Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cẩm nang Hướng dẫn Xuất khẩu sang thị trường Mỹ

THỊ TRƯỜNG MỸ – ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN

Xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Mỹ đã tăng mạnh kể từ khi Hiệp định Thương mại Song phương Việt -Mỹ được phê chuẩn vào ngày 10 tháng 12 năm 2001. Hiện nay Mỹ là thị trường xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất của Việt Nam.

Hiện nay, có một thỏa thuận khác sẽ thay đổi đáng kể quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ: Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (TPP). Trong khi hiệp định này sẽ tạo ra những thách thức và cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, thì hầu hết các vấn đề cơ bản liên quan đến việc xuất khẩu sang Mỹ sẽ vẫn như cũ.

Là một nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ có thể là một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Vì sự giàu có và quy mô của quốc gia này, chính phủ có thể thiết lập những hạn chế khó khăn và người tiêu dùng có thể có những kỳ vọng rất lớn. Để thành công với vai trò là một nước xuất khẩu, điều quan trọng là không chỉ phải đảm bảo sản phẩm của bạn sẽ đáp ứng được những hạn chế và mong đợi, mà nó sẽ phải có một lợi thế nhất định để vượt qua các đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù Mỹ là nước có nền kinh tế thị trường, nhưng đây là một nền kinh tế bao gồm nhiều phân khúc thị trường khác nhau, với lối sống và sở thích của các nhóm người và các khu vực rất khác nhau. Ngay cả khi sản phẩm của bạn không thành công ở m ột phân khúc thị trường này, nhưng nó có thể rất thành công ở những phân khúc thị trường khác.

Vì những lý do này, để xuất khẩu sang Mỹ, công ty của bạn phải chuẩn bị thật kỹ.

HÃY HIỂU BIẾT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Để thành công, nhà xuất khẩu cũng phải biết về thị trường nguyên vật liệu thô và các thành phần cấu thành sản phẩm xuất khẩu và cả thị trường tiêu thụ thành phẩm.

1. Có bất kỳ yêu cầu nào đối với sản phẩm của bạn không?

Bước đầu tiên là phải xác định xem Mỹ có nhu cầu tiêu thụ s ản phẩm bạn dự định xuất khẩu không. Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho nhà xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu hơn để tạo ra nhu cầu. Cục/Văn Phòng Phân Tích Kinh Tế (Bureau of Economic Analysis cung cấp dữ liệu chung về nền kinh tế Mỹ, bao gồm cả quy mô và xu hướng công nghiệp.

Các thông tin chi tiết hơn về sản phẩm trong một ngành công nghiệp cụ thể có sẵn từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

2. Nghiên cứu thị trường

Một khi bạn đã tìm thấy một thị trường, bạn nên tìm hiểu càng nhiều về thị trường càng tốt. Nghiên cứu thị trường có thể dao động từ phân tích cấu trúc cao được thực hiện bởi một công ty tư vấn bên ngoài cho đến cách tiếp cận không chính thức, với cách tiếp cận này nhà xuất khẩu phải hỏi đúng người những câu hỏi đúng.

Khi khoảng cách giữa sản phẩm và thị trường càng lớn – và do đó càng mất nhiều thời gian và chi phí để sản phẩm đến được người tiêu dùng cuối cùng – thì việc nghiên cứu thị trường càng trở nên quan trọng. Các nhà cung cấp trong nước có thể ở một vị trí tốt hơn so với các thương nhân quốc tế trong việc phục vụ khách hàng của họ một cách kịp thời. Do đó, các nhà nhập khẩu cần phải đón đầu thị trường.

3. Thị trường là gì?

Đối tượng tiêu dùng nào và loại hình kinh doanh nào ở Mỹ cấu thành mục tiêu tự nhiên cho hàng hóa của nhà xuất khẩu?

Các cá nhân có một độ tuổi, dân tộc, một thành phần kinh tế xã hội đặc biệt nào không? Người mua phần lớn là đàn ông hay đàn bà? Các cá nhân mua hàng quan tâm hơn đến tính thời thượng hay đến chất lượng và độ bền? Các cá nhân mua hàng có chú ý đến sự hấp dẫn mang tính xu thế của món hàng không? Người ta có quan tâm nhiều đến giá cả hay không?

4. Đâu là thị trường?

Mỹ là một nước rộng lớn và đa đạng. Bạn phải xác định được phân khúc thị trường cụ thể mà bạn thích tại một khu vực địa lý. Nơi đó có thể là nước láng giềng, thành phố, khu vực trung tâm, tiểu bang, hoặc vùng. Sự xác định rõ ràng của một khu vực thị trường sẽ giữ cho nỗ lực tiếp thị được tập trung.

