Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

11 mẹo sử dụng ghi chú trên iPhone bạn đã biết hết chưa?

Các bạn có hay sử dụng đến trình ghi chú trên điện thoại không? Mình hay có thói quen ghi chú dù là trên bất kể chiếc thoại nào, Android hoặc iOS. Trình ghi chú trên iPhone có khá nhiều tính năng hay ho đi kèm với khả năng đồng bộ hoá cao nên đối với mình nó hữu ích.

Qua mỗi bản cập nhật iOS, ứng dụng Apple nói chung và Ghi chú nói riêng đều bổ sung thêm các chức năng mới. Mình sẽ liệt kê 11 điều thú vị trên trình Ghi chú của iPhone mà có thể có nhiều thứ bạn chưa có thời gian khám phá nó.

1. Tạo các thư mục


Ở trang chủ của ứng dụng Ghi chú người dùng có thể tạo các thư mục tương tự như OneNote và Evernote. Việc tạo và sắp xếp các thư mục theo chủ đề khác nhau sẽ phần nào đó giúp bạn dễ dàng tìm kiếm các ghi chú khi cần, trông cũng gọn gàng hơn. Bạn cũng có thể lựa chọn vị trí lưu cho các ghi chú đó để dễ dàng đồng bộ khi dùng trên thiết bị khác.

2. Ghim ghi chú ở trên cùng


Với những ghi chú quan trọng nhất của mình, bạn có thể ghim nó lên vị trí đầu tiên để dễ dàng nhận thấy. Sử dụng tùy chọn Ghim ghi chú của Apple bằng cách: Mở ghi chú mà bạn muốn ghim > Nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm phía trên cùng bên phải > chọn Ghim ghi chú.

3. Khoá ghi chú


Ứng dụng Ghi chú của Apple cho phép bạn bảo vệ những thông tin của riêng mình khỏi việc xâm phạm từ người khác. Bạn có thể bảo vệ bằng mật khẩu với bất kỳ ghi chú nào bằng cách sử dụng tuỳ chọn Khoá bên trong. Thao tác tương tự ở trên, mở ghi chú mà bạn muốn ghim > Nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm phía trên cùng bên phải > chọn Khoá ghi chú.

4. Sử dụng Haptic Touch để mở nhanh các tính năng


Tính năng này mang đến sự tiện ích không hề nhỏ. Tại một ghi chú bất kỳ, bạn có thể nhấn và giữ chúng để truy cập nhanh các chức năng như Ghim ghi chú, Khoá ghi chú, Chia sẻ ghi chú, Gửi bản sao, Di chuyển hoặc Xoá. Thao tác rất ngắn gọn mà không cần phải vào menu riêng biệt nào.

Ngoài ra, ngay tại biểu tượng ứng dụng Ghi chú ngoài màn hình iPhone, bạn có thể sử dụng Haptic Touch để tạo nhanh một ghi chú, mở một danh sách việc cần làm và còn nhiều tính năng nhanh khác.

5. Xem ghi chú dưới dạng khung hình hoặc danh sách


Apple cung cấp một số tùy chỉnh chế độ xem ghi chú trong ứng dụng. Ngoài việc xem danh sách các ghi chú như mặc định bạn có thể chọn chế độ xem thư viện để xem sơ qua được nội dung của ghi chú nhanh hơn.
Để thay đổi chế độ xem, tại bất kỳ thư mục nào, tại trang chủ bạn bấm vào biểu tượng dấu 3 chấm phía trên cùng bên phải > chọn xem dưới dạng khung hình/ danh sách.

6. Thêm bảng trong Ghi chú


Trong ghi chú của mình, bạn có thể tích hợp các bảng để ghi chú một cách khoa học hơn. Chạm vào biểu tượng dấu cộng (+) góc bên phải màn hình > bấm vào biểu tượng bảng. Bảng 2×2 sẽ hiện ra, tại đây bạn có thể tùy chỉnh thêm hàng/cột hoặc xóa hàng/cột khi chạm vào biểu tượng dấu ba chấm ở bảng.

Bên cạnh đó bạn thậm chí còn có thể chuyển đổi văn bản thành bảng, để thực hiện: bôi đen văn bản cần chọn > bấm vào biểu tượng bảng. Ngược lại, chuyển bảng trở lại thành văn bản: Đưa con trỏ vào bảng có sẵn > bấm vào biểu tượng bảng ở menu > chọn Chuyển đổi thành văn bản.

7. Thêm ghi chú vào màn hình chính


Trên iOS 14 Apple cho phép người dùng chèn widgets vào màn hình chính để nhanh chóng truy cập và dễ dàng quản lý ứng dụng đó. Để chèn tiện ích ghi chú trên màn hình chính, nhấn giữ tại màn hình chính > chạm vào biểu tượng dấu cộng (+) góc màn hình > chọn Ghi chú > Chọn Thêm tiện ích.

8. Soạn ghi chú ngay từ màn hình khoá


Để nhanh chóng thêm một ghi chú mới từ màn hình khoá của iPhone, chúng ta cần bật tính năng truy cập ghi chú từ Màn hình khoá và thêm Ghi chú trong Trung tâm điều khiển. Mở Cài đặt > Ghi chú > Truy cập ghi chú từ Màn hình khoá > Luôn tạo ghi chú mới. Sau đó quay lại Cài đặt > Trung tâm điều khiển > Tuỳ chỉnh điều khiển > thêm Ghi chú. Từ bây giờ tại Trung tâm điều khiển, bạn có thể tạo ghi chú mới nhanh chóng mà không cần mở khoá điện thoại.

