươm, tiệm cắt tóc ven hồ… là những hình ảnh sẽ khiến nhiều người xúc động về Hà Nội năm...

Lại vẫn chuyện i ngắn, y dài – i-cờ-rét

Cách đây chừng ba năm, tôi có mạo muội đề nghị với Tạp chí “Thế Kỷ 21” là nên viết tên tờ báo đứng đắn đó là Thếkỉ 21. Tiếp đó,...

Kỷ Niệm Về ‘Xóm Đêm’

Tôi nhắm mắt lại và lạy Chúa : “Đừng để con nghe bản nhạc này thêm lần nữa” Da diết thâm trầm và khiến lòng đổ lệ, đêm mùa đông...

Di sản Sùng Nam của văn hoá Bách Việt

Cách cư xử của người Trung Hoa mặc nhiên thể hiện tâm thức hướng Nam, hình thành văn hóa Sùng Nam do người Bách Việt lưu lại. Người Hoa có...

Vài hình ảnh về chợ Sài Gòn ngày trước

Cùng nhìn lại vài hình ảnh chợ Sài Gòn ngày trước Một khu bán gà ở chợ An Đông năm 1956, những con gà được nhốt vào lồng và đem...

Mộ các danh thần ở Sài Gòn: Lăng Ông ở Bà Chiểu

Sở dĩ phải viết rõ như vậy vì vẫn có nhiều người gốc Sài Gòn chính hiệu nhưng lại nghĩ ‘Lăng Ông Bà Chiểu’ là nơi chôn cất của đôi...

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

Tiếng ta còn thì nước ta còn! Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân...

Giải mã diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn xưa

Mang kiến trúc độc đáo, thành Bát Quái là một công trình phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một thời...

Địa danh “Thọ Xương” ở Huế

Về địa danh này, PTS. Võ Xuân Trang có viết bài “Về một câu ca dao xưa ở Huế” đăng trên Thế giới mới số 13, trang 53 - 54....

Exit mobile version