5. Liên hệ với khách hàng/người mua hàng tiềm năng

Một nhà xuất khẩu biết thị trường và khách hàng của mình sẽ luôn ở tư thế cung ứng hàng theo nhu cầu của khách hàng hơn là tìm cách bán những gì còn tồn kho.

Nếu có thể, hãy tìm ra những khách hàng (như nhà phân phối, các nhà bán sỉ, bán lẻ), thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp rồi hỏi họ:

6. Chất lượng

Người mua quyết định chất lượng hàng hóa. Nhà xuất khẩu phải nắm chắc biết rõ các yêu cầu từ phía khách hàng của mình. Hầu hết các thị trường hàng hóa đều áp dụng một tiêu chuẩn hạn hẹp về chất lượng hàng hóa có thể chấp nhận được. Mỗi một thị trường có riêng các tiêu chuẩn nhất định tối thiểu về khả năng chấp nhận và mức giá tối đa. Nhà xuất khẩu phải biết về mức chuẩn chất lượng áp dụng cho hàng hóa của mình tại thị trường mục tiêu Mỹ.

7. Tính chất thời vụ của hàng hóa

Một nhà xuất khẩu phải giao hàng cho người mua vào thời điểm thích hợp. Nhà xuất khẩu phải biết rõ thời vụ của hàng hóa và phải chuẩn bị trước thời gian cần phải bán hàng hóa. Nhà xuất khẩu phải lập kế hoạch ngược kể từ ngày khách cần hàng. Ví dụ, nếu một mặt hàng sẽ được mua để bán lẻ vào dịp lễ giáng sinh, nhà bán lẻ phải có mặt hàng này trong kho của mình khoảng từ giữa tháng 11.

Sau đây là những giai đoạn luân chuyển hàng hóa có thể mất từ vài ngày tới vài tuần lễ để hoàn tất. Nhà xuất khẩu phải dự tính từng giai đoạn trong kế hoạch của mình. Phải tính ngược những giai đoạn này là:

HIỂU BIẾT ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 

Sau đây là những câu hỏi bạn có thể hỏi liên quan đến đối thủ cạnh tranh của bạn:

CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MỸ

Tùy thuộc vào nguồn hàng và tính chất hàng hóa của bạn, có nhiều cách khác nhau để thâm nhập thị trường Mỹ.

1. Bán hàng trực tiếp

2. Bán hàng thông qua tổ chức trung gian

Trung gian thông thường bao gồm các nhà phân phối, người nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa, và các đại diện (như các đại lý). Với một trung gian, bạn sẽ có được một hiện diện trực tiếp tại Mỹ mà không cần thiết lập hoạt động bán hàng của riêng bạn, nhưng trong số các vấn đề bạn có thể gặp, bạn phải đối mặt với một sự tách biệt lớn hơn khỏi khách hàng của bạn và kiểm soát được ít hơn việc tiếp thị sản phẩm.

3. Liên danh kinh doanh, Mua lại và Đầu tư

Những phương pháp này có thể làm cho hoạt động tại Mỹ dễ dàng hơn một cách đáng kể cho các nhà xuất khẩu, bởi vì những phương pháp này giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc công nhận, thuyên chuyển nhân sự, và thuế của Hoa Kỳ và tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, khi thiết lập các thỏa thuận như vậy, điều rất quan trọng là phải tận dụng sự trợ giúp của luật sư, kế toán, ngân hàng và các chuyên gia khác, để tất cả các bên đều hiểu biết rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình.

THỦ TỤC HẢI QUAN

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ được điều chỉnh bởi luật và quy định do Cục Hải Quan và Biên Phòng (Customs and Border Protection (CBP)). CBP có trách nhiệm chính trong việc kiểm soát thương mại quốc tế, thu thuế nhập khẩu, và thực thi pháp luật thương mại của Mỹ. Tất cả các mặt hàng được nhập vào Mỹ phải thông quan CBP và phải chịu thuế, trừ khi được miễn một cách rõ ràng theo quy định của pháp luật.

