Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Gỏi Nhệch

Một trong những đặc sản Thái Bình mà dân sành ăn luôn phải thưởng thức một lần ở Thái Bình và mua thêm về nhà ăn tiếp chính là gỏi nhệch. Gỏi cá nhệch Diêm Điền là đặc sản Thái Thụy Thái Bình vô cùng nổi tiếng.

Nhệch là loại cá sống ở vùng nước lợ, có hình dáng giống lươn (nhưng to hơn lươn), và dài hơn cá trạch. Nhệch có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ở Thái Bình nổi tiếng nhất vẫn là món gỏi nhệch. Nhệch tươi được làm sạch nhớt bằng nước vôi trong. Lau khô, mổ bụng, bỏ ruột và rửa nhệch lại với nước. Người ta lọc thịt nhệch và thái thành những lát mỏng, ướp gia vị. Gia vị làm gỏi nhệch không thể thiếu thính, riềng xay, chanh và hạt tiêu. Tuy nhiên để có món gỏi nhệch ngon thì tỷ lệ trộn gia vị lại là bí quyết của mỗi nhà làm gỏi nhệch gia truyền ở Thái Thụy.

Gỏi nhệch ngon một phần cũng nhờ vào gia vị ăn kèm của món. Chẳng thể nào thiếu các loại lá ăn kèm như cúc tần, vọng cách, đinh lăng, mùi tàu, sung, húng quế, lá sắn, hoa chuối, chuối xanh, khế, ớt chua. Tất cả các vị cay, đắng, ngọt, bùi, chát, thơm được trộn lẫn. Ăn gỏi nhệch nhất định phải chấm cùng với nước mắm Diêm Điền mà không phải loại nước mắm nào khác. Thưởng thức gỏi nhệch phải cần thời gian. Mỗi loại lá, quả ăn kèm cùng với gỏi nhệch được cuộn lại, chấm vào nước mắm, nhai kỹ mới cảm nhận đủ vị ngon, ngọt, giòn, mát của gọi nhệch.

Gỏi nhệch phù hợp cho những ai du lịch Thái Bình nhưng nhà cách không quá xa vì món ăn này không thể bảo quản được lâu. Đi biển Diêm Điền thì nhớ thưởng thức và mua gỏi nhệch ngay nhé. Bạn sẽ không phải hối tiếc đâu.

Tìm hiểu về kì thi Hương ở Thành Nam xưa

Trường thi Hương Nam Định hay trường thi Sơn Nam, là một trong 9 trường của cả nước, có từ thời Lê. Trường thi Sơn Nam vốn trước kia đặt...

Ruộng hương hỏa có ý nghĩa gì?

"Ruộng hương hoả " là ruộng dành riêng giao cho tộc trưởng lo việc phụng thờ hương khói cho cha ông, tổ tiên. Ruộng hương hoả lưu truyền từ đời...

Hưng miếu – Nơi thờ song thân của Vua Gia Long

Hưng Miếu là một trong những miếu thờ của hoàng gia nhà Nguyễn, vị trí ở Tây Nam Hoàng thành, thành phố Huế. Đây là miếu thờ ông Nguyễn Phúc...

Cải Lương Thập Niên 50, Thập Niên 60 – Những bước đi bảy dặm

Sân khấu Cải Lương ở miền Nam VN vào thập niên 50 và thập niên 60 đã thực hiện “những bước đi bảy dặm”. Vài năm sau đó, từ 1970...

Giải thích ý nghĩa câu “Chó cắn áo rách”

Chó cắn áo rách nghĩa là người nghèo khó (áo rách). Còn bị xui rủi (bị chó cắn) - tương tự như câu đã nghèo còn gặp cái eo vậy...

Con Rùa của hồ con Rùa ở đâu?

Nhiều bạn đi ngang qua Hồ Con Rùa cứ thắc mắc tại sao hồ lại có tên là Hồ Con Rùa nhưng không thấy rùa đâu. Kiến trúc hồ con...

Ký ức về con đường Hai Bà Trưng, Tân Định

Nhắc đến hai chữ Tân Định thì những ai sinh ra, lớn lên hoặc đã từng sống tại đây đều cảm thấy phấn chấn, sẵn sàng mở lòng trao đổi...

Sài Gòn – Trăm nhớ nghìn thương

Tôi là con gái Bắc kỳ chính cống, nhưng lại lớn lên ở Sàigòn, nên Sàigòn đối với tôi là một ‘quê nhà’ thắm thiết vô cùng. Tôi đến với...

Anh Tam là gì ?

Tôi không nghiên cứu chữ Nôm vì một lẽ giản dị, tôi không rành chữ nôm ! Nhưng từ 21 năm nay, trong khi tìm hiểu học hỏi và nghiên...

Nguyễn Tấn Đời – Vua gạch ngói Nam kỳ

Một tài phiệt của Sài Gòn trước 1975 Không bằng cấp, không kinh nghiệm, nhưng với khả năng kinh doanh thiên phú, ông đã làm cho giới tài phiệt và...

Mả Ông Tướng – Đi tìm danh tính của Ông Tướng

Đi trên Quốc lộ 1 từ bắc vào nam, khi đến trụ km 1513 thuộc tổ dân phố Trà Long 2, phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh sẽ gặp...

Tản Ðà – Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939)

Tản Ðà là biệt hiệu (tên ghép của núi Tản và sông Ðà), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm 1888 lại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh...

Exit mobile version