Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Các chất trong bún bẩn tàn phá dạ dày như thư thế nào?

Bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất ở nước ta, chỉ xếp sau cơm. Tuy nhiên theo các chuyên gia, thực phẩm này không tốt cho dạ dày.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, không phải bỗng dưng nhiều người bị cảm giác cồn cào, nóng ruột sau khi ăn bún. Điều này thường gặp ở những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng. Bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Những bệnh nhân bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng luôn được khuyến cáo không nên ăn các chất chua, cay, chất kích thích, đồ lên men vì những chất này khi vào niêm mạc dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày và có thể là tác nhân gây đau dạ dày. Bún là một trong số đó.

Tuy nhiên điều này còn chưa nguy hiểm bằng các hóa chất, phụ gia được sử dụng trong quá trình sản xuất bún.


Chất độc hại thứ hai thường xuyên được sử dụng trong bún là hàn the.

Thứ nhất là Tinopal, được sử dụng nhằm mục đích làm trắng và cải thiện độ bóng bề mặt, khiến sản phẩm hấp dẫn hơn. Khi ăn phải bún, phở có chứa hóa chất này, người tiêu dùng có thể gặp các bệnh lý khác nhau tùy theo nồng độ hóa chất vào cơ thể, thời gian ăn, mức độ đáp ứng của cơ thể.

Ảnh hưởng sớm nhất là tác động đến đường tiêu hóa, niêm mạc ruột gây chậm tiêu, viêm loét ruột, dạ dày. Nếu bị nhiễm kéo dài, người bệnh có thể bị rối loạn quá trình sinh tổng hợp của tế bào ruột, gan, thận và nguy cơ mắc ung thư.

Chất độc hại thứ hai thường xuyên được sử dụng trong bún là hàn the. Theo PGS.TS Hồ Phú Hà – Trưởng bộ môn Công nghệ Thực phẩm (ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội), đây là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm song chúng thường xuyên được dùng trong quá trình sản xuất bún nhằm tạo độ giai, giòn và lâu hỏng.

Dùng hàn the liều cao có thể gây ngộ độc cấp với biểu hiện nôn mửa, chóng mặt, còn với liều lượng nhỏ tích tụ và gây ngộ đôc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể.

Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại bệnh. Trẻ ăn các thực phẩm có hàn the sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận…

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng hơn với các sản phẩm bún, bún tươi có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng. Bạn nên lựa chọn sản phẩm bún, bánh tươi có nguồn gốc rõ ràng của cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được cơ quan chức năng chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hạn chế ăn bún, phở tại hàng quán.

Tại sao lại gọi là “Đêm năm canh, ngày sáu khắc”?

Năm “Canh” sáu “Khắc”, cộng lại mới chỉ mười một ?! Theo tính toán của người xưa, để tính thời gian trong một ngày và một đêm, người ta chia...

Tiếng Lóng Sài Gòn

Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại...

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

Tiếng ta còn thì nước ta còn! Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân...

Bỏ quên con sinh

Họ Công Sách(1) sắp tế. Trong các lễ vật bỏ quên không đặt con sinh(2), Khổng Tử nghe thấy chuyện, nói rằng: - Trong hai năm nữa, họ Công Sách...

Ký ức vàng son của trường đua ngựa tại Sài Gòn

Trường đua ngựa “triệu đô” tại Bình Dương chính thức vào hoạt động gợi lại cho nhiều người yêu thích trò thể thao giải trí này ký ức vàng son...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 3 – Sách học

Sách học phần nhiều là sách của Trung quốc, còn sách do người Nam soạn thường chỉ là loại vỡ lòng, Nam sử, hay chú giải kinh điển của thánh...

Tìm hiểu nguồn gốc chữ “Hỷ” trong hôn lễ

Chữ "Hỷ" được sử dụng vô cùng rộng rãi trong hôn lễ của người Việt Nam, cũng như người Trung Quốc. Từ ngàn năm trước, việc dán chữ "Hỷ" trong...

Người dân Nam kỳ thập niên 1890 từng tiêm chủng phòng dịch bệnh ra sao?

Sau khi biến Nam kỳ thành xứ thuộc địa, người Pháp xây dựng nhiều công trình vệ sinh, cống rãnh, lấp đầm lầy, làm đường, đào kênh… Dù tình trạng...

Về tên gọi Cochinchine/Cochinchina

Về tên gọi này, Wikipedia, bản tiếng Việt viết như sau: “Nguồn gốc tên gọi Cochinchine trong Pháp ngữ được các nhà nghiên cứu giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, giả...

Trận thủy chiến hỏa công bậc nhất sử Việt

Trận Xích Bích diễn ra vào thời Tam Quốc được xem là kinh điển của việc dùng hỏa công cho thủy chiến. Vào đầu thế kỷ 19, ở Đại Việt...

Chuyện Thúng, Mủng, Rổ, Rá

Lúa đã cấy xong, nước nôi ngoài ruộng cũng đã ổn, được hôm rảnh việc, anh Tuy đem rựa ra ngồi dựa gốc mít vót nan để đan thêm mấy...

Ký ức về những bài học thuộc lòng thời Tiểu Học

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc Tiểu Học cách đây hơn...

Exit mobile version