Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những nồi lẩu hóa chất rợn người

Lẩu là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng nhiều thực khách không biết rằng những nồi lẩu trông có vẻ thơm ngon, bổ dưỡng lại chứa những phụ gia thực phẩm và hóa chất độc hại, gây nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng.

Lẩu dê làm từ nầm… heo và hóa chất

Thịt dê và các bộ phận của con dê từ lâu đã được coi là bài thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Ngày nay, vú dê nướng, lẩu dê,… là món ăn khoái khẩu của không ít dân nhậu. Tuy nhiên, nhiều người đã bị lừa khi ăn phải những nồi lẩu dê nhưng không phải bằng nầm dê mà được chế biết từ nầm… heo.

Công nghệ chế biến nầm heo thành nầm dê cũng khá đơn giản. Các chủ quán miền Bắc thường thu gom mỡ heo về, tẩm ướp những hoá chất làm tăng độ giòn sau đó dùng công nghệ ép tạo thành từng miếng. Sau quá trình cán, ép, chỉ cần nhuộm màu, ướp hương liệu vậy là có thể tạo ra cả tấn nầm dê để đánh lừa thực khách. Còn tại thị trường miền Nam, với khoảng 200.000 đồng là có thể mua được 1kg nầm dê được lóc hết da còn đính kèm hướng dẫn bỏ thêm chất bột sệt màu vàng như sa tế giúp nầm heo thơm ngon và giòn.


Nhiều người không ngờ những nồi lẩu dê thơm lừng lại
được làm từ nầm… heo và hóa chất. (Ảnh: Nhịp cầu đầu tư)

Một đầu bếp chuyên nghiệp tiết lộ: Nầm dê thường là bộ phận nặng mùi nhất, rất kén người ăn. Miếng nầm dê thường chỉ bằng một bàn tay úp và vẫn còn dính lớp da của dê, không có dạng miếng lớn và lột sạch da như loại giả thường thấy ở quán nhậu.

Giá thịt dê dao động từ 140.000–170.000 đồng/kg, trong khi đó nồi lẩu dê bình dân thơm phức có giá dao động từ 150.000-200.000 ngàn đồng. Bí quyết ở đây chính là từ những gói gia vị lẩu không rõ xuất xứ, in toàn tiếng Trung Quốc được bán nhan nhản khắp chợ. Bằng cách này, những nồi nước lẩu thơm ngon kia không cần phải mất công hầm từ xương dê, lại tiết kiệm hơn. Chỉ cần bỏ gói gia vị đó vào là nồi nước lẩu trở nên thơm ngon, đậm đà ngay.

Lẩu vỉa hè ngập tràn hóa chất

Tại Hà Nội, những quán lẩu vỉa hè rất đông khách. Từ những tuyến phố mang “thương hiệu” lẩu vỉa hè như Phùng Hưng, Mã Mây, Trúc Bạch, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… đến mọi ngõ ngách thậm chí ngay chân các tòa nhà chung cư, các khu văn phòng hiện đại như Lê Văn Lương, Trần Thái Tông, Nguyễn Thị Định… những nồi lẩu nghi ngút khói, thực khách ngồi chật cứng. Vào những ngày rét lạnh, lẩu vỉa hè càng nở rộ và hoạt động hết công suất.


Những quán lẩu vỉa hè luôn đông khách. (Ảnh: Phụ nữ Thủ đô)

Lẩu vỉa hè có đủ loại, từ gà, vịt, bò, hải sản, song mấy món nội tạng như ngẩu pín, nầm, lòng… được thực khách ưa chuộng hơn cả. Một đĩa thức ăn đầy, thêm rổ rau và nồi nước dùng, món lẩu trung bình chỉ có giá khoảng 150 – 250 nghìn/nồi. Có thực khách hể hả vì trong thời buổi đắt đỏ, cái gì cũng tăng mà lẩu vẫn giữ giá. Nhưng nhiều người lại lo ngay ngáy: không hiểu mua ở đâu mà bán lại rẻ thế.

