Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nem cua bể Hải Phòng

Trong danh sách đặc sản Hải Phòng, du khách không thể bỏ qua hương vị mặn mòi và ngọt lành của biển dó là nem cua bể. Cua bể Hải Phòng có kích thước vừa phải nhưng thịt cua lại chắc và thơm ngon đặc biệt tạo nên điểm khác biệt cho món nem cua bể.

Khác với loại nem thông thường được cuốn dài, hình thuôn thì đặc sản Hải Phòng nem cua bể lại đựơc gói to, vuông vắn như bao diêm nhỏ. Lúc ăn, vỏ nem giòn tan, thơm nức. Nem cua bể ngon ở phần thịt cua, gạch cua đóng vai trò chủ đạo.

Nem cua bể ngon ở phần thịt cua, gạch cua đóng vai trò chủ đạo.

Nước chấm nem cũng rất đặc biệt và quyết định một nửa sự thành công của nem. Và cũng chính từ nước chấm nem lại là yếu tố cơ bản tạo ra nét khác biệt giữa những người đầu bếp và các nhà hàng. Thành phần chủ đạo nước chấm nem vẫn là nước mắm nhưng phải là loại thật ngon để pha chế cùng nước đun sôi để nguội cùng dấm, tỏi, ớt, chanh tươi, đường, hạt tiêu và tựu trung phải tạo ra vị chua chua, ngọt ngọt để tôn thêm hương vị đậm đà của nem cua.

Loại nem này có phần nhân được làm từ thịt cua tươi, tôm, mộc nhĩ, nấm hương, thịt nạc vai, trứng gà, nấm hương và giá đỗ… Thêm vào đó, phần nhân được tẩm ướp nhiều gia vị khác nhau để mang đến sự ngọt tươi, giòn thơm. Khi thưởng thức món ăn này, bạn hãy cắt nhỏ nem cua bể, kèm với rau sống, bún, chấm cùng loại nước chấm có vị chua, cay của: dấm, tỏi, ớt, chanh tươi, đường, hạt tiêu.

Nem cua bể sẽ rất thích hợp để du khách mua về thưởng thức tại nhà hoặc làm món ăn xuất hiện trong bàn tiệc. Đặc sản Hải Phòng này sẽ khiến người thưởng thức phải gật gù tấm tắc khen ngon.

Vị quan Cần – Cán – Công – Liêm được Vua – Dân tín nhiệm ái mộ

Cụ Đỗ Thúc Tĩnh, quê xã La Châu, tổng Phước Tường Thượng, huyện Hòa Vang , tỉnh Quảng Nam (nay là thôn La Châu , xã Hòa Khương , huyện...

Ngắm nhan sắc Hoàng hậu Nam Phương qua ảnh

Hoàng hậu Nam Phương (1914 – 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh...

Bà chằn nghĩa là gì?

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới con chằn (Thạch Sanh chém chằn tinh). Có lẽ vì “chằn” gần âm với “trăn” nên người ta cho rằng chằn thuộc...

Loạt ảnh thú vị về đời sống ở Sài Gòn năm 1961

Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về Sài Gòn năm 1961 do người Mỹ thực hiện, mới đây được một nhà sưu tầm rao bán trên trang mạng mua bán...

Tây Du Ký và 4 bài học về thói khoe khoang kiêu ngạo

Trương Triều thời nhà Thanh từng viết trong “U Mộng Ảnh” rằng Tây Du Ký là một cuốn ngộ thư, một cuốn kỳ thư. Bề ngoài là kể về hành...

Phan Khôi và cuộc thi quốc sử của báo Thần Chung, Sài Gòn 1929

Đề tài nêu trong bài này là một phần việc mà tôi đã tạm gác lại khi biên soạn để công bố sưu tập Phan Khôi – Tác phẩm đăng...

Xem phong thủy cho nhà ở của mình

1, Cách kiểm tra “ám tiến sát” Cụ thể, cách thực hiện như sau, bạn hãy đứng trước cửa nhà của mình, nhìn ra ngoài và xem xem có công...

Hình ảnh về Quốc Tử Giám ở Huế – Trung tâm học vấn của nhà Nguyễn

Không chỉ là trung tâm học vấn của nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám ở Huế từng được coi là thắng cảnh thứ 18 trong 20 thắng cảnh của Cố đô...

Tìm hiểu vài tên gọi ở Sài Gòn

Sài Gòn nhập tịch Việt Nam vào năm 1698. Trong quá trình phát triển Sài Gòn mang nhiều ấn dấu của văn hóa Trung Hoa hơn là văn hóa Khmer...

Bàn về nghệ thuật chửi của người Việt xưa

Nói đến chửi, người Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đó là hiện tượng vô văn hóa, người ta liên tưởng tới những câu chửi tục, những lời chửi “rỉa...

Ngày Cụ Phan Thanh Giản Tuẫn Tiết (4/8/1867)

Cửu Long Giang hóa thành sông lệ Đất phương Nam lưu mãi lòng trung Ngày cụ Phan Thanh Giản tuẫn tiết (4/8/1867). Đối với dân Lục tỉnh, 2 tiếng “cụ...

Hiệp sĩ cầu Ba Cẳng

Trước 75, người ta đồn rằng cao bồi du đãng lộng hành khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, riêng dân chơi cầu Ba Cẳng gần chợ Kim Biên vừa có...

Exit mobile version