9. Sử dụng Dark Mode (Chế độ tối)

Giao diện của ứng dụng Ghi chú phụ thuộc vào giao diện mà bạn chọn cho iPhone. Để sử dụng chế độ tối, đi vào Cài đặt > Màn hình và độ sáng > Chọn giao diện tối. Lưu ý Chế độ tối chỉ có thể được bật trên iPhone iOS 13 trở lên.

10. Lưu trữ ghi chú trên thiết bị

Theo mặc định, mọi ghi chú trên ứng dụng Ghi chú sẽ được đồng bộ hóa iCloud. Tuy nhiên iCloud chỉ cung cấp 5GB dung lượng cho bạn, với dung lượng ít ỏi này nó sẽ nhanh chóng đầy bởi ảnh, video và các sao lưu khác của iPhone. Trong trường hợp như vậy, bạn có thể lưu trữ các ghi chú trên thiết bị.

Mở Cài đặt > Đi tới Ghi chú > Bật tùy chọn Tài khoản “Trên iPhone”. Lưu ý rằng các ghi chú này sẽ chỉ lưu trên thiết bị mà bạn đang sử dụng, các thiết bị Apple khác dù cùng một ID Apple cũng không thể truy cập ghi chú.

11. Tích hợp Siri

Tính năng này khá thú vị và hữu ích tuy nhiên đáng tiếc tiếng Việt vẫn chưa được hỗ trợ, nên chỉ có thể dùng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác mà Siri hiểu. Nếu cần note lại những thông tin như tiếng Anh, hãy đọc câu lệnh cho Siri “Hey Siri, take a note”. Trợ lý ảo này sẽ ghi lại các ghi chú mà bạn nói thành văn bản, sau đó nó sẽ được tự động thêm trong ứng dụng Ghi chú.

Ở trên là một vài chia sẻ cho mọi người về những tính năng hữu ích của ứng dụng Ghi chú iPhone. Qua mỗi lần cập nhật, Apple lại cải thiện ứng dụng để người dùng có được trải nghiệm tốt nhất. Anh em có thường xuyên sử dụng tính năng này khôn, khám phá nào thú vị cùng chia sẻ nhá!

Quán Ông Cả Cần – Vài hàng lịch sử

Trước khi đi vào lãnh vực nhà hàng, Ông Trần Phấn Thắng chủ nhân quán ÔNG CẢ CẦN là một công chức thuộc ty điền địa Mỹ Tho, xã Điều Hòa, thành phố Mỹ...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 1)

Lời Mở Đầu Những chuyện kể ra trong sách nầy đều là chuyện thật không phải tiểu thuyết Các chuyện ấy xảy ra trên đất Nam kỳ trên dưới 100...

Em là người Việt gốc ruốc

Ruốc thì đem làm mắm, chứ sao lại chượp ra nước mắm ruốc được, nhiều người hỏi tôi như thế.  Nước mắm ruốc đúng là có thật! Vài nhà thùng...

Khoa cử ở Việt Nam

Xã hội ta xưa đại để chia ra làm hai loại người: quan và dân. Quan là người giúp vua điều khiển guồng máy chính trị để đem lại trật...

Thiếc thay một đoá “đồ mi” hay “trà my”?

273. Kiến thức ngày nay, số 182, ngày 10-8-1995, Dòng 845 của Truyện Kiều là: “Tiếc thay một đoá trà mi” Còn Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh...

Phan Khôi và cuộc thi quốc sử của báo Thần Chung, Sài Gòn 1929

Đề tài nêu trong bài này là một phần việc mà tôi đã tạm gác lại khi biên soạn để công bố sưu tập Phan Khôi – Tác phẩm đăng...

Chùm ảnh về những chiếc taxi ‘cóc’ đầu tiên ở Sài Gòn

Từ những cuối năm 1940, ở Sài Gòn - Chợ Lớn bắt đầu xuất hiện những chiến taxi đầu tiên. Đến những năm 50 của thế kỷ 20, taxi thịnh...

Đặc trưng nội dung truyện truyền kỳ Việt Nam qua hai tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục và Thánh Tông di thảo”

Truyện truyền kỳ Việt Nam dù được vay mượn đề tài, thi pháp... từ Trung Quốc, đặc biệt là các tác giả trong văn học trung đại, nhưng đã sáng...

Sách dạy làm giàu – Sự nguy hiểm của liệu pháp tự kỷ ám thị

Nhưng những sách ấy là dạy người ta như thế. Nó ru ngủ con người trong giấc mộng sang giàu, khao khát đến mức quên cả bản thân mình hao...

Lê Lợi – Lê Thái Tổ – Vị anh hùng và cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng...

Bờ vai của cha là điểm tựa vững chãi cho con

Tình yêu của mẹ là cái ôm ngọt ngào, còn cha yêu con bằng bờ vai vững chãi. Dù cha không hoàn hảo, nhưng tấm lòng của cha thì vô...

Ảnh hiếm có khó tìm về Sài Gòn năm 1972

Năm bố con trên một chiếc Honda, đánh cờ caro trên vỉa hẻ, siêu xích lô chở trẻ em… là những hình ảnh thú vị về Sài Gòn năm 1972....

Exit mobile version