Hầu hết các công ty thuê một đại lý hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh để sắp xếp việc thông quan tại CBP cho họ. Các đại lý hải quan này xuất trình một “thông báo nhập khẩu” cho CBP cùng với với các thông tin cần thiết để thông quan, nộp các khoản tiền cần thiết, sắp xếp và vận chuyển hàng hoá vào Mỹ. Đối với hàng hóa sẽ được chuyển giao cho nhà nhập khẩu hoặc chủ sở hữu trong khi CBP đang xem xét việc thông quan, thì cần phải nộp một khoản tiền bảo đảm. Khoản tiền bảo đảm này có điều kiện cho việc giao lại toàn bộ hoặc một phần lô hàng, theo yêu cầu của CBP.

Ngoài ra còn có các cơ quan chính phủ khác cùng làm việc với CBP để kiểm soát các ngành công nghiệp cụ thể, chẳng hạn như Cục Quản Lý Dược Phẩm và Thực Phẩm (Food and Drug Administration (FDA)) và Cục Kiểm Soát Rượu, Thuốc Lá, Vũ Khí và Chất Nổ (Bureau of Alcohol, Tobacco, and Firearms and Explosives (ATF)). Các cơ quan này đặt ra các tiêu chuẩn và các yêu cầu trên cho các CBP.

CÁC SẢN PHẨM KHÓ NHẬP KHẨU

Các sản phẩm sau đây là “khó” nhập vào Mỹ bởi có các yêu cầu luật định bổ sung. Tuy nhiên, trừ một số ít trường hợp ngoại lệ, vẫn có thể nhập khẩu tất cả các hàng hóa được nêu ra dưới đây, nhưng nhà xuất khẩu phải chuẩn bị:

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ

Các vấn đề pháp lý quan trọng bao gồm:

CÁC NGUỒN THÔNG TIN KHÁC

Có nhiều nguồn thông tin liên quan đến việc bán sản phẩm ở Mỹ.

Xuất khẩu sang Mỹ có thể mang lại nhiều lợi nhuận nhưng, cũng như m ọi hoạt động kinh doanh khác, điều quan trọng là bạn phải nắm bắt đầy đủ thông tin và chuẩn bị kỹ lưỡng.

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

TPP là hiệp định tự do thương mại giữa 11 quốc gia nằm bên bờ biển Thái Bình Dương: Úc, Brunei, Chile, Canada, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Khi hiệp định này có hiệu lực, thuế quan giữa các quốc gia thành viên của TPP dành cho các nhà xuất khẩu đáp ứng được một số yêu cầu nghiêm ngặt không còn áp dụng. Các đánh giá hiện nay cho rằng, trong khi các quốc gia thành viên sẽ nhận thấy rằng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng do tác động của TPP, phần trăm kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam sẽ tăng cao nhất. Tuy nhiên, hiệp định có một quy định yêu cầu các nhà xuất khẩu chỉ sử dụng hàng nhập khẩu từ các quốc gia thành viên khác của TPP để thỏa mãn điều kiện miễn thuế. Nhiều nhà xuất khẩu của Việt Nam sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu này nếu họ không thay đổi cơ bản chuỗi cung cấp hàng hóa của họ.

CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CHO MỘT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÀNH CÔNG LÀ GÌ?

TẠI SAO VIỆC KINH DOANH XUẤT KHẨU THẤT BẠI?

Một số trường hợp thất bại là do nhà xuất khẩu:

THỊ TRƯỜNG TRỰC TUYẾN ONLINE

Người tiêu dùng Mỹ đang ngày càng mua nhiều sản phẩm từ thị trường trực tuyến, chẳng hạn như Amazon và eBay. Các tổ chức này cho phép bạn đưa danh sách các sản phẩm trên trang web của họ và sẽ xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng cho bạn, để đổi lấy lệ phí nhất định. Bạn thường chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng, mặc dù trong một số trường hợp thị trường sẽ lưu trữ và vận chuyển hàng hóa. Một lợi thế của thị trường trực tuyến là việc niêm yết sản phẩm tương đối dễ dàng và không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật. Những thị trường này cũng có các cơ sở khách hàng được thành lập rất lớn – Amazon và eBay, mỗi trang web, từng nhận được hàng chục triệu khách truy cập mỗi tuần. Một bất lợi lớn là những thị trường này đang cạnh tranh khốc liệt và người tiêu dùng thì có ý thức cao về giá cả. Một khó khăn nữa là người tiêu dùng dựa trên ý kiến đánh giá (còn được gọi là “phản hồi”) được viết bởi khách hàng trước đây trong việc quyết định mua gì. Nếu không có một số lượng lớn các đánh giá tích cực, công ty của bạn sẽ rơi vào thế bất lợi. Đầu tiên có thể sẽ cần bán sản phẩm với giá thấp để khuyến khích bán hàng và xây dựng cơ sở đánh giá tích cực. Bạn cũng sẽ g ặp bất lợi nếu bạn đang vận chuyển sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng từ Việt Nam. Để tránh những đánh giá tiêu cực, bạn nên đảm bảo rằng khách hàng biết được thời gian vận chuyển sản phẩm trước khi đặt hàng. Nhà xuất khẩu sử dụng các trang web này vẫn dựa trên các quy định và luật thương mại của Mỹ. Ngay cả khi hình thức này không phải là một giải pháp lâu dài, thị trường trực tuyến có thể là một cách tiếp cận tốt cho nhà xuất khẩu để thăm dò thị trường sản phẩm và nhận được phản hồi có giá trị từ người tiêu dùng Mỹ.