Bí mật chính là từ những gia vị chứa hóa chất gây ung thư, thực phẩm không nguồn gốc, nội tạng nhập lậu mất vệ sinh. Bên cạnh đó là công nghệ tẩy trắng và “mông má” thực phẩm.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những loại gia vị, phụ gia này có thể chứa các hóa chất độc hại như: NO2, HCHO… Khi cho các loại hóa chất vào nồi lẩu thì nhanh nhừ, màu sắc hấp dẫn hơn, nước lẩu có mùi thơm phức, vị cay cay. Khi đưa vào cơ thể sẽ tác động vào máu, chiếm oxy và ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể. Còn đối với các loại thực phẩm nhập lậu chế độ bảo quản và chất lượng kém nên nhiều thực phẩm đã phân hủy, bốc mùi hoặc nhiễm hóa chất… rất hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Nhà hàng hạng sang cũng dùng gia vị lẩu độc hại

Không chỉ các quán lẩu vỉa hè mới là khách hàng của gia vị lẩu “Tàu” có nguồn gốc từ Trung Quốc, gia vị không nguồn gốc, nhiều nhà hàng lớn ở Hà Nội cũng đã nhập loại gia vị này để bán hàng.

Hiện nay, tại Việt Nam, việc mua bán gia vị lẩu “Tàu” vẫn tiếp diễn nhưng kín đáo hơn trước. Nhưng khác với cách đây vài năm, chỉ các quán lẩu vỉa hè ở phố Phùng Hưng (Hà Nội) nở rộ sử dụng loại gia vị này, đến nay, nhiều nhà hàng, quán ăn lớn cũng sử dụng.


Gia vị lẩu không nguồn gốc, nhãn mác được
nhiều nhà hàng hạng sang sử dụng (Ảnh: Dân trí).

Cụ thể, đầu tháng 11/2012 vừa qua, nhà hàng lẩu nấm Xiao, có địa chỉ tại số 34 Hoàng Cầu thuộc phường Trung Liệt (Q. Đống Đa, Hà Nội) bị lực lượng Quản lý thị trường TP. Hà Nội phát hiện gần 70kg gia vị lẩu không có nguồn gốc xuất xứ. Ngay sau khi phát hiện thùng xốp được nhà hàng cất giấu kỹ trên tầng 5, chủ nhà hàng người Trung Quốc đã không xuất trình được giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ của gia vị lẩu không có nhãn mác nói trên.

Mặc dù đã có quy định ráo riết về việc sử dụng gia vị lẩu Trung Quốc, một số đối tượng vẫn ngấm ngầm chào bán gia vị lẩu “Tàu” không rõ nguồn gốc cho các nhà hàng. Loại gia vị này được nhập qua đường tiểu ngạch từ biên giới tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai rồi chuyển về Hà Nội. Do lợi nhuận cao, các nhà hàng vẫn bất chấp sức khỏe của thực khách để nhập loại gia vị này về chế biến lẩu.

Cảnh giác với lẩu Trung Quốc chứa chất ung thư

Cách đây ít lâu, chính quyền Trung Quốc phát hiện loại gia vị thường để dùng nấu món lẩu Tứ Xuyên nổi tiếng có trộn hóa chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Loại gia vị này có tên là sa tế Tứ Xuyên, là một loại phụ gia khá thịnh hành, thường được người tiêu dùng mua về để bỏ vào nước dùng của món lẩu Tứ Xuyên. Nhờ đó, nước dùng lẩu sẽ dậy lên mùi thơm, vị cay và có màu đỏ hấp dẫn.


Sa tế Tứ Xuyên giúp nước lẩu có màu đỏ nhạt hấp dẫn.

Mới đây, cơ quan quản lý Dược và thực phẩm ở Thượng Hải đã kiểm tra và phát hiện nhiều nhà hàng ở thành phố này bỏ thêm vỏ quả thuốc phiện cùng với nhiều chất phụ gia khác vào món lẩu để nước dùng ngon hơn và tạo cảm giác ngon miệng. Nhiều nhà hàng và cửa hàng bán đồ ăn ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô cũng bị phát hiện sử dụng bất hợp pháp các chất phụ gia, hóa chất và các hợp chất tổng hợp để làm tăng hương vị, độ cay và làm cho nước lẩu có màu đỏ tươi ngon.