DÁN NHÃN NGUÔN GỐC XUẤT XỨ

Với một số trường hợp ngoại lệ, tất cả các hàng hóa vào Mỹ phải được đánh dấu bằng tên tiếng Anh của nước xuất xứ. Dấu này phải được đặt ở một nơi dễ thấy, có thời gian tồn tại như thời gian tồn tại của sản phẩm. Khó khăn có thể phát sinh trong việc xác định nước xuất xứ đối với hàng hóa sử dụng nguyên liệu từ nhiều quốc gia, và hàng hóa được sản xuất, lắp ráp tại nhiều quốc gia.

Tư Duy Trong Thơ Nguyễn Khuyến

Hơn nửa thế kỷ vừa qua, trong chính sách văn hóa, chính quyền toàn trị đã thuyên chuyển Nguyễn Khuyến vào ngạch văn công yêu nước, thơ Nguyễn Khuyến trở...

Chiến trường Vị Xuyên: giải mã một cuộc chiến

“Mặt trận Vị Xuyên”, tên do phía VN đặt, TQ khởi động từ tháng 4 năm 1984, chấm dứt vào tháng 4 năm 1989, kéo dài đúng 5 năm. Địa...

Tiêu Tán Đường, Tiêu Tán Thòn là gì?

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ...

Loạt ảnh thú vị về đời sống ở Sài Gòn năm 1961

Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về Sài Gòn năm 1961 do người Mỹ thực hiện, mới đây được một nhà sưu tầm rao bán trên trang mạng mua bán...

Kỷ niệm về ‘Xóm Đêm’ – Đường về canh thâu

Tôi nhắm mắt lại và lạy Chúa : “Đừng để con nghe bản nhạc này thêm lần nữa” Da diết thâm trầm và khiến lòng đổ lệ, đêm mùa đông...

Tả quân Lê Văn Duyệt có chống đối vua Minh Mạng nối ngôi vua Gia Long không?

Cho đến thời điểm hiện nay, khi nhắc đến Tả quân Lê Văn Duyệt, hầu hết đều cho việc vua Minh Mạng san bằng mộ của Tả quân Lê Văn...

Tản Mạn Về O Huế

Bà xã của tôi là một cô gái Huế, nói theo kiểu Huế là một o Huế. Dù cho bây giờ o Huế của tôi đã phần nào không còn...

Lì xì là gì? vì sao hay gọi tiền là hầu bao?

Hầu bao nghĩa là gì? Hầu bao là túi nhỏ đeo ở thắt lưng được gọi là hóngbāo trong tiếng Phổ thông Lì xì là một trong những tập tục...

Việt Nam đầu thập niên 1990 qua ống kính Christian Sappa

Bến phà Bính ở Hải Phòng, cửa hàng bán tranh ảnh ở Đà Nẵng, thắng cảnh Đá Ba Chồng ở Đồng Nai… là loạt ảnh đầy hoài niệm về Việt...

Những bí mật ẩn giấu của các vận động viên Olympic

Qua cách họ tìm mọi cách vượt qua giới hạn bản thân, bạn có thể có cái nhìn mới về cơ thể con người. Ảnh chụp X-quang của một vận...

Tại sao lại gọi là đường “xá”, phố “xá”

Phố và xá trong phố xá cũng đều là những từ Hán Việt. Phố ở đây có một nét nghĩa là “cửa hàng buôn bán”; xá có một nét nghĩa...

Nội dung “bẩn” cho trẻ em trên Internet, từ đâu mà có?

Là một quốc gia có dân số trẻ và trình độ phát triển công nghệ - thông tin thuộc hàng nhanh nhất khu vực, không quá khó hiểu khi Việt...

Exit mobile version