Cơ quan Giám sát thị trường thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc cũng đã phát hiện nhiều nguyên liệu nấu lẩu chứa hóa chất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư. Kết quả kiểm tra tại các nhà hàng nổi tiếng và siêu thị trong thành phố Thâm Quyến cho thấy 38 mẫu gia vị cùng nhiều mẫu mì sợi, heo viên, bò viên và nấm chứa các chất bảo quản bị cấm như a xít benzoic, a xít sobic và benzoyl peroxide với hàm lượng cao. Các chuyên gia cho hay, những chất này có thể gây ảnh hưởng đến gan và thận. Ngoài ra, ít nhất 2 loại gia vị lẩu đóng gói sẵn bị phát hiện chứa chất nhuộm Rhodamine B có thể gây ung thư.

Theo Nhật báo kinh doanh An Huy, hơn 80% số gia vị nấu lẩu của Trung Quốc được bày bán ngay trên thị trường nước này có pha trộn nhiều hóa chất như chiết xuất ớt, phụ gia hương liệu, phẩm màu đỏ. Một số loại phụ gia còn chứa các kim loại nặng như thạch tím, chì…, gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn phải chúng, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.

Tỷ phú Sài Gòn xưa chơi ngông cỡ nào?

Ông Nguyễn Văn Hảo, một thương gia, tỷ phú ô tô của Sài Gòn xưa vì quá yêu cải lương đã mở nguyên một rạp hát lớn nhất, 1200 chỗ...

Nghệ thuật tượng sơn thếp truyền thống của người Việt

Đất và gỗ phủ sơn từ thế kỷ 17 là chất liệu được sử dụng phổ biến, cốt bằng gỗ, chi tiết bề mặt sửa bằng đất. Vàng và son...

Người Việt xưa dạy phụ nữ đọc sách và có trách nhiệm quốc dân

Nữ huấn tam tự thư 女訓三字書 (AB.22), hiện lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Sách chữ Hán, khắc in chân phương rõ nét, chỉ có chính văn chữ Hán,...

Có hay không chuyện ông Bùi Viện sang Mỹ cầu viện?

Một trong những nguyên chân chính gây khó khăn cho người đọc sử trong việc tìm hiểu lịch sử nước nhà đó là tiếp cận được với tài liệu khả...

Kỷ niệm thời đi học , ký ức sữa Foremost

Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó...

Nghi lễ cưới truyền thống Việt Nam gồm có những gì?

Tìm hiểu cội nguồn các nghi lễ cưới truyền thống, bạn sẽ biết cách tinh giản các bước mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của đám cưới...

Thái giám ngày xưa tịnh thân thế nào?

Để trở thành những người đàn ông hầu hạ vua chúa và phi tần trong cung, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân, tức cắt bỏ bộ phận...

Sống không tham, chết chẳng hối tiếc

Dương Vinh người Kiến An, nay là huyện Phúc Kiến Trung Quốc, tự là Miễn Nhân, là một trong những danh thần lỗi lạc của triều Minh. Ông cùng với...

Giải mã trọn bộ các hình tượng trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Các hình khắc trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn được coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật tuyệt vời, mang tính biểu tượng cho sự giàu đẹp...

Về tài câu đối của Đoàn Thị Điểm

Đoàn Thị Điểm là con gái thầy học của Trạng Quỳnh, tính tình đoan trang lại giỏi chữ nghĩa. Những câu chuyện về Trạng Quỳnh và bà Đoàn Thị Điểm...

Hình độc về lễ hội làng ở Nam Định năm 1928

Người dân quây quanh sạp múa rối, trai tráng thi đấu vật, các diễn viên múa đao... là loạt ảnh đặc sắc về lễ hội làng Bình Cách ở Nam...

Mì tây, miến Tàu và bún ta

Lần ghé thăm Đà Nẵng, được anh bạn rủ đi ăn mì Quảng. Ăn đang ngon, tôi lỡ dại buột miệng: – Mì ăn với… bánh phở à? Tưởng là...

Exit mobile version